ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 6-9-24 05:52:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo luôn gần gũi và lắng nghe dân

Báo Cà Mau Tôi là một trong những người làm báo may mắn vì đã có nhiều năm là phóng viên chuyên trách tháp tùng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trong thời gian đồng chí là Chủ tịch Quốc hội và là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Quốc hội đi công tác trong và ngoài nước. Trong những chuyến đi tác nghiệp đó, tôi chứng kiến nhiều câu chuyện rất ấn tượng, đầy bất ngờ về người lãnh đạo luôn gần gũi nhân dân, lắng nhe ý kiến của nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội đi công tác bằng xe ca, tàu hỏa...

Tháng 8/2008, tôi nhận được điện của Văn phòng Quốc hội thông báo tham gia đoàn công tác của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đến thăm và làm việc tại Quảng Ngãi. Đúng giờ..., ngày... có mặt tại ga Hà Nội. Nhận điện, tôi cứ nghĩ đồng chí cán bộ văn phòng nói nhầm địa chỉ sân bay Nội Bài thành ga Hà Nội, bởi chẳng lẽ đồng chí Chủ tịch Quốc hội đi công tác bằng tàu hỏa! Thế nhưng, sự thật đúng như vậy. Xuống ga Quảng Ngãi, đồng chí Chủ tịch Quốc hội lên ngay chiếc xe ca, ngồi cùng với một số nhà báo đến huyện Tây Trà - huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ngãi và là một trong những huyện khó khăn nhất của Việt Nam.

 Đồng chí Nguyễn Phú Trọng với các cháu học sinh Quảng Trị năm 2010. (Ảnh : Đỗ Phú Thọ)

Đồng bào các dân tộc trong huyện Tây Trà cứ ngỡ đồng chí Chủ tịch Quốc hội đi xe con, ào ra đón, không ngờ đồng chí lại bước xuống từ chiếc xe ca 24 chỗ ngồi. Không khí thân tình, thân mật và gẫn gũi giữa đồng chí Chủ tịch Quốc hội và bà con các dân tộc thiểu số huyện Tây Trà khiến một số người còn ngạc nhiên. Có người còn hỏi tôi rằng “Có phải đúng người đang nói chuyện với bà con kia là Chủ tịch Quốc hội?”.

Không chỉ có chuyến đi đến huyện miền núi Tây Trà mà rất nhiều chuyến đi cơ sở khác, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã ngồi xe ca cùng với cán bộ Văn phòng Quốc hội và các nhà báo. “Chẳng mấy khi được tâm sự cùng đồng nghiệp” - chúng tôi đã nhiều lần được nghe đồng chí Nguyễn Phú Trọng  trên những chiếc xe ca đi công tác. Thông thường đồng chí ngồi giữa, cánh nhà báo ngồi xung quanh cùng với một số đồng chí ở Bộ Tư lệnh Cảnh vệ. Trên xe, Chủ tịch Quốc hội “tranh thủ” khai thác thông tin từ các nhà báo mà đồng chí thường gọi là đồng nghiệp. Đồng chí luôn yêu cầu chúng tôi phải “nói thẳng, nói thật” những điều “mắt thấy, tai nghe, óc suy nghĩ, trái tim mách bảo”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội đi bộ tới khu vực bỏ phiếu

Ngày 22/5/2011 là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Cả nước tưng bừng trong không khí của ngày hội lớn. Nhóm phóng viên theo dõi Quốc hội nhận được thông báo của Hội đồng Bầu cử: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội khóa XII, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ đi bỏ phiếu ở khu vực bỏ phiếu số 3, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Chúng tôi ai nấy đều đến sớm và sẵn sàng máy ảnh, máy quay... chờ đợi. Đài Truyền hình Việt Nam còn tổ chức điểm cầu truyền hình tại đây để trực tiếp chuyển hình ảnh lên sóng truyền hình quốc gia. Mọi người đều nghĩ rằng, người đứng đầu Đảng và Quốc hội sẽ bước xuống từ xe hơi với đoàn tùy tùng và vẫy chào cử tri, sau đó sẽ là người đầu tiên đi bỏ phiếu ở đây.

