ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 09:55:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đừng để di tích thành phế tích

Báo Cà Mau (CMO) Hệ thống di tích, thắng cảnh là tài sản quý giá của mảnh đất Cà Mau, không phải nơi nào cũng có được. Tuy nhiên, sự đầu tư còn yếu và thiếu, chưa khai thác hết những tiềm năng để vực dậy một lĩnh vực thế mạnh: du lịch, dịch vụ gắn với di tích thắng cảnh. Đáng tiếc hơn, nhiều di tích đã được công nhận ở tầm quốc gia, tuy nhiên, sau những buổi lễ động thổ rầm rộ là khoảng “im lặng” kéo dài.

Nguyên nhân được đưa ra là tỉnh nhà còn khó khăn, nhiều lĩnh vực bức xúc hơn cần đầu tư, vốn Trung ương chưa phân bổ… để rồi với thời gian, hầu như ai cũng nhận ra rằng: phải làm nhanh để còn kịp, nếu không di tích chắc mất luôn... dấu tích.

Tài sản quý giá

Cầm trong tay bản thống kê di tích của Cà Mau, những người tỉnh khác chắc cũng phải trầm trồ: 11 di tích xếp hạng quốc gia và hơn 20 di tích cấp tỉnh. Dạo trước, anh Lê Minh Sơn, Trưởng Ban Quản lý di tích tỉnh, hay cùng anh em báo chí ngồi trao đổi vừa tình cảm, vừa là những suy nghĩ ruột gan. Anh nói, ở tỉnh mình mà đầu tư cho đúng, cho trúng và liên kết được với thế mạnh du lịch thì di tích lịch sử, văn hoá là nơi “kiếm tiền”. Cái ước ao đó không có gì là xa vời, nó căn cứ vào thực tiễn “tươi rói” của tỉnh nhà. Đi đâu cũng thấy thắng cảnh, di tích, đền đài, miếu mạo và những dấu ấn đậm nét của tiền nhân để lại.

Di tích Địa điểm chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hiện tại chỉ là một bãi cỏ.

Anh Sơn kể, có lần về thăm những di tích chưa được đầu tư nhiều, bà con hỏi ra, hỏi vô, anh đành trả lời cho qua chuyện: “Dạ, cái này tụi con biết, nhưng không quyết được, phải chờ”. Chúng tôi cảm phục những người làm nghề quản lý di tích, chuyên môn là tất nhiên, nhưng còn ở tấm lòng. Đại loại như nói về khu di tích bác Ba Phi, anh Sơn định hình ngay rằng: “Phải dựng lại không gian của rừng U Minh, của làng quê, phải biến những câu chuyện thành thực tế từ ẩm thực, trải nghiệm đến cả giải trí, thư giãn”.

Sau những câu chuyện rôm rả như vậy, cái kết luận bao giờ cũng nhẹ hều: “Ờ, tính thì tính vậy”.

Mới đây nhất, chùa Cao Dân (xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) cũng được xếp hạng di tích quốc gia. Phải tính rằng, di tích quốc gia của tỉnh Cà Mau xuyên từ rừng xuống biển, ra tận đảo xa. Đó là những dấu tích lịch sử oai hùng, lại đồng thời cũng là những danh lam thắng cảnh nức tiếng xa gần. Thế nhưng, tình trạng chung là các di tích quốc gia vẫn lay lắt trong tình trạng đầu tư chưa tương xứng với danh hiệu. Thậm chí có nơi còn chưa được đầu tư bất cứ hạng mục, công trình nào. Với trình độ dân trí bây giờ, nhiều người đã mạnh dạn đặt câu hỏi: “Vậy công nhận để làm gì?”.

Dẫu biết cái khó của địa phương, của ngành chủ quản là chuyện vốn đầu tư. Nhưng với những người trong cuộc, thì có tiền chưa chắc đã đầu tư được. Bởi cần phải am hiểu, có hoạch định, có sự tính toán kỹ lưỡng khi đổ tiền vào các di tích, thắng cảnh. Nếu làm bừa bãi, rất dễ rơi vào tình trạng “phản văn hoá”, “lai căng”, thậm chí là phỉ báng văn hoá.

