ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 22:18:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dự án khép kín tiểu vùng 10 - Nam Cà Mau: Tiến độ chậm, người dân bức xúc

Báo Cà Mau Các công trình thuỷ lợi khép kín Tiểu vùng 10 - Nam Cà Mau thuộc Dự án Quản lý thuỷ lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng ÐBSCL (WB6). Là công trình với rất nhiều ý nghĩa, song tiến độ thi công còn quá chậm, đã ảnh hưởng đến việc sản xuất và đi lại của người dân vùng dự án.

Các công trình thuỷ lợi khép kín Tiểu vùng 10 - Nam Cà Mau thuộc Dự án Quản lý thuỷ lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng ÐBSCL (WB6). Dự án khởi động từ ngày 7/10/2011, thời gian thực hiện trong 6 năm.

Theo đó, để khép kín được Tiểu vùng 10 cần xây dựng 20 cống lớn nhỏ và trên 25 km đê bao kết hợp với đường, cùng nhiều hạng mục khác. Khi các công trình được hoàn thành sẽ có trên 8.800 ha đất sản xuất của người dân 3 xã: Tân Hưng Tây, Việt Thắng, một phần xã Phú Thuận, huyện Phú Tân được hưởng lợi. Không chỉ hướng tới mục tiêu ngăn mặn, giữ ngọt và tiêu úng, xổ phèn trong mùa mưa phục vụ sản xuất lúa, mà khi hoàn thành, các hạng mục của công trình còn đảm đương nhiệm vụ cấp nước mặn, tiêu thoát nước thải phục vụ nuôi tôm trong mùa khô. Ngoài ra, với trên 25 km đê bao được đầu tư, không chỉ hạn chế tình trạng tràn do triều cường mà còn góp phần phát triển giao thông bộ trong vùng dự án.

Nhiều công trình cầu, lộ trong hợp phần đê bao kết hợp với lộ giao thông của dự án còn dở dang. (Ảnh chụp tại đoạn ấp Má Tám).

Là công trình với rất nhiều ý nghĩa, song tiến độ thi công còn quá chậm, đã ảnh hưởng đến việc sản xuất và đi lại của người dân vùng dự án. Một trong những tuyến huyết mạch của dự án Tiểu vùng 10 là hệ thống cống và đường đê bao kết hợp với lộ nông thôn từ cống Bào Chấu về Vàm Ðình. Hiện nay nhiều cống chỉ đổ được trụ hai bên, hay như phần đường nham nhở cát lấp, thậm chí cống xuyên đường phục vụ sản xuất của người dân hiện đang còn phải điều chỉnh cho phù hợp. Trong khi đó, theo kế hoạch, dự án này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016.

Ông Nguyễn Văn Triều, ấp Má Tám, xã Việt Thắng, cho biết, công trình sau khi xuống cống bơm cát còn quá nhiều điểm lồi lõm, người dân và con em địa phương không đi được, thường xuyên té ngã, nhất là những ngày mưa.

Hiện đã vào mùa mưa, năm học mới cũng sắp bắt đầu, nhưng tiến độ công trình trong Tiểu vùng 10 đang khiến nhiều người dân lo lắng.

Ông Trần Thanh Tuấn, ấp So Ðũa, xã Việt Thắng, cho biết, tuyến từ vàm So Ðũa đến vàm Kiến Vàng trước đây có lộ nông thôn. Khi triển khai dự án Tiểu vùng 10, chủ đầu tư họp dân có bàn giải pháp xây dựng theo kiểu cuốn chiếu đoạn nào xong đoạn đó, cũng như làm đường tạm để đảm bảo cho người dân thuận tiện trong việc đi lại. Thế nhưng, hiện nay chủ dự án thiếu tinh thần trách nhiệm trong kiểm tra, chỉ giao phó cho nhà thầu. Ðoạn đường mới cũng lầy lội mà đường cũ đã bị nhà thầu đào xới, nhiều đoạn cũng toàn sình lầy, việc đi lại của người dân rất khó khăn. Nếu không khắc phục kịp thời, đến năm học mới các em nhỏ không biết làm sao đến trường?

Nằm trong vùng được hưởng lợi từ dự án nhiều ý nghĩa này, lẽ ra người dân nơi đây phải là người phấn khởi nhất. Thế nhưng, dự án đã gây ra nhiều khó khăn cho người dân trong sản xuất, nhất là việc đặt cống xuyên đường chưa phù hợp với diện tích sản xuất của người dân.