Thế nhưng thật bất ngờ, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội đã không đi xe ô tô mà đi bộ từ nhà riêng tới khu vực bỏ phiếu như rất nhiều cử tri khác. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng không phải là người bỏ lá phiếu đầu tiên mà nhường vinh dự này cho cử tri cao tuổi nhất tại đây, đó là cụ Đỗ Văn Tiên, 87 tuổi.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ tại Nghĩa trang Quốc gia Đường 9 năm 2010. (Ảnh: Đỗ Phú Thọ) 

 Những cuộc tiếp xúc “cử tri đặc biệt”

Tháp tùng đồng chí Nguyễn Phú Trọng trong nhiều lần đi công tác trong nước hay nước ngoài, chúng tôi để ý bao giờ đồng chí cũng yêu cầu Văn phòng Quốc hội xếp lịch để có những cuộc tiếp xúc với cử tri ở cơ sở (nếu là trong nước) hoặc bà con Việt kiều (nếu ở nước ngoài).

Trong những cuộc tiếp xúc cử tri đó, tôi nhớ nhất là cuộc gặp gỡ của đồng chí Nguyễn Phú Trọng với cán bộ, công nhân tại giàn khoan công nghệ trung tâm số 2 của Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro vào năm 2010. Trên giàn khoan, giữa biển khơi mênh mông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có cuộc tiếp xúc với các “cử tri đặc biệt” như cách gọi của đồng chí. Sau khi tìm hiểu đời sống của công nhân Việt Nam và Nga trên giàn khoan, đồng chí Nguyễn Phú Trọng lắng nghe những tâm tư và nguyện vọng của họ. Các cử tri đã kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến ngành dầu khí, như: Việc xác định thuế thu nhập cá nhân của cán bộ, công nhân viên trong ngành phải tính đến sự đặc thù.

Trên cơ sở các ý kiến, kiến nghị của cử tri ngành dầu khí và theo tờ trình của Chính phủ, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành dầu khí, trong đó có thay đổi phương thức, đơn giản hóa các thủ tục thuế, các khoản thu nộp vào ngân sách Nhà nước.

Vào dịp giáp Tết Nguyên đán Canh Dần (năm 2010), tôi được theo đoàn công tác của Tiểu ban Cương lĩnh và Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XI của Đảng đến tìm hiểu thực tế tại Cà Mau. Đoàn do đồng chí Nguyễn Phú Trọng khi đó là Chủ tịch Quốc hội, Phó trưởng tiểu ban Thường trực Tiểu ban Cương lĩnh và Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XI dẫn đầu. Hồi đó chưa có đường ô tô đến mũi Cà Mau, đoàn công tác phải đi bằng xuồng máy.  Đến thăm nhân dân xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã chia sẻ với bà con những khó khăn đặc thù của xã cực Nam Tổ quốc, ghi nhận những kiến nghị chính đáng của nhân dân về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ vốn sản xuất, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, chất lượng nguồn nhân lực. Đây cũng là những khó khăn chung với nhiều địa phương ở tỉnh Cà Mau. Phát biểu tại buổi làm việc với cán bộ và nhân dân xã Đất Mũi; cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 680 (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) và Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã gợi ý về phương án giảm nghèo, làm giàu bền vững của bà con nhân dân như phát triển hàng hóa đặc sản mà Cà Mau có thế mạnh, làm du lịch cộng đồng, liên kết giữa các hộ gia đình và doanh nghiệp...

 Đồng chí Nguyễn Phú Trọng trò chuyện thân mật với các cụ cao tuổi tỉnh Lạng Sơn năm 2009. (Ảnh: Đỗ Phú Thọ)

Cuối năm 2022, khi trở lại Cà Mau, chúng tôi thật bất ngờ vì những gợi ý của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã trở thành hiện thực sinh động ở đây. Trước kia  khách du lịch đến mũi Cà Mau bình quân hằng ngày rất ít, nay thì nườm nượp. Các xe điện phục vụ du khách tham quan đất mũi luôn chật kín. Nếu như trước kia chỉ có biểu trưng hình ảnh mũi Cà Mau mô phỏng theo câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu: “Tổ quốc ta như một con tàu/ Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau” và mốc tọa độ quốc gia GPS 0001 thì nay ngoài hai biểu trưng đó (đã được xây dựng và tu bổ lại rất đẹp) còn có rất nhiều địa điểm “check in” yêu thích của du khách như: Cột mốc Đường Hồ Chí Minh-điểm cuối Cà Mau, Km 2436; cột cờ được thiết kế mô phỏng Cột cờ Hà Nội tại mũi Cà Mau; đền thờ Lạc Long Quân, tượng Mẹ Âu Cơ... Đặc biệt, biểu tượng con cua Cà Mau được mô phỏng với kích thước lớn, mang màu sắc, hình dáng y như con cua thật khiến du khách rất thích thú, hào hứng…

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã vĩnh biệt chúng ta, nhưng phong cách gần dân, lắng nghe dân của đồng chí vẫn còn in đậm trong trái tim tôi và hàng chục triệu người dân đất Việt./.

