ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 10:57:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðón xuân trên đất khách

Báo Cà Mau Mùa xuân đến, trong khi bao người đi xa vội vã trở về quê hương để đoàn tụ cùng gia đình thì các du học sinh phải đón xuân nơi đất khách. Mặc dù không tránh khỏi cảm giác buồn, nhớ gia đình, nhưng đây cũng là cơ hội trải nghiệm, cọ xát với công việc, con người nơi vùng đất mới để trưởng thành hơn.

Mỗi năm, tỉnh Cà Mau có hàng chục, hàng trăm học sinh sau khi tốt nghiệp THPT khăn gói lên đường đi du học. Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Ðài Loan... là những nước được nhiều em lựa chọn, vì phù hợp điều kiện kinh tế gia đình.

Sang Ðài Loan du học gần 4 tháng nay, mọi thứ với Nguyễn Hải Ðang (quê huyện Trần Văn Thời) vẫn còn bỡ ngỡ. Lần đầu tiên đón Tết ở một nơi rất xa, với Nguyễn Hải Ðang không hề dễ dàng. Bao cảm xúc của chàng trai 19 tuổi ở xứ người đều hướng về quê hương.

Nguyễn Hải Ðang (thứ tư từ phải sang) bên những người bạn mới tại Ðài Loan.

Hải Ðang chia sẻ: “Khi mới sang Ðài Loan, em bỡ ngỡ vì người Ðài Loan nói chuyện khá nhanh, nhưng dần em cũng quen và hiểu. Việc học không gặp khó khăn mấy vì có trợ giảng hỗ trợ khi mình không hiểu. Lịch học thường bắt đầu từ thứ Hai đến thứ Năm (2 buổi/ngày), khá giống với Việt Nam. Công việc làm thêm của em không khó lắm, em làm ở công ty, khâu đóng gói gà, mỗi du học sinh chỉ được làm không quá 20 giờ/tuần (từ thứ Năm đến thứ Bảy). Ðây là quy định chung cho tất cả du học sinh trên đất nước Ðài Loan, để đảm bảo chất lượng học tập”.

Theo Hải Ðang, dịp Tết, trường sẽ cho học sinh nghỉ đông khoảng hơn 1 tháng vì rất lạnh (hiện tại thời tiết tầm 10-15 độ). Ðây là thời gian du học sinh được tranh thủ làm việc (vì không bị giới hạn thời gian), cũng vì vậy mà đa phần du học sinh như Hải Ðang chọn ở lại đi làm thêm để kiếm tiền đóng học phí kỳ học sắp tới.

“Tết này không về, lần đầu đón Tết xa nhà, em vừa buồn vừa vui. Vui vì lần đầu được trải nghiệm đón Tết ở một nơi xa xôi cùng các bạn mới. Buồn vì nhớ nhà, không được quây quần cùng người thân”, Hải Ðang bùi ngùi.

Võ Mỹ Huyền, sinh viên năm nhất ngành Marketing, sau hơn 2 tháng học tập tại Trường Ðại học Công nghệ Triều Dương (Ðài Loan), chia sẻ: “Ở Ðài Loan cũng ăn Tết giống như ở Việt Nam. Ðường phố những ngày giáp Tết tấp nập và có nhiều địa điểm trang trí Tết để check-in. Người người trang hoàng nhà cửa đón năm mới. Du học sinh Việt Nam cũng vừa được khoa tổ chức lễ hội đón năm mới. Thầy cô chúc các em "Năm mới vui vẻ", tạo cho em cảm giác thân thuộc, khó tả. Dịp Tết ở đây, mọi người ăn chè trôi nước với ý nghĩa mong năm mới mọi điều suôn sẻ, thuận lợi, gia đình đoàn viên và nhiều may mắn”.

Võ Mỹ Huyền (ngồi, thứ hai từ trái sang) đón năm mới 2024 tại trường.

Chọn du học tại xứ sở Kim Chi đã 5 năm nay, nhưng Lê Thảo Minh (quê huyện Ðầm Dơi) mới chỉ 1 lần duy nhất được ăn Tết đúng nghĩa với người thân tại Việt Nam. Còn lại 4 mùa Tết, Minh đều chọn ở lại Hàn Quốc để làm việc kiếm thêm thu nhập.

Lê Thảo Minh chia sẻ: “Với em không khí Tết chỉ có 2 năm trở lại đây. Năm đầu du học chưa quen, ăn Tết trong ký túc xá, nghỉ vài ngày, nhà trường phát bánh cho mình. 2 năm sau thì dịch Covid, không ăn Tết luôn. Thường Tết ở Hàn Quốc trọng tâm là tết Trung thu, còn tết Nguyên đán chỉ trong 2-3 ngày. Mỗi năm, Hội Sinh viên Việt Nam của trường có chương trình tất niên cho các bạn Việt Nam không về quê ăn Tết, tổ chức gói bánh chưng, cùng ăn tất niên, vui lắm. Ngoài ra, Hàn Quốc có chùa Viên Ngộ (chùa người Việt tại Hàn Quốc) gần khu em ở, chùa này hay tổ chức Tết cho đồng hương Việt Nam tại Hàn”.

Du học sinh Lê Thảo Minh (hàng trên, bìa trái) vui xuân năm 2024 cùng các bạn du học sinh Cà Mau tại Hàn Quốc.