Theo ông Huỳnh Văn Tâm, ấp Má Tám, thiết kế mặt cống có tính cào bằng chỉ khoảng 0,8 m là chưa phù hợp với một hộ có diện tích đất lớn từ 4 ha, từ đó việc xổ nước ra, vào hằng tháng quá chậm. Ngoài ra, hiện nay trên tuyến đường đi qua có những hộ dân có phần đất lớn đã chia cắt cho con ra riêng nhưng vẫn chưa được xem xét để đặt cống, nếu vậy thì bà con xổ vuông bằng đường nào?

Mặt cống quá nhỏ so với diện tích đất cũng là vấn đề nhiều bà con ấp Kiến Vàng B, xã Việt Thắng bức xúc. Qua thống kê của ấp Kiến Vàng cho thấy, hiện nay toàn ấp có khoảng 70 hộ có vuông nuôi thuỷ sản nằm trên phần đê bao kết hợp với lộ giao thông đi qua thì có đến 30 hộ phản ánh về chiều rộng của mặt cống. Theo đó, các hộ này đều có diện tích vuông từ 4-8 ha, có hộ lên đến 10 ha, nhưng đặt cống chỉ có 0,8 m, làm ảnh hưởng đến việc lấy, xổ nước hàng ngày phục vụ cho nuôi tôm của người dân nơi đây.

Người dân trong dự án Tiểu vùng 10 chủ yếu là sản xuất con tôm, do đó, việc khép kín và nạo vét kinh mương thuỷ lợi không được tiến hành song song cũng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất. Hiện nay, trong khu vực dự án, nhiều tuyến kinh đã bị phù sa bồi lắng và quá cạn. Ðơn cử như tuyến kinh Kiểm Lâm, đường lấy nước và xổ chính của hơn 100 hộ dân một bên là xã Việt Thắng, một bên là Tân Hưng Tây, dài khoảng 2.200 m và đi qua 3 ấp Kiến Vàng A, Tân Phú Thành, Thứ Vải A.

Ông Trần Văn Lên, ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, cho biết, trên tuyến có khoảng 1.000 m từ ngã ba Năm Lợi đến Cái Cám, nước ròng là gần như khô cạn. Hay đoạn kinh Lung Giữa khoảng 1.000 m, cũng khô cạn khi nước ròng.

Ngoài ra, còn rất nhiều tuyến sông, kinh trong Tiểu vùng 10 đang bị bồi lắng và sạt lở nghiêm trọng. Tuyến kinh Rạch Ðình, Giáp Nước, vàm Thị Tường đã được sên vét trên dưới 10 năm qua và giờ đã quá cạn, việc lấy nước nuôi tôm của người dân vô cùng khó khăn. Ðặc biệt, trên tuyến này có nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp nên việc bồi lắng như hiện nay làm cản trở dòng chảy, gây nguy cơ dịch bệnh trên tôm rất cao.

Bên cạnh đó, tuyến lộ kinh So Ðũa Lớn đã được xây dựng nhiều năm và chịu tác động của tình trạng sạt lở nghiêm trọng, hiện nhiều đoạn đã tới chân lộ, thậm chí nửa lộ.

Ông Huỳnh Ngọc Mai, ấp Hiệp Thành, xã Việt Thắng, thông tin, địa phương vận động người dân kè tạm bằng vật liệu địa phương nhưng không ăn thua, còn kè đá thì nhiều hộ dân không có khả năng thực hiện. Nếu tình trạng này kéo dài đến khi khép kín Tiểu vùng 10 mà không tiến hành nạo vét sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của người dân.

Tiến độ triển khai khép kín Tiểu vùng 10 chậm đã được người dân nơi đây phản ánh khá nhiều lần và khá lâu cũng như được UBND tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, đến nay tiến độ vẫn chưa được cải thiện nhiều. Theo thông tin từ Sở NN&PTNT, chủ đầu tư dự án, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thi công, trong đó có nguyên nhân là năng lực nhà thầu còn yếu kém. Sở đang xử lý chấm dứt hợp đồng và phạt hành chính, buộc khắc phục hậu quả; đồng thời, chỉ đạo làm những tuyến đường tránh cho người dân đi lại khi công trình đang thi công tại những nơi đã có đường hiện hữu của người dân; rà soát để có điều chỉnh quy mô cống xuyên đường cho phù hợp với từng diện tích nuôi tôm của người dân.

Ngoài ra, trên phần tiểu vùng này, tiến độ thi công chậm còn có nguyên nhân vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Vấn đề này trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 8/7 tại xã Việt Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi cũng đã có ý kiến chỉ đạo: Huyện Phú Tân tiến hành rà soát cái nào chưa đúng thì nhanh chóng bổ sung, còn đã đúng thì vận động người dân nhanh chóng bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Ðồng thời, UBND các xã nằm trong tiểu vùng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu mới thi công đẩy nhanh tiến độ./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.