ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-7-25 16:38:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau trên hành trình đô thị hoá

Báo Cà Mau Qua hơn 2 năm thực hiện Chương trình số 27-CT/TU, ngày 20/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Cà Mau cũ) về phát triển hệ thống đô thị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chương trình 27) cho thấy sự chuyển biến tích cực. Các đô thị phát triển vươn tầm, mở rộng không gian, tiến đến hiện đại.

Hiện tại, khu vực tỉnh Cà Mau (cũ) có 22 đô thị, tỷ lệ đô thị hoá từ 30,47% năm 2022 lên 33,04% vào năm 2024. Kết quả này cao hơn tỷ lệ đô thị hoá trung bình vùng đồng bằng sông Cửu Long (khoảng 32%), song thấp hơn tỷ lệ đô thị hoá toàn quốc (trên 44%).

Chuyển biến kết cấu hạ tầng xã hội

Ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết, hầu hết các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu được quy hoạch theo định hướng phát triển đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững theo xu thế chung; các khu chức năng, khu vực có vị trí, cảnh quan môi trường chiến lược, có giá trị cao được ưu tiên quy hoạch để thu hút đầu tư. Nhiều đồ án quy hoạch chi tiết có chất lượng, làm cơ sở cho việc đầu tư các công trình kiến trúc công cộng và dân dụng, hệ thống kết cấu hạ tầng, các công trình văn hoá, thể thao, du lịch...

Điều nhìn thấy rõ nhất trong phát triển đô thị là sự đầu tư mạnh về kết cấu hạ tầng xã hội ở nhiều lĩnh vực. Các công trình dịch vụ công cộng và nhà ở ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, nâng cao chất lượng và điều kiện sống; các công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao... được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, học tập, vui chơi, giải trí... của người dân.

Đô thị tại các phường: An Xuyên, Tân Thành, Lý Văn Lâm, Hoà Thành là trung tâm của tỉnh, cũng là trung tâm tiểu vùng khu vực bán đảo Cà Mau.

Từ điều kiện tự nhiên, hệ thống đô thị trung tâm tỉnh (hiện thuộc các phường: An Xuyên, Tân Thành, Lý Văn Lâm…) được định hướng phát triển đa dạng, phù hợp với vùng sinh thái đặc trưng, thích ứng với biến đổi khí hậu; có vai trò là trung tâm tiểu vùng ven biển tại khu vực bán đảo Cà Mau, là trung tâm năng lượng và dịch vụ dầu khí quốc gia, trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái, trung tâm chế biến thuỷ sản của vùng.

Phía bờ Tây, đô thị xã Sông Đốc là trung tâm kinh tế - xã hội vùng ven biển, là đô thị đặc trưng vùng sông nước và là trung tâm dịch vụ du lịch biển. Đô thị xã Năm Căn là trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái rừng ngập mặn, trung tâm thương mại - dịch vụ phía Nam, mang bản sắc đặc thù sông nước và hiện đại; nhất là khi tới đây hình thành các dự án lớn trên địa bàn của tỉnh, hướng mạnh ra biển Đông thì đô thị Năm Căn sẽ là trục phát triển với Sông Đốc, Gành Hào, Hòn Khoai.

Nhận diện trở ngại

Những thay đổi nhanh của sự phát triển đô thị đã thấy rõ; song nhìn thực tế chung thì chất lượng đô thị còn thấp. Mạng lưới giao thông, thoát nước trong các đô thị phát triển thiếu đồng bộ, thiếu kết nối giữa hiện trạng công trình đã có và công trình xây dựng mới; tổng thể hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội còn nhiều hạn chế, phát triển chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị bước đầu được quan tâm nhưng còn một số tồn tại, bất hợp lý như: thiếu diện tích cây xanh; công trình dịch vụ công cộng chưa được đầu tư đầy đủ; kiến trúc công trình, không gian cảnh quan đô thị còn phát triển tự phát...

Nguồn lực đầu tư còn quá hạn chế, không đáp ứng yêu cầu phát triển. Cụ thể, nhu cầu tổng nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị khoảng trên 106.773 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2023-2025 khoảng trên 33.801 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 khoảng hơn 72.972 tỷ đồng. Song trên thực tế, giai đoạn 2022-2024, tổng vốn đầu tư phát triển đô thị được bố trí khá khiêm tốn, chỉ trên 7.740 tỷ đồng, được huy động từ các nguồn vốn khác nhau.

