ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 21:57:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đổi mới tư duy trong hiện đại hoá nền hành chính

Báo Cà Mau (CMO) Hiện đại hoá nền hành chính đã trở thành câu khẩu hiệu khá quen thuộc đối với cán bộ, công chức và người dân. Nhưng làm thế nào để thực hiện hiệu quả mục tiêu này là vấn đề không hề đơn giản.

Với kinh nghiệm của người trực tiếp nghiên cứu, tham gia thực hiện nhiệm vụ cải cách qua nhiều năm, tôi thấy, để hiện đại hoá nền hành chính, bên cạnh việc phải “hiện đại hoá tư duy”, chúng ta cần xác định rõ nội hàm của động lực. Vì hiện nay, trước tình trạng nền hành chính Nhà nước được cải cách chậm và tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, kìm hãm sự phát triển xã hội và quyền dân chủ của công dân, thì chúng ta đều nhìn nhận, cải cách nền hành chính là một động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Thế nhưng, cái gì được xem là động lực cho cải cách, hiện đại hoá nền hành chính thì còn là điều cần được xác định rõ một cách khoa học, cũng như quá trình hành động thực tiễn.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công tỉnh. Ảnh: HOÀNG VŨ

Vấn đề động lực cũng còn nhiều điểm, khía cạnh phải bàn thêm cho rõ. Thế nào là động lực? Làm thế nào để tạo ra được động lực và phát huy động lực một cách tốt nhất cho hiện đại hoá nền hành chính? Muốn làm rõ những vấn đề này, chúng tôi cho rằng, phải bắt đầu từ việc tìm hiểu rõ những vấn đề dưới đây trên tinh thần đã thực hiện “hiện đại hoá” tư duy.

Động lực, hiểu theo nghĩa triết học, là động cơ, là sức mạnh thúc đẩy tất cả mọi hành động của con người. Cũng có thể coi đây là một trạng thái nội tại, cung cấp sinh lực và hướng con người vào những hành vi có mục đích. Tuy nhiên, từ nhận thức đến quan niệm về động lực hiện nay còn có nhiều cách hiểu khác nhau.

Người ta cho rằng, giáo dục - đào tạo hay khoa học - công nghệ hoặc thể chế kinh tế hay đại đoàn kết dân tộc đều có thể là động lực... Nhưng chúng tôi thì hiểu rằng, dù quan trọng thế nào chăng nữa, các vấn đề trên cũng chỉ là những giải pháp của quá trình phát triển. Nó có ý nghĩa như “đường dẫn” để làm xuất hiện hoặc gia tăng giá trị của các nguồn lực. Bản thân chúng không phải là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Cũng như vấn đề gặp phải của “Đề án Tin học hoá hành chính Nhà nước 112”, rất nhiều máy tính trang bị cho công chức chủ yếu được dùng để chơi game, chat… Chúng ta đã quên rằng, công nghệ thông tin chỉ là phương tiện, chứ bản thân nó không tạo ra tính tích cực trong công việc khi con người sử dụng nó không tích cực. Thực tiễn khai thác và tạo dựng động lực đặt ra nhiều vấn đề từ nhận thức đến phương cách tiếp cận mới.

Để xác định động lực của cải cách và hiện đại hoá nền hành chính, tôi cho rằng, có 2 nhóm động lực đến từ bên ngoài và bên trong. Trước hết là động lực bên ngoài bị tác động bởi quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta đã tạo một áp lực to lớn lên nền hành chính. Hiệu quả của nền hành chính giờ đây đã trở thành một yếu tố sống còn của năng lực cạnh tranh, quyết định đến sự phát triển hay tụt hậu.

Những bất cập, hạn chế được chỉ ra nhiều hơn cũng là cơ hội tốt để nền hành chính dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, sức ép từ quá trình hội nhập vẫn chưa thật lớn lao, mà yêu cầu tăng cường sự giám sát của Nhân dân đối với các cơ quan hành chính Nhà nước mới thật sự là quan trọng, vì người dân cần được hiểu họ “là chủ” và quan trọng hơn là biết cách “làm chủ” nền hành chính, nên làm được mỗi hiện tượng tiêu cực mờ ám của nền hành chính sẽ gặp phải sức đấu tranh không khoan nhượng của quảng đại quần chúng Nhân dân - như một liều kháng sinh cực mạnh cứu chữa những bệnh tật trầm kha của bộ máy hành chính nước nhà. Ở nhóm này, hình thức động lực vật chất và tinh thần được thể hiện gián tiếp.

