ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 25-3-25 03:34:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kết nối đô thị biển

Báo Cà Mau Vừa là trung tâm kinh tế biển của huyện Trần Văn Thời, vừa là đô thị công nghiệp vùng bán đảo Cà Mau - thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) đang chuyển mình mạnh mẽ, xứng tầm vóc của đô thị biển cuối trời Nam. Với quy mô phát triển lớn thứ 2 trong tỉnh và là 1 trong 3 cụm phát triển kinh tế đô thị động lực của tỉnh, nằm trên trục hành lang ven biển Tây, đô thị Sông Ðốc nổi bật bởi những công trình được đầu tư quy mô, hoàn chỉnh.

Đường về Sông Ðốc hôm nay trở nên gần hơn nhờ tuyến lộ trục Ðông - Tây kết nối. Con lộ rộng thênh thang, hai bên là những ngôi nhà khang trang, những nhà máy, xí nghiệp thuỷ sản san sát, ngoài xa phía cửa biển là hàng ngàn con tàu thường xuyên ra, vào giao thương tôm, cá nhộn nhịp. Tất cả tạo nên không gian sầm uất của thị trấn biển.

Cửa biển Sông Ðốc sầm uất bậc nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.                           Ảnh: HUỲNH LÂM

Cửa biển Sông Ðốc sầm uất bậc nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: HUỲNH LÂM

Ðiểm nhấn đô thị biển là cầu nối đôi bờ sông Ông Ðốc, là niềm ước mong bấy lâu nay của người dân nơi đây, không chỉ phục vụ việc đi lại của Nhân dân, vận chuyển hàng hoá, mà còn tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào các dự án hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, kết nối phát triển 3 đô thị động lực của tỉnh (thị trấn Sông Ðốc, thị trấn Năm Căn và TP Cà Mau).

Niềm vui, hạnh phúc đó càng được lan toả, khi bên dòng sông Ông Ðốc giờ đây, Tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc vừa được khánh thành, trở thành biểu tượng đầy tự hào, là điểm sáng giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc là niềm tự hào của Ðảng bộ, chính quyền, Nhân dân thị trấn Sông Ðốc.

Tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc là niềm tự hào của Ðảng bộ, chính quyền, Nhân dân thị trấn Sông Ðốc.

Trong giai đoạn đô thị hoá nhanh, Sông Ðốc đã và đang phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Vừa phát huy những giá trị văn hoá truyền thống lịch sử tốt đẹp, vừa tận dụng những thế mạnh về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế biển làm mũi nhọn.

Với diện tích tự nhiên hơn 2.900 ha, khoảng 40 ngàn dân, tiềm năng kinh tế biển dồi dào, Sông Ðốc đã và đang trở thành điểm đến của rất nhiều lao động, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với ngành nghề khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần nghề biển. Sông Ðốc hiện có đội tàu hùng hậu với gần 2.000 phương tiện đánh bắt các loại, trong đó có hơn 1.000 chiếc khai thác xa bờ; hàng trăm phương tiện thu mua hải sản, hoạt động dịch vụ hậu cần trên biển luôn nhộn nhịp. Nơi đây quy tụ hơn 1.500 cơ sở kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá, tập trung nhiều là các mặt hàng xăng dầu, nước đá, ngư cụ..., mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 100 ngàn tấn hải sản.

Sông Ðốc hiện có đội tàu hùng hậu với gần 2.000 phương tiện đánh bắt các loại, trong đó có hơn 1.000 chiếc khai thác xa bờ, hàng trăm phương tiện thu mua hải sản, hoạt động dịch vụ hậu cần trên biển.            Ảnh: NHẬT MINH

Sông Ðốc hiện có đội tàu hùng hậu với gần 2.000 phương tiện đánh bắt các loại, trong đó có hơn 1.000 chiếc khai thác xa bờ, hàng trăm phương tiện thu mua hải sản, hoạt động dịch vụ hậu cần trên biển. Ảnh: NHẬT MINH

Sông Ðốc quy tụ hơn 1.500 cơ sở kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá, tập trung nhiều là các mặt hàng xăng dầu, nước đá, ngư cụ...

