ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 20-5-24 10:42:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng

Báo Cà Mau Nhằm thực hiện mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các cơ sở giáo dục đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, dạy học, kiểm tra đánh giá năng lực học sinh... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy.

Trong một tiết học Lịch sử tại lớp 9A3, Trường THCS-THPT Tân Lộc (huyện Thới Bình), khi vào lớp, cô giáo Phạm Thị Lành mang ra chiếc laptop, nhanh chóng kết nối với màn hình ti vi để trình chiếu bài giảng. Với bài “Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, cô Lành sử dụng nhiều hình ảnh, bản đồ với hiệu ứng sinh động, chèn âm thanh bom đạn, thể hiện hướng tiến công của địch, của quân ta và những địa điểm quân ta bao vây tiêu diệt địch. Dựa vào lược đồ, cô Lành tường thuật diễn biến của chiến dịch lịch sử; các em học sinh hào hứng, giờ học trở nên sinh động.

Cô Phạm Thị Lành luôn sáng tạo qua từng bài giảng. Với sự đóng góp của cô, hàng năm trường đều có học sinh giỏi vòng tỉnh môn Lịch sử.

Cô Phạm Thị Lành chia sẻ: “Khi chưa ứng dụng CNTT vào bài giảng thì tiết học khô khan, học sinh chỉ tiếp thu một chiều, cô nói - trò nghe và học chủ yếu từ sách giáo khoa. Còn bây giờ, được quan sát hình ảnh, video giúp các em dễ xâu chuỗi sự kiện và dễ nhớ. Trong quá trình soạn thảo bài giảng ứng dụng CNTT, giáo viên tuy mất nhiều thời gian nghiên cứu, chọn lọc hình ảnh, video, âm thanh... nhưng khi lên lớp tạo được không khí học tập sinh động, lôi cuốn”.

Hình ảnh minh hoạ sống động giúp những môn khoa học tự nhiên đỡ khô khan, học sinh dễ hiểu, dễ nhớ bài.

Tại Trường THCS-THPT Tân Lộc, hầu như các môn học đều được giảng dạy bằng giáo án điện tử, bài giảng điện tử. Các thiết bị CNTT đã trở thành "vật bất ly thân" của giáo viên và học sinh. Nhờ đó, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên. Những năm gần đây, năm nào trường cũng có học sinh đoạt giải học sinh giỏi vòng tỉnh; tại cuộc thi học sinh giỏi vòng tỉnh mới đây, khối THPT có 8 em, khối THCS có 2 em đoạt giải.

Em Nguyễn Anh Thư, lớp 8A3, học sinh giỏi vòng tỉnh, chia sẻ: “Qua những bài giảng điện tử, các bạn trong lớp đều hứng thú với việc tiếp thu kiến thức bằng video, hình ảnh, sơ đồ..., giúp chúng em dễ hiểu, dễ nhớ và khám phá thêm nhiều kiến thức nâng cao”.

Việc thực hiện thí nghiệm trong các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học... rất quan trọng. Tuy nhiên, các trường vẫn chưa có nhiều dụng cụ thí nghiệm để đáp ứng yêu cầu của bài học theo sách giáo khoa mới. Do đó, việc ứng dụng CNTT và tiến hành các thí nghiệm ảo trên máy vi tính là giải pháp quan trọng trong giảng dạy, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, sâu sắc.

Thầy Phạm Tấn Vinh, giáo viên Vật lý, Trường THPT Võ Thị Hồng (huyện Trần Văn Thời), cho biết: "Bên cạnh ứng dụng CNTT để xây dựng các bài giảng, tôi còn lồng ghép mô phỏng vật lý, trình chiếu các phim thí nghiệm. Trong lúc trình chiếu, có thể tuỳ chỉnh tốc độ nhanh, chậm, phóng to, thu nhỏ, tạm dừng hoặc xem lại... giúp học sinh dễ dàng quan sát kỹ một hiện tượng, phát hiện vấn đề và có hướng giải quyết hoặc đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề”.

Giờ Tin học, học sinh Trường THPT Võ Thị Hồng được trang bị các phần mềm chuyên dụng để phục vụ việc học tập, nghiên cứu.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Ðào tạo, hiện các cơ sở giáo dục trong tỉnh đều thành lập Tổ CNTT và chuyển đổi số, để triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ này. Ðến nay, toàn tỉnh có 100% đơn vị, trường học có máy tính và kết nối Internet; 100% trường THCS, THPT được trang bị phần mềm quản lý ngân hàng đề thi trực tuyến (Intest), phần mềm chấm thi trắc nghiệm (Mark test); đẩy mạnh triển khai thi, kiểm tra đánh giá trên phòng máy tính; sử dụng dữ liệu dùng chung cho giáo viên, học sinh, để phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT...

Việc ứng dụng CNTT còn góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục. Các cơ sở giáo dục đã ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, như lưu hồ sơ viên chức, người lao động; quản lý thông tin giáo viên, học sinh; quản lý học sinh thông qua sổ liên lạc điện tử; sử dụng hộp thư điện tử, mạng nội bộ iOffice để gửi và nhận văn bản thay cho văn bản giấy; sử dụng Zalo để giải quyết các công việc thông thường, điều hành, chỉ đạo hội họp, thông báo...