Có nghĩa là, ở mức độ cụ thể, quyết định, hành vi của bộ máy hành chính Nhà nước đều có tác động nhất định tới những công dân, tổ chức có liên quan. Do vậy, mọi sự phiền hà, nhiêu khê của nền hành chính đều gián tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của người dân, đó có thể là thời gian, chi phí tiền bạc, hay những cơ hội sản xuất, kinh doanh mang lại nếu được hỗ trợ tốt từ nền hành chính.

Đi tìm động lực bên trong của nền hành chính đồng nghĩa với việc giải đáp câu hỏi cán bộ, công chức làm việc với động lực gì? Một nền hành chính tốt phải có động lực lớn lao để tự vận hành, tự phát triển, đồng thời tự nhận ra và tự phản kháng với những hạn chế, yếu kém của bản thân nó. Động lực làm việc của cán bộ, công chức có thể đến từ chế độ thưởng phạt khách quan, công bằng, xứng đáng; cũng có thể đến từ môi trường, điều kiện, phương tiện và cách thức làm việc, cơ hội thăng tiến hoặc từ những quy định về trách nhiệm, bổn phận đối với từng cá nhân. Thực tế, cần phải có những khảo sát khoa học để hiểu rõ mong muốn của đội ngũ cán bộ, công chức về động lực làm việc, tránh những nhìn nhận cảm tính.

Thực tiễn cải cách hành chính trong thời gian qua đã đủ chứng minh vai trò quan trọng của việc xác định đúng, khơi dậy trúng những động lực của cải cách và hiện đại hoá nền hành chính. Khi chưa xác định rõ chủ thể của động lực và “kết cấu” của động lực, dường như chúng ta vẫn chưa thoát được vòng tròn luẩn quẩn của quá trình cải cách hành chính, chưa xác định được mắt xích then chốt cần tác động để làm thay đổi một hệ thống vốn có sức ì quá lớn, vì vậy, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính công là giải pháp tháo gỡ lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, việc nhận thức được rõ chủ thể của động lực và “kết cấu” của động lực sẽ là những định hướng cơ bản cho việc hoàn thiện chế độ công vụ, tạo động lực cho cải cách, hiện đại hoá nền hành chính. Tìm ra được những động lực quan trọng nhất và khuyến khích những động lực ấy bằng các chính sách phù hợp sẽ khiến đội ngũ cán bộ, công chức làm việc hăng say, tận tuỵ. Vì khi ấy, lợi ích của xã hội và lợi ích cá nhân cán bộ, công chức sẽ gặp nhau, trong một nền hành chính năng động và trách nhiệm. Hướng đi hợp với quy luật vận động khách quan, động lực bên trong và bên ngoài cùng thúc đẩy mạnh mẽ sẽ là những điều kiện cần thiết cho một nền hành chính tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc trên lộ trình hiện đại hoá đầy những chông gai, nhưng không thể không tiến hành./.

Phạm Quốc Sử

Liên kết hữu ích

HĐND tỉnh Cà Mau giám sát việc phân bổ, giao dự toán ngân sách sau hợp nhất

Dự kiến trong tháng 8/2025, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau sẽ tiến hành giám sát, khảo sát chuyên đề về “Tình hình phân bổ, giao dự toán ngân sách cho một số đơn vị, địa phương sau hợp nhất”. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý ngân sách sau quá trình sáp nhập các đơn vị hành chính.

Xã Vĩnh Lợi nỗ lực thực hiện 2 nhiệm vụ lớn

Xã Vĩnh Lợi đang vận hành mô hình chính quyền 2 cấp một cách đồng bộ, bảo đảm sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả phục vụ Nhân dân. Song song đó, công tác chuẩn bị Ðại hội Ðảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030 đang được triển khai khẩn trương, theo đúng chỉ đạo của tỉnh và sát với tình hình thực tiễn địa phương.

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phiên họp đầu tiên về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau hợp nhất

Chiều 11/7, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Cà Mau sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Dự họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tăng cường hiệu quả hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới

Chiều 10/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)  tỉnh Cà Mau (mới) khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ Nhất sau hợp nhất LĐLĐ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.