Ngày 11/3 vừa qua, bà Lê Thị Hiệp (ấp Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) được tham dự “Diễn đàn pháp luật” do Hội LHPN huyện phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp triển khai. Từ diễn đàn này, bà đã nắm rõ các thủ tục cần thiết để yêu cầu đối tượng gây thương tích cho con bà phải bồi thường theo bản án của toà án.
Ngày 11/3 vừa qua, bà Lê Thị Hiệp (ấp Ðá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) được tham dự “Diễn đàn pháp luật” do Hội LHPN huyện phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp triển khai. Từ diễn đàn này, bà đã nắm rõ các thủ tục cần thiết để yêu cầu đối tượng gây thương tích cho con bà phải bồi thường theo bản án của toà án.
Bà Hiệp chia sẻ: Vào buổi chiều cách đây 13 năm, con trai bà là Nguyễn Văn Mạnh đã bị một đối tượng ngụ cùng ấp đâm trọng thương, tỷ lệ thương tật 41%. Sự việc đã được Toà án Nhân dân tối cao xử bên nguyên đơn phải bồi thường cho con bà 35 triệu đồng tiền viện phí. Bản án có hiệu lực từ năm 2002 nhưng vẫn chưa được thi hành.
“Mặc dù đã đi nhiều nơi, gõ nhiều cửa nhưng tôi vẫn chưa nhận được số tiền viện phí. Sau khi được tư vấn, được hướng dẫn tận tình từ “Diễn đàn pháp luật”, tôi đã biết được các thủ tục cần thiết để yêu cầu thi hành án”, bà Hiệp cho biết thêm.
Phụ nữ khẳng định vai trò trong lĩnh vực phát triển kinh tế. (Trong ảnh: Bà Phạm Hồng Nhân, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh (bìa phải) bàn giao tài sản cho HTX Anh Đào, ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh). |
Cùng với các hoạt động tư vấn trực tiếp, cán bộ, hội viên phụ nữ còn được nắm bắt các quy định của Nhà nước về hoạt động chơi hụi, Luật Hôn nhân gia đình, chương trình quốc gia về bình đẳng giới…
Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Trần Văn Thời Phan Thu Hương, trợ giúp pháp lý là hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho chị em phụ nữ theo quy định của pháp luật để họ tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ðồng thời hoạt động trợ giúp pháp lý còn tham gia tuyên truyền, hướng dẫn để phụ nữ nói riêng, mọi người dân nói chung hiểu và chấp hành pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế các tranh chấp, khiếu nại có thể xảy ra.
Cùng với các hoạt động trợ giúp pháp lý của các cấp hội phụ nữ, năm 2015, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì và phối hợp với các sở, ngành có liên quan, các cơ quan thông tin truyền thông, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015.
Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tổ chức các đợt tập huấn kiến thức giới và kỹ năng lồng ghép giới trong hoạch định, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thực thi chính sách cho cán bộ quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, cán bộ tư pháp, thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp. Ðồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát chất lượng, số lượng, cơ cấu, nhất là cơ cấu ngành nghề, độ tuổi, cán bộ xuất thân từ công nhân, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc ít người của đội ngũ cán bộ nữ... Qua đó, kịp thời phát hiện, giới thiệu cán bộ nữ có triển vọng để đưa vào quy hoạch. Bảo đảm tỷ lệ nữ cán bộ trong quy hoạch cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ và ban lãnh đạo chính quyền các cấp đủ để thực hiện được các chỉ tiêu đã đề ra của Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Thân Ðức Hưởng chỉ đạo: Ðể phát huy vai trò, vị thế, tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong tình hình mới và nhất là thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị đòi hỏi các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp chăm lo, thực hiện tốt các nhiệm vụ vì sự bình đẳng, tiến bộ của phụ nữ. Tạo điều kiện thuận lợi để Hội LHPN hoạt động hiệu quả, thiết thực, để mỗi phụ nữ phát huy vai trò, năng lực của mình. Và đẩy mạnh công tác truyền thông để phụ nữ nói riêng, xã hội nói chung, hiểu vai trò phụ nữ trong đời sống, xã hội hiện nay./.
Bài và ảnh: Thanh Phương