ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 15-12-24 16:52:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làng nghề khô cá cơm Sông Ðốc

Báo Cà Mau Nghề làm khô cá cơm ở Sông Ðốc có từ rất lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh những năm gần đây. Nhiều cơ sở quy mô lớn với hàng trăm lao động, cơ sở vật chất được đầu tư mới, hiện đại, mỗi năm xuất ra thị trường hàng ngàn tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần tăng ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời có hàng chục cơ sở thu mua và chế biến khô cá cơm, trong đó có 5 cơ sở quy mô lớn. Máy sấy, máy hấp được đầu tư hiện đại, dàn phơi rộng hàng héc-ta. Từ thị trấn Sông Ðốc, qua cầu Rạch Ruộng, giáp ranh với ấp Kinh Giữa, xã Khánh Hải là làng nghề khô cá cơm mút tầm mắt. Vào con nước chính vụ, không khí lao động nhộn nhịp, tấp nập, những mẻ cá cơm vừa hấp ra lò khói bốc nghi ngút, các dàn phơi đầy ắp cá. Mùi cá hoà quyện với gió biển lan xa hàng cây số.

Cá cơm được khai thác và chế biến quanh năm, nhưng nhiều nhất là từ tháng 7 đến tháng 2 (âm lịch) năm sau. Cao điểm, mỗi cơ sở thu mua và chế biến hàng trăm tấn, với hàng trăm lao động. Mỗi lao động thu nhập từ 150-200 ngàn đồng/ngày.

Cá cơm sau khi hấp được phơi nắng khoảng 4 giờ là đóng gói sản phẩm giao cho khách hàng. Sản phẩm được tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc, Ðài Loan và một số nước Ðông Nam Á thông qua các công ty đầu mối.

Mời bạn đọc tham quan các công đoạn chế biến khô cá cơm của Cơ sở Phước Thành, một trong những cơ sở có quy mô lớn của làng nghề khô cá cơm ở Sông Ðốc.

Cửa biển Sông Ðốc, nơi có hàng ngàn phương tiện đánh bắt, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy chế biến thuỷ sản nói chung và làng nghề khô cá cơm nói riêng.

Lượng cá cơm hàng trăm tấn mỗi ngày được chuyển từ tàu đánh bắt lên các cơ sở của làng nghề chế biến cá cơm.

Cá cơm tươi hấp 2 phút cho ra lò và chuyển lên sàn phơi.

Cá cơm qua khâu sàng, sấy lần cuối, trước khi đóng bao bì đưa đi tiêu thụ.

 

Nguyễn Bình Lam Khuê thực hiện

 

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Tất bật vào vụ dưa hấu Tết

Thời điểm này, nông dân huyện U Minh đang tất bật bước vào vụ dưa hấu Tết. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi cho việc xuống giống, dưa đang phát triển tốt.

Bảo vệ thương hiệu cua Năm Căn

Ðược thiên nhiên ưu đãi, huyện Năm Căn có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, sự kết hợp hài hoà giữa rừng và biển khá đặc biệt so với các vùng khác; chính vì thế mà các sản phẩm đặc sản tại đây khó nơi nào sánh được về chất lượng như: tôm, sò, các loại cá..., đặc biệt là cua Năm Căn.

Tự tin trồng lúa trên đất mặn

Tháng 10 âm lịch, nước triều dâng cao, nhiều miếng vuông tôm ở ấp Bào Kè, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước ngập nước, nhiều người lo rào chắn, bồi đất vì sợ tôm, cua đi hết, riêng cả nhà ông Tám Hoàng (Châu Văn Hoàng, 61 tuổi), thì từ sáng tinh mơ đã ra vuông đuổi chim.

Thu nhập cao từ chuối sấy giòn

Nhằm góp phần tìm đầu ra và nâng cao giá trị nông sản địa phương, vợ chồng chị Lâm Thị Quỳnh Như và anh Cao Thanh Mộng, Khóm 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau, khởi nghiệp và thành công với mô hình sản xuất chuối sấy giòn, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.

Bánh phồng tôm đón Tết

Những ngày cuối năm, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi tất bật vào mùa làm bánh phồng tôm để kịp đáp ứng cho những đơn hàng Tết.

Nông dân khởi nghiệp sáng tạo

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên nông dân đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp với đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh được xem là mảnh đất màu mỡ, nhiều cơ hội để nông dân khai thác trên con đường lập nghiệp, tạo ra sự thay đổi về diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hôm nay.

Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và tạo điều kiện tốt hơn cho nữ nông dân

Chiều ngày 3/12, Bà Jasmien De Winne, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam; ông Marc Fransen, Tuỳ viên ban DGEO.6, Tổng vụ Hợp tác phát triển Bỉ (DGD – Brussels) cùng đoàn công tác Ban quản lý Dự án “Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam” có buổi làm việc với Hội nông dân tỉnh.

Ðồng xanh trên đất mặn

Từ những năm 2000, khi thực hiện chuyển dịch sản xuất sang nuôi tôm, trên đồng đất huyện Phú Tân dần thưa thớt đi màu xanh của cây lúa, nhường chỗ cho con tôm phát triển. Câu chuyện khôi phục lại nghề trồng lúa trên đất nuôi tôm tuy không còn xa lạ tại các địa phương trong huyện, nhưng số người làm được lại rất khiêm tốn và để cây lúa trĩu hạt trên vùng đất mặn cũng không phải chuyện dễ.

Chi hội trưởng gương mẫu

Những năm gần đây, huyện U Minh có nhiều cựu chiến binh (CCB) gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, ông Trần Văn Gẫm, Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 6, xã Khánh Tiến là điển hình.