ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 09:53:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Du lịch với văn hoá sông nước 

Báo Cà Mau (CMO) Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kinh rạch chằng chịt với mật độ 1,34 km/km2, tổng chiều dài hơn 7.000 km, chiếm 1/3 chiều dài đường thuỷ ĐBSCL. Hệ thống sông Cà Mau vô cùng rộng lớn, với các sông lớn như: Cửa Lớn, Bảy Háp, Ông Đốc, Đồng Cùng, Tam Giang, Bồ Đề, Bạch Ngưu, Trèm Trẹm… tạo thành các cửa sông lớn và hàng trăm hệ thống sông, kinh, rạch nhỏ khác...

Chính vì thế mà dòng sông, con nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống và hình thành nên các giá trị văn hoá đặc sắc của người dân Cà Mau.

Ngã sông là nơi giao nhau giữa các dòng nước, tàu ghe xuôi ngược. Thế nên, người ta thường họp chợ tại các ngã sông để tiện bề mua bán, trao đổi hàng hoá. Thông thường các tiểu thương bày bán các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống.

Buổi sáng trên đầm Thị Tường.Ảnh: QUANG MINH

Cà Mau có nhiều tín ngưỡng văn hoá sông nước. Mỗi tín ngưỡng đều thể hiện rõ nét niềm tin về một cuộc sống an lành, sung túc và hạnh phúc. Một số tín ngưỡng nổi bật như: Tín ngưỡng thờ Cá Ông: hằng năm tổ chức lễ lớn vào ngày 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch ở các cửa biển như Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), Khánh Hội (huyện U Minh); thờ Bà Cậu (Thuỷ Long Thần Nữ ( đồng hoá từ Bà Thiên Y Ana) và Cậu Tài, Cậu Quý con trai của bà) - những vị thần phúc tinh cho những người dân có cuộc sống gắn liền với sông nước; thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu - người được xem là người mẹ của biển cả hay cứu giúp người đi biển gặp nạn và đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.

Hằng năm vào ngày 23, 24, 25 tháng 3 Lễ hội Vía Bà diễn ra tại Chùa Bà Thiên Hậu trên địa bàn TP Cà Mau và huyện Cái Nước; thờ Bà Chúa Xứ (tín ngưỡng thờ Mẹ nổi bật nhất của ĐBSCL) tại các ngôi miếu nhỏ ven sông; thờ Bà Chúa Hòn trên đảo Hòn Chuối cũng thể hiện rõ nét văn hoá tín ngưỡng đặc sắc của cư dân vùng sông nước trong những buổi đầu khai hoang mở đất cho đến ngày nay.

Bên cạnh một số tín ngưỡng nổi trội như trên, người dân Cà Mau còn có một số tập tục: cúng, rửa tàu trước khi ra khơi; vẽ mắt cho tàu, ghe; kỵ nói những điều không may như rớt, rơi, lật,…; ăn cá không được lật con cá lại; dao bị rớt xuống sông phải mò lên nếu không thì sẽ không may mắn…

Trước kia, trong đời sống sinh hoạt của người dân Cà Mau, mọi yếu tố đều gắn liền với con nước. Lúc dựng nhà, họ thường chọn đối diện với dòng sông để tiện bề mua bán, săn bắt cá tôm, trồng trọt... Sau đó, sản sinh ra nhiều hình thức lao động trên sông như: đóng đáy, ghe cào, chài lưới, cất vó, đặt lọp, giăng câu, dựng chà, đăng…

Thông thường, người Cà Mau sử dụng các phương tiện đi lại như xuồng ba lá để lưu thông theo những con kinh, rạch nhỏ; vỏ lãi ra sông lớn để tránh sóng xô; buôn bán thì chủ yếu là ghe. Các phương tiện đều là một phần quan trọng không thể thiếu của người dân Cà Mau trước sự mênh mông của sông nước.

Dòng sông còn được ví như dòng đời của những phận người trôi nổi không đất đai, sống nương vào con nước để tìm kế sinh nhai. Họ có thể làm nghề hạ bạc, thương hồ. Khi rảnh rỗi thì nhâm nhi vài ly rượu đế, dạo phím đàn và cất lên vài câu vọng cổ bùi tai để rồi sau đó lại tiếp tục gắn bó đời mình với con nước, dòng sông.

Tất cả những nét sinh hoạt, nếp ăn, nếp ở của người dân vùng sông nước đã hình thành nên những giá trị văn hoá đặc sắc mà chúng ta cần khai thác trong hoạt động du lịch hiện nay ở Cà Mau.

Từ việc khai thác các giá trị văn hoá sông nước, Cà Mau đã, đang lồng ghép và đưa hình ảnh sông nước vào trong một số sản phẩm du lịch đặc sắc của địa phương: tham quan cửa sông Ông Đốc để tìm hiểu thêm về hoạt động ra khơi, đánh bắt hoặc tham gia vào Lễ hội Nghinh Ông hằng năm; du lịch sinh thái biển, đảo tại Hòn Khoai, Hòn Chuối; du lịch homestay với các hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản tại một số hộ gia đình ở Mũi Cà Mau, rừng U Minh Hạ,…; du lịch lễ hội, tín ngưỡng thông qua tổ chức các tour theo sự kiện tại các lễ hội văn hoá sông nước hằng năm; du lịch thể thao trên sông như lặn biển (Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối, Hòn Khoai); đua ghe, chèo thuyền kayak, bơi lội bắt bóng trên sông lớn như sông Trẹm, sông Tam Giang; lướt ván bắt sò trên bùn (bãi bồi ở Đất Mũi, cồn Ông Trang…).

Việc xây dựng các sản phẩm du lịch văn hoá sông nước Cà Mau với tiềm năng sẵn có, định hướng lâu dài và nhiều giải pháp đồng bộ sẽ tạo điều kiện để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá sông nước đặc sắc của địa phương. Đây cũng là một việc làm thiết thực góp phần đa dạng hoá các sản phẩm du lịch của Cà Mau trong xu thế phát triển chung của du lịch ĐBSCL./.

Dương Kim Chuyển 

 

Liên kết hữu ích

Du lịch Cà Mau sôi động dịp nghỉ lễ

(CMO) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, dù thời tiết khá bất lợi do mưa nhiều nhưng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn rất đông. Các điểm dịch vụ phục vụ khách tham quan chu đáo, an toàn, giá cả hợp lý, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Quảng bá du lịch bằng âm nhạc

(CMO) Ðể du lịch Cà Mau được quảng bá rộng và theo hình thức thú vị hơn, tiệm cận với giới trẻ hơn, một nhóm bạn trẻ đã triển khai những sản phẩm giới thiệu và làm mới hình ảnh Cà Mau với bạn bè khắp nơi bằng âm nhạc.

Khơi thông tiềm lực kinh tế du lịch

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh xem xét thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Nạp năng lượng cho con vào năm học mới

(CMO) Trong kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình đã đưa con đi du lịch hoặc rời thành phố về quê để các con được khám phá, trải nghiệm, bổ sung kiến thức trực quan sinh động, từ đó khuyến khích con học tập tích cực. Đây còn là dịp để gia đình gắn kết, có thêm nhiều kỷ niệm đẹp.

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Hướng bền vững cho du lịch sinh thái cộng đồng

(CMO) Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCÐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Với khách du lịch, DLSTCÐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa. Vì vậy, DLSTCÐ chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.

Ðất Mũi bứt phá đầu tư hạ tầng du lịch

(CMO) Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đạt chuẩn đô thị loại V, đây là tiền đề để địa phương bứt phá phát triển. Cùng với lợi thế và tiềm năng du lịch sẵn có, Ðất Mũi đang được cấp trên đầu tư vốn để xây dựng các hạng mục trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Du lịch Cà Mau - Bài toán giữ chân du khách

(CMO) Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, du lịch Cà Mau tăng mạnh về số lượng du khách lẫn doanh thu, nhưng bài toán nan giải vẫn là câu chuyện duy trì sức hút và giữ chân khách du lịch sau đó.

Hướng đến du lịch thân thiện môi trường

(CMO) Thời gian qua, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống rác thải nhựa, hướng đến du lịch thân thiện môi trường.

Tạo đột phá phát triển du lịch

(CMO) Sau 2 năm thực hiện Chương trình số 10-Ctr/HU của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo, du lịch huyện Trần Văn Thời đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đảm bảo đúng định hướng của tỉnh, của huyện và là một trong những ngành chuyển biến tích cực về tốc độ tăng trưởng.