Về vấn đề này, anh Nguyễn Văn Quynh, Phó Ban Quản lý di tích tỉnh, chia sẻ: “Đầu tư phải gắn với văn hoá, thẩm mỹ, lịch sử, điều kiện thực tế và nhiều yếu tố khác nữa”.

Theo lời anh Quynh, chúng ta đang đợi vốn, nhưng chuyện sử dụng vốn thế nào lại là một vấn đề mới cần phải nghiêm túc xem xét, đánh giá.

Di tích... nằm chờ

Dẫu có lo lắng về việc sử dụng vốn đầu tư hiệu quả nhưng chúng tôi cũng phải lưu ý rằng, nhiều di tích còn chưa có bất cứ công trình, hạng mục nào. Không khó để dẫn chứng các địa điểm thuộc Xứ uỷ Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam (giai đoạn 1949 đến đầu 1955) hay địa điểm chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là. Nói về địa điểm chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, chúng tôi lại nhớ tới cuộc trao đổi với một đồng chí lão thành cách mạng của tỉnh, ông dứt khoát: “Phải để là chiến thắng Cái Nước - Đầm Dơi - Chà Là mới đúng”. Lý do của ông đưa ra là những trận đánh nổ ra theo thứ tự như trên. Còn đa phần đều chấp nhận cái tên hiện tại bởi lẽ “nó vần”, dễ đọc.

Viếng bác Ba Phi trong không gian chật chội, ẩm thấp.

Về thăm Chà Là (xã Trần Phán), nhớ rằng mình có dự và đưa tin lễ động thổ, chạy từ thị trấn Đầm Dơi về trung tâm xã cứ để ý mà… không thấy. Lòng băn khoăn, chẳng biết khu di tích giờ nằm chỗ nào. Khi động thổ, cờ phướn, bà con hai bên đường hoành tráng, còn khu di tích thì chỉ là bãi cát mới bơm lên và căng một cái biển đỏ chính giữa.

Phó chủ tịch UBND xã Trần Phán Trần Thanh Liêm cho biết: "Động thổ từ năm 2013 tới giờ chớ ít đâu. UBND huyện Đầm Dơi giao xã quản lý, xã giao lại cho anh em Ban Chỉ huy Quân sự”. Vậy là với diện tích 3,3 ha mới bơm cát khoảng 1 ha, còn lại anh em tận dụng... nuôi tôm “cải hoạt”.

Anh Nguyễn Văn Chương, công chức địa chính xã cho chúng tôi xem các thông tin liên quan: “Quỹ đất di tích là thu hồi, bồi hoàn 5 hộ dân với số tiền hơn 3,1 tỷ đồng”. Cũng theo các cán bộ xã Trần Phán, do chưa có hạng mục, công trình gì, nên công việc hằng năm của địa phương cũng nhàn hạ, chỉ có việc phát quang, dọn cỏ. Bà con đi qua đi lại hỏi thăm, họp dân hỏi thăm, tiếp xúc cử tri hỏi thăm, anh em ở xã trả lời cho qua: “Cái này chúng tôi ghi nhận để trình cấp thẩm quyền”. Cho đến thời điểm đầu năm 2018, anh Liêm thông báo một tin chẳng biết nên vui hay buồn: “Người ta hỏi riết rồi bây giờ... bớt hỏi rồi!”.

Mong muốn của Trần Phán là việc sớm đầu tư, khởi công xây dựng các hạng mục, công trình để có thể tạo thành điểm nhấn trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, tạo cơ hội để bà con mở mang buôn bán, làm ăn. Gặp gia đình họ Lê ở ngay sát vách di tích, anh Lê Văn Mốc bộc bạch: “Nhà tui cũng có một phần đất thu hồi vô di tích. Đợt đó đón đại biểu về làm lễ động thổ vui lắm, lớn lắm".

Anh Lê Chí Nghiệp, Ban Công tác Mặt trận ấp Chà Là, thì nói vui: “Mấy ông Xã đội cất cái chòi nuôi tôm muốn sập rồi mà di tích chưa thấy nhúc nhích gì. Thấy mấy ổng cũng mần cỏ, nhưng cỡ như mùa mưa thì mần không kịp luôn chớ giỡn đâu”.