Các thiết bị CNTT đã trở thành "vật bất ly thân" của giáo viên và học sinh. Nhờ đó, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên.

Nâng cao chất lượng giáo dục nhờ ứng dụng CNTT, 7 năm liền, Trường THPT Võ Thị Hồng đều đạt 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Thầy Phan Văn Lil, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: "Nhà trường tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Ðào tạo qua dịch vụ công trực tuyến, qua bộ phận một cửa điện tử, một cửa liên thông và dịch vụ bưu chính công ích trong việc cấp phát bằng tốt nghiệp THPT cho học sinh, chuyển trường cho học sinh ngoài tỉnh, phúc khảo kết quả thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10. Ðặc biệt, nhà trường thực hiện tốt việc thu học phí không dùng tiền mặt”.

Từ thực tiễn CNTT hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý và giảng dạy, ngành qiáo dục tỉnh đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội hoá phục vụ ứng dụng CNTT, nhất là trong công tác đầu tư, mua sắm trang thiết bị. Tổ chức đánh giá, công bố chỉ số chuyển đổi số đối với các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục; có hình thức khen thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt, có cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm kinh phí; đồng thời, có biện pháp chế tài, xử lý đối với các đơn vị, cá nhân chưa tích cực hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra./.

 

Mộng Thường - Hoàng Vũ

 

Cà Mau có hơn 10.100 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra chiều ngày 15/5, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, Trưởng Ban chỉ đạo kỳ thi, nhấn mạnh: “Kỳ thi năm nay phải được tổ chức an toàn, kỷ luật, chuyên nghiệp và hiệu quả; phấn đấu để kết quả thi của Hội đồng thi tỉnh Cà Mau cao hơn hoặc bằng năm trước”.

Thay đổi thói quen, nâng cao kỹ năng

Thời gian qua, tại Trường THCS-THPT Lý Văn Lâm (xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau), việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được xem như công cụ lao động trí tuệ giúp Ban giám hiệu nhà trường nâng cao chất lượng quản lý, giúp thầy cô giáo nâng cao chất lượng dạy học, trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT.

Chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 26-29/6/2024. Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), phương án tổ chức kỳ thi năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2023.

Ðổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng

Nhằm thực hiện mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các cơ sở giáo dục đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, dạy học, kiểm tra đánh giá năng lực học sinh... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy.

Trường Tiểu học Ðỗ Thừa Luông đạt chuẩn quốc gia

Là một trong những điểm trường vùng sâu, vùng xa của huyện U Minh, sau hơn 20 năm thành lập, vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, đến nay, Trường Tiểu học Ðỗ Thừa Luông, xã Khánh Thuận, được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Kỹ lưỡng chọn sách giáo khoa mới

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), năm học 2024-2025 là năm ngành giáo dục sử dụng toàn bộ sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Theo đó, Bộ GD&ÐT đã phê duyệt và công bố danh mục SGK lớp 5, 9, 12 được sử dụng từ năm học 2024-2025. Ðây là cơ sở để các nhà trường lựa chọn SGK đưa vào giảng dạy. Hiện, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương lựa chọn SGK đảm bảo đúng quy định.

“Trường học xanh” - Mô hình giáo dục hiệu quả

“Xây dựng mô hình “Trường học xanh” từ cổng trường, khuôn viên đến bên trong nơi làm việc, phòng học... tạo nên một tổng thể không gian làm việc thoải mái, thân thiện, trong lành, hoà cùng thiên nhiên, đảm bảo thẩm mỹ và mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất”. Ðó là một trong những chỉ đạo cụ thể về công tác xây dựng Mô hình “Trường học xanh” được Phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) Phú Tân triển khai phát động trong toàn ngành từ ngày 1/5/2023. Sau 1 năm thực hiện, diện mạo cảnh quan và nhiều hiệu quả giáo dục ở các trường được lan toả tích cực.

Dạy trẻ yêu môi trường từ bậc mầm non

Ðối với trẻ mầm non, việc giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường ngay từ cấp học đầu đời rất quan trọng, không chỉ để trẻ xây dựng thái độ ứng xử phù hợp với thiên nhiên, biết sống chan hoà với môi trường, mà xa hơn còn là cách để bảo vệ bầu không khí trong lành, khám phá sự tìm tòi với cảnh vật xung quanh, hướng đến giữ gìn lớp học sạch, đẹp và thân thiện.

Tổ chức học bán trú ở những trường có đủ điều kiện

Ngày 25/12/2023, Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) có công văn gửi Phòng GD&ÐT các huyện và TP Cà Mau về việc chấn chỉnh tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và học bán trú. Theo đó, Sở chỉ đạo rà soát việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và học bán trú ở các cơ sở giáo dục, đảm bảo Chương trình Giáo dục phổ thông 2028, Chương trình Giáo dục mầm non.

Chuyến xe tri thức về vùng xa

Nhằm xây dựng và hình thành thói quen đọc sách cho thiếu nhi, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng; nằm trong các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam 21/4, vừa qua, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hoá, Truyền thông và Thể thao huyện Ðầm Dơi tổ chức chuyến xe thư viện lưu động về phục vụ học sinh tại Trường Tiểu học Tân Hồng, xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi. Chuyến xe mang đến niềm vui không nhỏ cho học sinh nơi đây.