Phát huy lợi thế, việc phát triển đô thị ven biển ở Cà Mau luôn gắn với chiến lược đảm bảo quốc phòng, an ninh biên giới. (Ảnh: Đô thị xã Sông Đốc).

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Từ những bài học thực tiễn được rút ra, nhận diện trở ngại, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu, trong thời gian tới cần tập trung củng cố và nâng cao chất lượng phát triển đô thị tại các khu vực có vai trò động lực lan toả tăng trưởng, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu tại các đô thị động lực với hạ tầng đồng bộ, dẫn dắt quá trình chuyển đổi nền kinh tế số và phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng, tính cạnh tranh cao; chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh, thông minh và thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với đặc điểm và lợi thế cạnh tranh của từng đô thị.

Phát huy lợi thế sau hợp nhất, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho rằng cần khai thác sử dụng không gian ven biển hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng - an ninh trong quy hoạch và mở rộng không gian đô thị. Việc lồng ghép các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu và nghị quyết Đảng bộ các cấp, chương trình phát triển đô thị và các dự án đầu tư phát triển đô thị được xem là mục tiêu phát triển bền vững của hệ thống đô thị ven biển,…Kỳ vọng bức tranh đô thị Cà Mau với không gian rộng mở sẽ phát triển mạnh mẽ, xứng tầm vị thế địa đầu phía Nam của Tổ quốc.

Trần Nguyên

Chung tay cập nhật bảng hiệu theo địa giới mới

Sáng 13/7, không khí tại xã Vĩnh Lợi trở nên rộn ràng, sôi nổi hơn thường ngày khi lực lượng đoàn viên, thanh niên Xã đoàn Vĩnh Lợi đồng loạt ra quân hỗ trợ các hộ kinh doanh chỉnh sửa, thay mới bảng hiệu theo địa chỉ phù hợp với địa giới hành chính sau sáp nhập. Hoạt động này nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ người dân và sự đánh giá cao của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

TP. Bạc Liêu: Tiếp tục phát huy thế mạnh về du lịch

Một trong những thành tựu quan trọng góp phần vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Bạc Liêu trong thời gian qua chính là việc quan tâm đầu tư cho phát triển du lịch. Từ thực tế kết quả đạt được, các phường trên địa bàn sẽ kế thừa và phát huy thế mạnh này trong giai đoạn tiếp theo.

TP. Bạc Liêu: Tập trung làm tốt công tác quản lý quy hoạch

Xác định công tác quy hoạch đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển và tạo tiền đề trong mời gọi đầu tư, thời gian qua, TP. Bạc Liêu luôn tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong quản lý nhà nước về sử dụng đất đô thị.

TP. BẠC LIÊU: THI ĐUA HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC

Thời gian qua, Thành ủy TP. Bạc Liêu đã bám sát những nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và xác định đẩy mạnh việc học tập, làm theo Bác là một trong những nội dung quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

TP. Bạc Liêu: Đẩy mạnh xây dựng và nâng chất các sản phẩm OCOP

Thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn TP. Bạc Liêu đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân.

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy

​Thực hiện Nghị quyết 08 (NQ 08) của Tỉnh ủy “về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS) trong tình hình mới”, thời gian qua, nhận thức của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy các cấp của TP. Bạc Liêu không ngừng được nâng lên và chất lượng, hiệu quả công tác KT. GS đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

TP. Bạc Liêu: Nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng và đảng viên

Thời gian qua, bên cạnh việc quán triệt nghiêm các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và TP. Bạc Liêu cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, Thành ủy TP. Bạc Liêu thường xuyên tổ chức các hội nghị học tập, quán triệt các chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong toàn Đảng bộ thành phố.

TP. BẠC LIÊU: NHIỀU MÔ HÌNH HAY TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG BÁC

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn TP. Bạc Liêu đã xây dựng nên những mô hình hay.

TP. Bạc Liêu: Thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số

TP. Bạc Liêu hiện có hơn 43.370 hộ dân tộc thiểu số (DTTS) với 159.902 người. Trong đó, có 4.425 hộ dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 11,96% và 2.802 hộ dân tộc Hoa, chiếm tỷ lệ 7,84%, cùng 17 hộ là dân tộc khác, chiếm tỷ lệ 0,05%.

TP. Bạc Liêu: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và khuyến khích tăng trưởng xanh

​Thực hiện Kế hoạch 143 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kết luận 81 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI), Ban Thường vụ Thành ủy TP. Bạc Liêu đã xây dựng và ban hành Kế hoạch 176. Qua đó, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng tham gia chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT).