ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-2-25 08:12:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đối thoại chính sách bảo hiểm y tế với cán bộ, hội viên phụ nữ

Báo Cà Mau (CMO) Vừa qua, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) huyện Thới Bình phối hợp Hội LHPN huyện tổ chức buổi đối thoại chính sách BHYT hộ gia đình cho hơn 80 cán bộ, hội viên phụ nữ tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Đối thoại trực tiếp chính sách BHXH, BHYT với nông dân, các tổ chức hội tại cơ sở là công tác được ngành BHXH phối hợp, tổ chức thường xuyên, hiệu quả cao.

Được biết, trong năm 2017, BHXH tỉnh, BHXH các huyện, TP Cà Mau đã phối hợp, tổ chức 25 cuộc đối thoại trực tiếp với hơn 2.500 người tham dự. Các buổi đối thoại tổ chức tại các doanh nghiệp trong tỉnh với người lao động, chủ sử dụng lao động, còn có đại diện lãnh đạo các ngành tham gia như: Sở LĐ-TB&XH tỉnh, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh, BHXH tỉnh, Phó Bí thư Huyện uỷ, Phó Chủ tịch UBND huyện, đại diện lãnh đạo một số ban, ngành liên quan.

Phó Giám đốc BHXH tỉnh Trịnh Trung Kiên đối thoại với hội viên phụ nữ.

Các buổi đối thoại được tổ chức tại các xã là dịp để hội viên phụ nữ nói lên những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng và được giải đáp những thắc mắc về cơ chế, chính sách đối với bản thân và người thân trong gia đình khi tham gia BHYT.

Trao đổi với hội viên phụ nữ, đại diện các ngành, phòng chuyên môn, BHXH đã phân tích, hướng dẫn, chia sẻ, giải quyết kịp thời những kiến nghị, những vấn đề hội viên thắc mắc.

Tại xã Trí Lực có 19 câu hỏi được chị em phụ nữ đặt ra xoay quanh vấn đề BHYT, phản ánh những vướng mắc khi khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT, cấp đổi thẻ khi bị sai thông tin; quy định về những loại thuốc cấp cho đối tượng BHYT, chi trả BHYT đối với những đối tượng chữa bệnh ngoại trú, thông tuyến huyện, tỉnh… Các ý kiến, kiến nghị của cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia cuộc đối thoại được đại diện BHXH tỉnh tiếp thu và giải đáp trực tiếp. 

Hiện nay, một số hộ gia đình phụ nữ cận nghèo gặp khó khăn chưa tham gia BHYT, trước mắt Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thới Bình tặng hội viên một con heo đất để tiết kiệm hằng ngày. Xã có 5 tổ phụ nữ, các chị sẽ góp vốn mua BHYT cho các hộ gặp khó khăn, theo hình thức xoay vòng để tất cả hội viên đều tham gia BHYT.

Hoạt động đối thoại trực tiếp không những giải quyết vấn đề bức xúc của chị em, mà còn tăng cường hiểu biết về pháp luật, xây dựng được niềm tin của chị em vào Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương. Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động đối thoại là một hình thức tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Hội LHPN, BHXH tỉnh tiếp tục  xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi đối thoại với hội viên phụ nữ, giới thiệu về đối tượng, quyền và trách nhiệm của người tham gia BHYT. Các buổi đối thoại giới thiệu mức đóng BHYT theo hộ gia đình, quyền lợi khi tham gia BHYT 5 năm liên tục, thông tuyến khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh và toàn quốc./.

Minh Sậm 

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).