 

Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ

Theo dangcongsan.vn

 

Việt Nam trân trọng độc lập, phát triển bền vững

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…

Mừng Quốc khánh, nhớ Bác kính yêu

Mỗi năm, cứ đến ngày Quốc khánh 2/9, các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là các cựu chiến binh - những người lính can trường trong cuộc chiến chống giặc năm xưa, càng xúc động tưởng nhớ và tri ân sâu sắc công lao to lớn của Bác Hồ kính yêu - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Di chúc Bác Hồ trường tồn cùng đất nước

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh từ những giá trị, tinh hoa đạo đức và văn hoá, thể hiện tâm hồn cao đẹp, những nội dung cơ bản, cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam từ trong quá khứ, hiện tại, đến tương lai.

Những “Hạt giống đỏ miền Nam” trên quê hương Cà Mau

Tôi muốn nói đến những cô bé, cậu bé lúc 12, 13 tuổi đi tập kết từ bến sông Ông Ðốc và sau này họ trở về quê hương Cà Mau cống hiến. Họ đã làm đúng nguyện ước của Bác, của Ðảng và Nhân dân là đào tạo lớp trẻ đủ trình độ và khả năng để sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng góp phần xây dựng quê hương. Và họ đã vươn lên khẳng định vị trí mình trên nhiều lĩnh vực. Họ có chung tên gọi là học sinh miền Nam (HSMN).

4 đảng viên cao niên xã Khánh An nhận phần thưởng cao quý của Đảng

Nhân kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), chiều 30/8, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh đã đến trao huy hiệu Đảng tại xã Khánh An, huyện U Minh.

Ban Thường vụ Đảng uỷ Dân Chính Đảng trao huy hiệu Đảng cho 8 đảng viên

Chiều 30/8, Ban Thường vụ Đảng uỷ Dân Chính Đảng tổ chức lễ trao huy hiệu Đảng đợt 2/9/2024 cho 8 đảng viên đang sinh hoạt tại các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng uỷ Dân Chính Đảng.

Sách lý luận chính trị bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Sách lý luận chính trị được ví như cẩm nang của cán bộ, đảng viên, chuyên cung cấp hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, kết quả hoạt động nghiên cứu lý luận và thực tiễn chính trị qua từng giai đoạn lịch sử, có tính kế thừa và phát triển. Sách lý luận chính trị rất “kén” người đọc, bởi nội dung còn khô khan. Song, giá trị của sách lý luận chính trị vô cùng to lớn, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng.

Nỗ lực cải thiện chỉ số PII

Theo công bố kết quả xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), tỉnh Cà Mau đạt 30,52 điểm, xếp thứ 50/63 so với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xếp thứ 12/13 so với các tỉnh, thành phố trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Tuyến đường cờ dân vận khéo

Là công trình được Chi bộ ấp Cái Bát (xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân) đăng ký thực hiện mô hình dân vận khéo năm 2024, “Tuyến đường cờ Tổ quốc” trên tuyến lộ kênh Ông Xe vừa hoàn thành, là công trình mang ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024).

Trong lòng đất Bắc

Một sáng tháng 7/2024, trong căn nhà ở Ðường 30/4, Phường 5, TP Cà Mau, ông Dương Thanh Toàn, là nhân chứng trong chuyến tàu tập kết ra Bắc - tuổi 92 cùng người ghi chép ở tuổi 86, hai mái đầu bạc trắng ngồi bên bàn trà, có cả chai rượu thuốc và hai cái cốc nhỏ. Người kể, người nghe kỷ niệm 70 năm về trước trên đất Bắc. Cuộc sao chép ký ức đã gần ba phần tư thế kỷ không tránh khỏi nhớ nhớ, quên quên. Cái quý nhất là ở không gian, thời gian và cái thật của những diễn biến cuộc đời ông