ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 12:42:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðồng hành cùng phụ nữ tự tin khởi nghiệp

Báo Cà Mau (CMO) Theo thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã vận động, hỗ trợ thành lập mới 2 hợp tác xã (HTX), với 29 thành viên (HTX Hồng Hoa tại xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi và HTX Như Ý tại xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân), 6 tổ hợp tác với 57 thành viên; nâng tổng số toàn tỉnh có 13 HTX do hội viên phụ nữ là chủ hộ, với 167 thành viên và 134 tổ hợp tác với 1.503 thành viên. Qua đó, tạo thu nhập mỗi tháng từ 2,5-7 triệu đồng/thành viên, đồng thời giúp 1.700 lao động nữ hoàn cảnh khó khăn có việc làm, ổn định cuộc sống tại địa phương.

Thực hiện hiệu quả mô hình “Mỗi tuần một sản phẩm”, đến nay, các cơ sở hội đã giới thiệu được 384 sản phẩm, trong đó có khoảng 20 sản phẩm OCOP. Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã khảo sát, chọn thêm 45 sản phẩm tiềm năng của phụ nữ để có hướng hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP thời gian tới đây.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Thuý, Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh, cho biết, các cấp hội phụ nữ đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ chị em khởi nghiệp, không chỉ đem lại thu nhập cho gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động nữ trên địa bàn. Ðặc biệt, với Ðề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025" đã giúp hàng trăm chị em tiếp cận nguồn vốn ưu đãi; tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng khởi nghiệp, nhờ đó nhiều phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh thành công.

Một số chị em là chủ thể OCOP, chủ một số cơ sở sản xuất, HTX tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại “Ngày hội mua sắm khuyến mãi - ẩm thực”, diễn ra từ ngày 26/8-3/9, tại Quảng trường Thanh niên (TP Cà Mau).

Những kinh nghiệm khởi nghiệp

Góp mặt trong “Ngày Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công, phát triển sản phẩm OCOP”, tại huyện Trần Văn Thời cuối tháng 8 vừa qua, chị Ðặng Thị Thuý (chủ cơ sở sản xuất 9 Thuý) thuộc HTX Nông Thịnh Phát, ấp Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đã có những chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp khá thú vị để chị em cùng học tập.

Theo lời chị Thuý, khi bắt tay vào khởi nghiệp từ nghề gia truyền của gia đình, chị cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong kinh nghiệm quản lý kinh doanh, thiếu vốn đầu tư, giải quyết đầu ra cho sản phẩm... Nhưng với quyết tâm khởi nghiệp, chị không ngừng nghiên cứu, tạo ra sản phẩm mang hương vị đặc trưng riêng của quê mình. Ðến nay, chị Thuý đã có 3 sản phẩm OCOP 3 sao (mắm ruốc xào, mắm tép, khô cá đù một nắng), đồng thời hướng tới sẽ tham gia thêm một số sản phẩm (ruốc sấy khô, tôm xẻ một nắng, bánh tráng cá cơm, cá cơm rim nước mắm và khô cá mối...).

 Chị Đặng Thị Thuý (bìa phải) chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu sản phẩm của mình trong “Ngày Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công, phát triển sản phẩm OCOP”, ngày 31/8 vừa qua.

Hằng năm, cơ sở sản xuất của chị Thuý bán ra thị trường khoảng 50-60 tấn mắm, khô các loại, góp phần giải quyết việc làm cho trên 25 lao động nữ, thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. Với những nỗ lực và kết quả trên, chị Thuý đã nhận bằng khen của UBND tỉnh, Hội LHPN tỉnh về phong trào khởi nghiệp năm 2022.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Bên cạnh những kết quả đạt được về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế tập thể, xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm OCOP, trong quá trình khởi nghiệp, nhiều chị em còn một số khó khăn. Ðiển hình như việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho phụ nữ còn ít; chính sách hỗ trợ các sản phẩm tham gia OCOP hiện nay chủ yếu là lồng ghép từ nhiều chương trình, còn chồng chéo, chưa phát huy hết hiệu quả. Quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm OCOP phải cạnh tranh nhiều với những mặt hàng cùng loại của các doanh nghiệp lớn; số lượng HTX, tổ hợp tác, hộ kinh doanh chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP chưa nhiều, hiện nay chỉ có 12 chủ thể là nữ, với khoảng 20 sản phẩm OCOP; việc tổ chức liên kết, kết nối giữa sản phẩm, chế biến và tiêu thụ sản phẩm OCOP vẫn còn khó khăn...

