ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 20:01:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

90 ngày Mỹ hoãn áp thuế đối ứng:

Mốc thời gian “vàng” để doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược

Báo Cà Mau Theo nhiều thương lái thu mua tôm nguyên liệu và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cho biết, ngay sau khi Mỹ công bố hoãn áp thuế đối ứng từ 46% xuống 10% trong 90 ngày, giá tôm nguyên liệu trên thị trường đang dần ổn định và tăng nhẹ trở lại, với mức tăng từ 5- 10 ngàn đồng/kg theo từng phân khúc và kích cỡ. Đây là tín hiệu tích cực, giúp người nuôi tôm có thêm động lực để chuẩn bị cho vụ mùa mới.

Cà Mau là một trong những địa phương phát triển mạnh về nuôi tôm, nhiều năm liền dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu (KNXK). Toàn tỉnh hiện có khoảng 303.264 ha nuôi trồng thuỷ sản, với nhiều loại hình sản xuất đa dạng, mang lại giá trị kinh tế cao.

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh hàng năm đạt 1,2 tỷ USD. Cụ thể như năm 2023, KNXK thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ đạt 70,98 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,91% tổng KNXK của tỉnh. Năm 2024 đạt 76,78 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,07% tổng KNXK của tỉnh.

Riêng 3 tháng đầu năm nay, KNXK thuỷ sản ước đạt 236 triệu USD, tăng 9% so cùng kỳ. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ ước đạt 12,86 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,42%.

Ngay sau khi giá tôm tăng trở lại, người nuôi tôm phấn khởi đầu tư thả con giống nuôi vụ mới.

Ông Trần Tấn Tài, một thương lái thu mua tôm nguyên liệu trên địa bàn huyện Cái Nước, cho biết: “Ngay sau khi Mỹ công bố hoãn thuế đối ứng, giá tôm nguyên liệu trên thị trường đang dần ổn định và tăng nhẹ trở lại. Cụ thể, giá tôm thẻ chân trắng loại 20 con/kg có giá 200 ngàn đồng, tăng 10 ngàn đồng/kg; loại 30 con/kg giá 146 ngàn đồng, tăng 7 ngàn đồng/kg; loại 40 con giá 127 ngàn đồng, tăng 5 ngàn đồng/kg so với thời điểm thông báo áp thuế. Với mức giá ổn định như hiện nay, sau khi trừ các khoản chi phí thì người nuôi tôm có lãi nhiều so với trước đó”.

Theo ông Tài, trước đó ngày 2/4 Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% với hàng hóa của nhiều quốc gia khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ, thì giá tôm nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL, trong đó có tỉnh Cà Mau đã bắt đầu giảm từ 10-20 ngà đồng/kg, theo từng phân khúc và kích cỡ tôm.

Quyết định hoãn áp thuế đối ứng của Thổng thống Mỹ Donald Trump thật sự là tin vui, giúp doanh nghiệp và người nuôi tôm có thêm cơ hội và niềm tin ở vụ tôm này. Điều đó được thể hiện qua giá tôm những ngày gần đây đã tăng trở lại, chuyện tiêu thụ thuận lợi hơn và người nuôi tôm cũng quay lại thả giống nhiều hơn.

Hiện nay, diện tích nuôi tôm quảng canh kết hợp là 81.325,28 ha, bà con đang thả nuôi 99% diện tích; tôm quảng canh cải tiến 190.805 ha, đang thả nuôi đạt 100%; tôm thâm canh và siêu thâm canh có 6.484,72 ha với 7.272 hộ nuôi, đạt 95,4% so kế hoạch, bằng 97,4% so cùng kỳ.

Ông Huỳnh Xuân Diện, Giám đốc HTX Tân Hưng, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, chia sẻ: “Ở thời điểm này, người nuôi tôm phải đầu tư ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, đảm bảo chất lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trước tình hình khó khăn này. Hiện nay, HTX đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công máy tạo oxy và quạt đạp nước, xử lý môi trường nước theo phương thức thẩm thấu cho ao công nghiệp, hiện đã đi vào hoạt động, giảm được chi phí đầu tư. Đặc biệt, thiết kế xây dựng ao lắng ở vị trí cao để xả tràn, giảm điện năng trong bơm tát nước khi không cần thiết”.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang tận dụng mốc thời gian “vàng” 90 ngày để tập trung đầu tư chế biến sâu, nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường mới.

Ông Phan Văn Tâm, Giám đốc Hành chính Nhân sự, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết: “Quyết định hoãn áp dụng mức thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump giúp doanh nghiệp có thêm thời gian chuẩn bị kế sách cho những bước đi tiếp theo. Không còn con đường nào khác, mỗi doanh nghiệp cần phải tạo được sân chơi cho mình, tìm cách tháo nút thắt cũng như xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ hơn nữa sau những bài học về thuế quan cũng như các chính sách mới về môi trường”.

Theo ông Tâm, về lâu dài, ngành tôm cần thực hiện chiến lược cụ thể, đa dạng hóa thị trường khách hàng và sản phẩm; làm chủ công nghệ, thúc đẩy khả năng thích ứng; chủ động thích ứng trước những rào cản thương mại các nước nhập khẩu đặt ra.

Theo Hiệp hội Chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam (VASEP), mặc dù quyết định tạm hoãn áp thuế đối ứng từ phía Mỹ giúp doanh nghiệp xuất khẩu “dễ thở hơn”, chốt những đơn hàng trở lại với các đối tác, song thực tế cho thấy các rủi ro vẫn tiềm ẩn và nguy cơ về phòng vệ thương mại vẫn còn hiện hữu.

Để vượt qua thách thức, trước rủi ro về những rào cản thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang tận dụng mốc thời gian “vàng” để điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh; tập trung đầu tư chế biến sâu và xây dựng thương hiệu “Tôm Việt” gắn với chất lượng, bền vững và minh bạch.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh khai thác các hiệp định thương mại tự do FTA như: EVFTA, CPTPP, RCEP… mở rộng các thị trường tiềm năng có nhu cầu tiêu thụ tôm lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, châu Âu và cả thị trường Halal đầy tiềm năng, để bù đắp cho các đơn hàng ở thị trường Mỹ nếu mức thuế đối ứng không được thay đổi theo hướng mà doanh nghiệp kỳ vọng khi qua mốc thời gian 90 ngày hoãn thuế./.

 

Trung Đỉnh

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau lần đầu có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Nhìn vào thực tế tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại thẳng thắn chỉ rõ, việc thi công các công trình trọng điểm còn khá ì ạch, chậm chạp và khả năng cuối năm tỷ lệ giải ngân của các đơn vị sẽ không đạt yêu cầu, bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. Quan trọng hơn, sẽ làm chậm và mất thời cơ để tỉnh tăng tốc, phát triển, làm lỡ nhịp đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết đối với những công trình là niềm mong mỏi của Nhân dân, nhất là công trình y tế.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Về xã Hồng Dân vấn vương hương bánh tráng

Một ngày đầu tháng 7, bon bon trên đường bê-tông ở ấp Thống Nhất, xã Hồng Dân, tạo ấn tượng trước mắt chúng tôi là những liếp bánh tráng trắng tinh vừa được người dân tráng xong, đem phơi để đón tia nắng sớm đầu ngày. Những tia nắng vàng ươm rọi xuống, cho những chiếc bánh khô, vừa độ dẻo, ngon, mang hương vị đặc trưng của làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi.

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.