Sông Ðốc quy tụ hơn 1.500 cơ sở kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá, tập trung nhiều là các mặt hàng xăng dầu, nước đá, ngư cụ...

Với những tiềm năng đang được khai thác đúng hướng, theo quy hoạch của tỉnh, tầm nhìn đến năm 2040, Sông Ðốc sẽ là trung tâm đô thị công nghiệp, bến cảng dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

“Huyện Trần Văn Thời sẽ bám sát định hướng quy hoạch, quyết tâm xây dựng đô thị Sông Ðốc trở thành trung tâm hạ tầng và dịch vụ kinh tế biển; cấu trúc không gian đô thị hài hoà cảnh quan sông nước; phát huy lợi thế của từng khu vực để đầu tư hiệu quả và phát triển mạnh về kinh tế ở bờ Bắc lẫn bờ Nam Sông Ðốc. Ðồng thời, tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hệ thống giao thông đối ngoại đường tỉnh, đường bộ ven biển, đặc biệt là phát huy lợi thế về đường thuỷ (cảng cá, cảng tổng hợp)... Tất cả cùng tạo sức bật mạnh mẽ đưa đô thị Sông Ðốc phát triển”, ông Nguyễn Thế Châu, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, kỳ vọng./.

 

Hồng Nhung

 

Trữ nước ngọt sản xuất mùa hạn

Ngay từ đầu mùa khô, huyện Trần Văn Thời đã đóng tất cả các cống thuỷ lợi vùng ngọt hoá, giúp người dân vừa trữ nước ngọt nuôi cá, trồng màu, vừa phục vụ làm du lịch.

Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp

Thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, tăng thu nhập cho lao động nữ tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn triển khai cho hội viên thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc, chi phí cao sang cây trồng chi phí chăm sóc thấp, mang lại thu nhập khá. Một trong những hộ thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi này là gia đình chị Ðào Mộng Thảo, thuộc ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng.

Chủ động nguồn nước trồng rẫy mùa hạn

Với hy vọng mùa màng bội thu, nông dân trồng rẫy ở ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời chủ động nguồn nước trong sản xuất với nhiều cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt thích ứng tình hình thời tiết.

Khó khăn trong khâu cày ải

Do mùa mưa năm 2024 kéo dài, làm cho mặt ruộng ẩm ướt nên hiện tại nông dân các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời gặp khó khăn trong việc cày ải, chuẩn bị sản xuất vụ lúa hè thu sắp tới.

Giá lúa vẫn giảm sâu

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch vụ lúa đông xuân trên 34.400 ha, đạt 97,8%. Tuy nhiên, giá lúa hiện nay vẫn giảm sâu so với cùng kỳ, trung bình ước giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg, ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân.

Linh hoạt ứng phó mưa trái mùa

Mùa khô năm nay thời tiết cực đoan, mưa trái mùa thường xuyên xuất hiện, làm cho các yếu môi trường trong vuông tôm biến động, không thuận lợi cho tôm nuôi quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn và tôm nuôi quảng canh truyền thống phát triển. Trước tình hình này, bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước áp dụng nhiều biện pháp ứng phó, nhằm ổn định môi trường, giúp tôm nuôi phát triển và hạn chế tối đa xảy ra rủi ro, thiệt hại do mưa trái mùa gây ra.

Muốn giàu nuôi cá

“Ao cá, vườn rau là hướng đi bền vững trong phát triển kinh tế gia đình”, cựu chiến binh sản xuất giỏi Nguyễn Thái Sơn, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tâm tình.

Dèo lưới nuôi cá lóc đầu vuông

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời phát triển mô hình nuôi cá lóc đầu vuông thương phẩm trong dèo lưới. Cách thức nuôi khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

OCOP khơi dậy tiềm năng, lợi thế

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang mang lại kết quả tích cực cho huyện Phú Tân. Việc phát triển các sản phẩm OCOP không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần quảng bá hình ảnh, đặc sản của địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Thu hoạch cá kèo

Từ sau Tết, cá kèo thương phẩm bắt đầu tăng giá. Thời điểm này, nhiều hộ nuôi cá kèo ở TP Cà Mau bắt đầu thu hoạch trong niềm vui và phấn khởi.