Ở nước Nhật xa xôi, Mai Thuý Huỳnh có khoảng thời gian dài gắn bó, nhưng mỗi khi đến Tết, Huỳnh không khỏi cảm giác khắc khoải nhớ nhà.

Thuý Huỳnh bộc bạch: “Em hiện tại đã tốt nghiệp và đang làm ở Viện Dưỡng lão của thành phố Kobe (Nhật Bản). Nói về cảm xúc thì ai xa quê mà không nhớ, nhất là dịp Tết. Nhưng mình xa quê mà, phải chịu thôi, để tiết kiệm chi phí nên không về. Người Nhật sống khép kín hơn người Việt nên Tết ở đây cũng giống như ngày thường thôi, hơi nhộn nhịp hơn một chút, nhưng không bằng ở Việt Nam. Một số nơi có đông người Việt thì các bạn tập trung đón giao thừa, ăn với nhau bữa cơm, cũng gọi là có Tết".

Những trải nghiệm của nhiều bạn trẻ khi đón Tết nơi đất khách luôn đong đầy ý nghĩa. Ðó là sự trân trọng, nâng niu những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, xóm làng, quê hương, đất nước. Nhất là trui rèn sự trưởng thành, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, vững tin đón những mùa xuân tươi đẹp hơn nữa trong tương lai./.

(Ảnh nhân vật cung cấp)

 

Hồng Nhung

 

Liên kết hữu ích

Chuyến xe thiện nguyện

“Chị không mê gì, chỉ mê làm từ thiện. Có phước là có tiền, nhưng có tiền phải song hành với phước”, chị Trần Ngọc Vẹn, thành viên cốt cán của Nhóm thiện nguyện Ánh Ðạo Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), chia sẻ với chúng tôi khi bắt đầu câu chuyện về hành trình thiện nguyện của nhóm và những chuyến xe cứu thương cứu sống bao nhiêu con người khốn khó.

Tận tâm vì chị em

Với vai trò và tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là bằng tấm lòng, nhiều cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) của TP Cà Mau đã tận tâm cống hiến cho công tác hội, vì sự phát triển của phụ nữ, cũng như tích cực các hoạt động an sinh xã hội, hướng đến chăm lo cho phụ nữ hoàn cảnh khó khăn.

Liên đội trưởng Cháu ngoan Bác Hồ

Em Nguyễn Phương Nhã, học sinh Lớp 5A, Liên đội trưởng Trường Tiểu học Thái Văn Lung, thị trấn U Minh, huyện U Minh, là một trong những tấm gương tiêu biểu về thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động Ðội.

Xoá nhà tạm, dột nát ở huyện Trần Văn Thời đạt gần 95%

Đến thời điểm này, toàn huyện đã khởi công 561/561 hộ, đạt 100 %, đã hoàn thành 529 hộ, đạt 94,29 %. Đó là kết quả đáng phấn khởi của huyện Trần Văn Thời sau thời gian quyết liệt triển khai đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo chủ trương của Trung ương, địa phương.

Trung tâm Bảo đảm Kỹ thuật – Hậu cần trao tặng 100 bình lọc nước cho người dân

Ngày 29/4, tại xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, Trung tâm Bảo đảm Kỹ thuật - Hậu cần, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trao tặng 100 bình lọc nước cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Giáo dục Cà Mau trưởng thành từ gian khó

Những năm đầu sau giải phóng, ngành giáo dục Cà Mau đối mặt với muôn vàn thiếu thốn: cơ sở vật chất tạm bợ, phòng học tranh tre, giáo cụ gần như không có, sách vở khan hiếm; đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Với tinh thần “Tất cả vì sự nghiệp trồng người”, cán bộ quản lý và giáo viên toàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực, bám trụ với nghề bằng sự kiên trì, tâm huyết và niềm tin vào tương lai con em quê hương.

Ðảm bảo nước sạch sinh hoạt

Cà Mau là tỉnh duy nhất trong khu vực không có nguồn nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông. Do đó, những năm qua, bước vào mùa khô, một số khu vực trong tỉnh bị thiếu nước và khó khăn trong tiếp cận nguồn nước sinh hoạt.

Trách nhiệm với quê hương

Sinh ra và lớn lên trong thời bình, đặc biệt là những người sinh ra đúng năm 1975 lịch sử, hơn ai hết, họ ý thức được trách nhiệm kiến thiết, xây dựng đất nước khi được sống trong nền hoà bình, được tạo nên từ sự cống hiến, hy sinh của các thế hệ cha, anh đi trước.

Tận lực chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, cũng như ngành y cả nước, hệ thống y tế Cà Mau qua từng năm đã có những bước phát triển nổi bật. Nhiều cơ sở y tế tại địa phương đã làm chủ những kỹ thuật chuyên sâu; y tế cơ sở, y tế cộng đồng không ngừng được chú trọng đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng nhu cầu tiếp cận dịch vụ y yế ngày càng cao của người dân.

Trường THPT Tắc Vân đoạt giải Nhất Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách "Bản hùng ca đất nước"

Chiều nay (26/4), Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách kỷ niệm 50 năm đại thắng mùa xuân năm 1975 (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau. Liên hoan do Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức.