ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 21:44:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đưa gạo sạch về thành

Báo Cà Mau Khi quyết định nhảy "nguyên con" vào thương trường, Huy quyết định không bán gạo sạp theo cách cò con nữa, mà mở công ty chuyên nghiệp, chuyên cung cấp gạo sạch cho thị trường Cà Mau. Ðể thực hiện được điều này, điều quan trọng nhất là đầu vào, công ty phải đảm bảo được số lượng và chất lượng gạo.

Người chồng tên là Ðặng Quốc Huy, sinh năm 1990, gia đình nghèo, cha làm hồ, nhà ở Khóm 4, Phường 4, TP Cà Mau. Vợ tên là Nguyễn Thị Lài, sinh năm 1991, gia đình khá giả, nhà có vuông tôm, hàng đáy lớn ở kinh Trưởng Ðạo, ấp Hải An, xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi. Huy và Lài biết nhau và yêu nhau hồi còn học ở Trường Trung học Bán công Cà Mau.

Năm 2008, Huy tốt nghiệp THPT loại giỏi, không khả năng học đại học, anh đi nghĩa vụ quân sự, phục vụ tại Ðồn Biên phòng 699, đóng quân ở cửa biển Khánh Hội, huyện U Minh. Một năm sau đó, Lài tốt nghiệp cấp 3, nhưng cũng không học đại học, vì gia đình thấy con gái cưng bị cận, sợ học tiếp cận nhiều, học nhiêu đó được rồi, bắt cô về làm “tiểu thư” trong nhà, cưng như trứng mỏng.

Năm 2010, Huy hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh về địa phương, tham gia vào lực lượng dân phòng của phường Tân Xuyên, TP Cà Mau. Anh tranh thủ đi học lại và học tại chức Ðại học Luật Kinh tế ở Trường Ðại học Cần Thơ. Lúc này, tình cảm của Huy và Lài vẫn đẹp như hồi phổ thông trung học, chỉ có điều, do nhà nghèo hơn nhà Lài, Huy mặc cảm, anh chưa dám thưa chuyện với người lớn. Ðùng một cái, Lài báo tin với Huy rằng, có người đến dạm hỏi cưới Lài, gia đình họ khá giả và coi mòi gia đình Lài muốn đồng ý. Anh chàng dân phòng nghe xong tá hoả tam tinh, quên luôn mất mình là ai, nhà mình thế nào, mang ba lô lên vai đi xuống nhà Lài.

Vợ chồng Huy (bên phải) vui vẻ giới thiệu với khách hàng sản phẩm gạo sạch đóng túi của công ty mình.

Ông Năm Thể nhìn Huy như người trên trời xuống, ông không biết Huy nghĩ gì, lương 1 tháng 650.000 đồng đòi cưới con gái cưng như trứng mỏng của ông? Ông không biết Huy nghĩ sao, lương 1 tháng 650.000 đồng mà nhìn mặt Huy tự tin vậy? Ông Năm Thể quay qua Lài và hỏi con thấy sao? Ông Năm Thể không ngờ, Lài không chút do dự, cô gật đầu cái “rụp” như lính nhà binh vậy.

Nhìn con gái, ông Năm Thể hiểu sao rồi, hai đứa đạp giò nhau rồi, hèn gì thằng "rể giống điên điển" tự tin trả lời ông ngon thấy sợ. Ông Năm Thể nhìn lại Huy, nhà nghèo, tuổi trẻ, nhưng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và tiếp tục con đường học hành của mình là đại học tại chức. Không hiểu sao, ông thấy Huy cũng hay hay, cũng có chí, tin con gái mình không chọn nhầm người. Và Huy đã không để ông Năm Thể thất vọng.

Năm 2012, Huy chuyển công tác về Phường đoàn Phường 4, được bầu làm Phó Bí thư Phường đoàn. Vừa công tác đoàn, Huy cùng với vợ bán sạp gạo lẻ tại nhà, vợ chồng nghĩ ra cách bán gạo lạ và vui nhộn từ đây. Năm 2014, Huy vinh dự được kết nạp vào Ðảng tại Phường đoàn Phường 4 và tốt nghiệp Ðại học Luật Kinh tế Ðại học Cần Thơ. Cũng trong thời gian này, Huy có một quyết định mang tính rất riêng của tuổi trẻ, thay đổi lớn hướng đi của anh.

Khi quyết định nhảy "nguyên con" vào thương trường, Huy quyết định không bán gạo sạp theo cách cò con nữa, mà mở công ty chuyên nghiệp, chuyên cung cấp gạo sạch cho thị trường Cà Mau. Ðể thực hiện được điều này, điều quan trọng nhất là đầu vào, công ty phải đảm bảo được số lượng và chất lượng gạo.

Chỉ trong một thời gian rất ngắn, sản phẩm gạo sạch của Huy được nhiều người biết đến, công ty phát triển được gần 20 đại lý trong và ngoài tỉnh. Tiêu chí quan trọng nhất trong kinh doanh của Huy là chất lượng, nếu có 1 túi gạo bị sai, bị lỗi, không đúng như trên bao bì giới thiệu, thì sau này dù có đính chính hay sửa sai như thế nào đi nữa, cũng khó lấy lại được lòng tin của khách hàng, nên Huy rất coi trọng vấn đề này.

Ngay cả khi bán gạo cho các tổ chức làm từ thiện, tặng gạo cho người nghèo, Huy chấp nhận bán phá huề, hoặc lỗ chút đỉnh, chứ không pha trộn bậy bạ, giữ nguyên chất lượng như gạo kinh doanh của công ty. Ðó cũng là lý do, thương hiệu Gạo sạch 909 Cà Mau, dù còn rất non trẻ, nhưng đã mau chóng gầy dựng được lòng tin trên thị trường. Năm 2015, dù mới thành lập, công ty của Huy tiêu thụ hơn 350 tấn gạo. 6 tháng đầu năm 2016, công ty của Huy tiêu thụ hơn 300 tấn gạo, Huy phấn đấu trong năm nay đạt doanh số hơn 500 tấn gạo.

Mục tiêu tới của Huy là đưa được thương hiệu Gạo sạch 909 Cà Mau có mặt ở thị trường TP Hồ Chí Minh. Từ cái sạp gạo nhỏ bán lẻ, thành cái kho gạo lớn, doanh số bán một năm mấy trăm tấn gạo, dân xóm mừng cho vợ chồng Huy rất nhiều. Có người hỏi vui vợ chồng, 100 tấn gạo có giá cỡ bao nhiêu và lợi nhuận bao nhiêu? Vợ chồng Huy cười, 100 tấn gạo có giá khoảng 1 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng. Mọi người giật mình nhìn vợ chồng Huy: "Gì ít vậy, 100 tấn gạo lời chỉ có vài chục triệu đồng sao?". Vợ chồng Huy cười, bán gạo chứ phải bán vàng đâu mà đòi nhiều! Mọi người lại không sao nhịn được cười...

Bài và ảnh: Ái Như

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).