Như bên Hải Yến - Bình Hưng (Tân Hải, Phú Tân), người ta cũng đợi bao năm nay. Khu di tích bác Ba Phi (Khánh Hải, Trần Văn Thời), khách vô mùa mưa vẫn phải lội nước thăm mộ ông… Nhưng có một thông tin mới cập nhật, lãnh đạo Ban Quản lý di tích tỉnh cho biết: “Trong năm 2018, vốn đầu tư của Trung ương sẽ “rót” về, và khi đó bà con Trần Phán sẽ tổ chức lễ đón bằng công nhận và những hạng mục, công trình đầu tiên của quần thể di tích sẽ được xây dựng”. Nghe cũng vui, nhưng tất nhiên, vẫn phải chờ…/.

Phạm Hải Nguyên 

Chủ động thích nghi chặng đường mới

Tiếng gà gáy liên hồi ngay giữa lòng nội đô Cà Mau khiến tôi bất ngờ khi đang tập thể dục buổi sáng. Ánh mặt trời từ phía sân bay dần hửng đỏ, mỗi lúc một sáng tỏ từng ngôi nhà lô nhô thấp cao. Từ phía ngược lại, tiếng chuông Nhà thờ Giáo xứ Cà Mau đổ dồn 3 tiếng đúng lúc đồng hồ hiển thị 6 giờ... Tất cả báo hiệu một ngày mới bắt đầu! Rời khu nhà trọ của gia đình đang lưu trú ở phường Tân Thành, tôi chuẩn bị cho ngày làm việc đầu tiên của mình ở tỉnh lỵ Cà Mau sau hợp nhất địa giới hành chính giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

An cư song hành lạc nghiệp

Những căn nhà mới trong chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát sẽ khó bền vững nếu người dân không có sinh kế. Một số nơi đã gấp rút triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ sinh kế cho các hộ dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Mục tiêu nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống, có điều kiện phát triển kinh tế bền vững.

Ghi dấu ấn hoạt động thiện nguyện

Những năm qua, Công ty Cổ phần Ðầu tư và Xây dựng Phước Thành (Cà Mau) không chỉ được biết đến là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ qua các hoạt động thiện nguyện, đặc biệt là các hoạt động phát triển phong trào thể dục thể thao, bóng đá phủi tại địa phương.

Mái ấm nghĩa tình cho thân nhân liệt sĩ CAND

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân (19/8/1945-19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2025), ngày 4/7, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức lễ trao Quyết định hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình ông Trương Văn Hoàng, thân nhân trực tiếp thờ cúng liệt sĩ CAND Trương Văn Hiệp.

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao 4 “Nhà đồng đội”

Ngày 4/7, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 4 “Nhà đồng đội” trên địa bàn tỉnh An Giang và Cà Mau.

Thêm 3 cây cầu, 1 mái ấm từ Tổ chức The Corea Peace3000

Ngày 3/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) và chính quyền địa phương bàn giao nhà tình thương cho hộ nghèo tại xã Sông Đốc và khánh thành 3 cây cầu giao thông nông thôn tại xã Khánh An.

Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn - Hậu quả khó lường

Mùa hè là thời điểm trẻ em nghỉ học, vui chơi nhiều hơn nên cũng là lúc dễ xảy ra các tai nạn ngoài ý muốn, trong đó có những tình huống nguy hiểm nhưng thường bị xem nhẹ, đó là bị rắn cắn.

Mối đe doạ thầm lặng với trẻ nhỏ

Hút thuốc lá không chỉ là thói quen có hại với chính người hút thuốc mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Thầm lặng gieo sự sống

Nhiều lần hiến máu; tích cực vận động, tuyên truyền trong xã hội về ý nghĩa của hiến máu nhân đạo..., đó là hành trình miệt mài, không ngừng nghỉ của anh Huỳnh Tiến Sơn. Anh vinh dự là 1 trong 100 đại biểu toàn quốc được Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tôn vinh Người HMTN tiêu biểu toàn quốc năm 2025.

Kiểm tra công tác tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn        

Chiều 2/7, đoàn giám sát Trung ương về tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn do ông Lưu Đình Quý, Tổ trưởng tổ thu thập và xử lý dữ liệu điều tra thống kê, Ban điều tra thống kê làm trưởng đoàn đến kiểm tra công tác tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn 2025 tại tỉnh Cà Mau.