Chị Trần Thanh Nhanh, Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Rạch Gốc B, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, thành viên HTX tôm rừng Rạch Gốc, cho biết, khó khăn nhất đối với chị em trong quá trình khởi nghiệp hiện nay là cần nguồn vốn đầu tư và đầu ra ổn định. Ðối với nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án thì rất hạn chế, trong khi đầu tư các mặt hàng cho ngành tôm, cua, hải sản tươi sống, tôm khô tại HTX cần nguồn lực rất lớn. Ðồng thời, sản phẩm làm ra lại cạnh tranh trên chính sân nhà, giữa các cơ sở, doanh nghiệp trong tỉnh nên đầu ra cho sản phẩm OCOP cũng như sản phẩm tiềm năng của đơn vị gặp nhiều khó khăn.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Thuý cho biết, thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục tranh thủ các nguồn lực cả về vật chất lẫn tinh thần hỗ trợ chị em khởi nghiệp. Ðiều quan trọng là tập trung hỗ trợ phụ nữ tạo ra sản phẩm mà thị trường đang cần. Khuyến khích chị em cải tiến, phát triển sản phẩm để đạt được tiêu chuẩn OCOP, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX, tổ hợp tác, hộ kinh doanh bán hàng trên các kênh thương mại điện tử, kết nối tiêu thụ sản phẩm không chỉ trong và ngoài tỉnh, thậm chí ra nước ngoài, thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm, góp phần tăng sản lượng, nâng cao thu nhập và đời sống hội viên./.

 

Loan Phương

 

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau tổ chức hiến máu tình nguyện

Sáng nay (17/4), Công đoàn, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa Cà Mau phối hợp với Bệnh viện huyết học - truyền máu TP Cần Thơ, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh Cà Mau tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện.

10 năm thực hiện hiệu quả Chỉ thị 43-CT/TW, chăm lo cho nạn nhân da cam

Sáng 17/4, Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”.

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Phấn đấu hoàn thành sớm chương trình xoá nhà tạm

Huyện Phú Tân đã và đang huy động mọi nguồn lực để hiện thực hoá giấc mơ an cư cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở, quyết tâm xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Trao tặng 2 căn nhà đại đoàn kết cho hộ khó khăn

Chiều 16/4, Công đoàn Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam phối hợp với Cảng Hàng không Cà Mau tổ chức trao tặng 2 nhà đại đoàn kết cho hộ khó khăn trên địa bàn Phường 6 và phường Tân Thành, TP Cà Mau, tổng giá trị 120 triệu đồng.

Gỡ khó, đẩy nhanh xoá nhà tạm

Quyết tâm triển khai thực hiện giai đoạn 2 và 3 Ðề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, huyện U Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tháo gỡ khó khăn với những hộ không đất xây cất nhà; kiên quyết không bỏ sót đối tượng thụ hưởng.

Ðẩy nhanh tiến độ thông xe kỹ thuật cầu Gành Hào

Cầu Gành Hào là một trong những công trình trọng điểm trong tuyến trục Ðông - Tây, kết nối cửa biển Sông Ðốc của tỉnh Cà Mau đến cửa biển Gành Hào của tỉnh Bạc Liêu. Ðây là công trình không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng giao thông mà còn góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực ven biển của 2 tỉnh, Cà Mau và Bạc Liêu.

Ký kết hợp đồng tín dụng dự án nhà ở xã hội

Sáng nay (15/4) Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển đến dự Lễ ký kết hợp đồng tín dụng Dự án Nhà ở xã hội Khóm 5, Phường 9, TP Cà Mau giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau (Vietinbank Cà Mau) với Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển hạ tầng Á Đông (Á Đông Holdings).

Phát động Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm 2025       

Sáng 15/4, tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây là đơn vị chỉ đạo điểm của tỉnh Cà Mau.

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.