ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 07:29:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Duyên nợ với áo dài

Báo Cà Mau (CMO) Chiếc áo dài được coi là quốc hồn quốc tuý của dân tộc Việt Nam. Và công việc của những người thợ may áo dài vì thế cũng trở nên thiêng liêng, đặc biệt hơn khi họ tạo ra không chỉ những sản phẩm thời trang, mà còn là sản phẩm văn hoá chứa đựng bản sắc Việt.

Khéo léo và sáng tạo, nhiều thợ may đã kiên trì theo đuổi, giữ gìn nét độc đáo của áo dài qua từng đường kim, mũi chỉ, góp phần tôn vinh nét đẹp phụ nữ và trân trọng giá trị truyền thống. Tôi sau bao ngày dò hỏi biết được một nhà may áo dài lâu năm ở TP Cà Mau. Ðó là nhà may Anh Thư nằm trên đường Lý Thái Tôn, Phường 2, với tấm bảng hiệu đã nhuốm màu thời gian. Chị Anh Thư, chủ nhà may nay 51 tuổi nhưng đã có 32 năm giữ nghề may áo dài truyền thống.

Chị Anh Thư với 32 năm giữ nghề may áo dài truyền thống.

Sinh ra trong gia đình trí thức, anh chị em của chị Thư đều tham gia công tác, chỉ riêng chị rẽ hướng nghề may. Suốt buổi trò chuyện, chị Thư cứ nhắc tới nhắc lui cái duyên với nghề, rồi say sưa kể: “Cha tôi là cán bộ nên ngay từ nhỏ anh em tôi đã được định hướng cho học hành tới nơi tới chốn. Tôi là đứa học trội nhất nhà, là học sinh giỏi tốp đầu của Trường Hồ Thị Kỷ thời ấy. Năm 1988, tôi đậu Ðại học Y dược TP Hồ Chí Minh và quyết tâm học tập. Thế nhưng, chưa đầy một năm, tôi ngã bệnh, đành lỡ dở con đường học vấn”.

Những ngày lên TP Hồ Chí Minh điều trị bệnh, gần chỗ chị Thư ở có cửa tiệm may áo dài, qua lại thấy thích rồi chị quyết định theo học nghề. Tính toán nhanh và có năng khiếu nên chỉ vài tháng là chị Thư đã ra nghề. Chị tâm sự, hồi chị còn nhỏ, mẹ chị bán sạp vải, mỗi lần có vải dư chị đều xin may đồ búp bê, rồi tự may đồ các kiểu cho mình mặc ở nhà, mặc dù chưa từng học ai. Nên khi học may, chị học rất nhanh. Lại nói năm chị học lớp 10, Cà Mau bắt đầu thực hiện mặc đồng phục áo dài, chị Thư cảm thấy thích thú, về nhà tỉ mẩn bắt chước cắt may theo.

Không phải là con nhà nghề, nhưng khi nghề chọn mình, chị Thư dành trọn tâm sức. 19 tuổi chị đứng làm chủ tiệm may. Theo lời chị Thư, lúc bấy giờ ở TP Cà Mau chỉ có 2 điểm may áo dài, là nhà may Mỹ Linh và nhà may Ngọc. Suốt bao năm qua, nghề may áo dài truyền thống đã giúp chị Thư ổn định kinh tế khi có gia đình riêng. Chồng chị mất sớm, chính nghề này giúp chị nuôi con trai thành đạt, có sự nghiệp ổn định. Chị Thư tâm tình: “Vào mùa nhập học hay Tết, khách hàng đông và yêu cầu may nhanh, tôi và các thợ phụ phải thức gần như sáng đêm mới kịp hoàn thiện cho khách. Nghề may đã cực, mà may áo dài thì càng vất vả, phải hết sức tỉ mỉ và chăm chút từng đường cắt, mũi may, sơ suất một chút là chiếc áo mất đẹp, người thợ cũng mất tiếng tăm”.

Áo dài hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, màu sắc, hoa văn, kiểu cách từ truyền thống đến tân thời, đòi hỏi người thợ phải luôn sáng tạo, tinh tế để phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề... Ðiều khiến nhà may Anh Thư luôn đông khách là cô chủ luôn nhiệt tình tư vấn để khách chọn loại vải, chọn kiểu phù hợp. Ðối với người có vóc dáng không chuẩn, chị vẫn có “bí kíp” để làm nên những chiếc áo dài mà khi mặc vào che khiếm khuyết của cơ thể và trông gọn dáng. Chị Thư chia sẻ: “Mỗi giai đoạn, chiếc áo dài có những thay đổi, biến tấu phần tay, cổ, chiều dài áo… hoặc có gắn thêm hoa văn, phụ kiện để áo có điểm nhấn sinh động hơn. Chiếc áo dài may khéo là khi người mặc vừa vặn, không chùn, nhăn, lộ đường chỉ và làm sao khi mặc vào cảm thấy thoải mái mà vẫn tôn lên nét đẹp”.

Mỗi chiếc áo hoàn hảo là một công trình nghệ thuật, được bàn tay tài hoa, sáng tạo của người thợ tâm huyết tạo nên.

Tìm hiểu về nghề may áo dài đã cho tôi có thêm nguồn tư liệu quý về nguồn gốc hình thành của “quốc phục”. Theo sử sách ghi lại, y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây khoảng 2.500 năm, đã cho thấy hình ảnh phụ nữ mặc trang phục áo dài với hai tà xẻ. Sau này, chúa Nguyễn Phúc Khoát, vị chúa Nguyễn thứ 8 của chính quyền Ðàng Trong được xem là người có công sáng chế và định hình chiếc áo dài Việt Nam như ngày nay. Và từ lâu, áo dài luôn được coi là quốc phục trong tâm thức của người Việt, dù chưa có bất cứ một văn bản nào quy định.

Sự kiện lấy ý kiến rộng rãi cả nước để hướng tới công nhận áo dài là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và đề xuất UNESCO công nhận áo dài là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, được tỉnh Cà Mau hưởng ứng tích cực. Hai năm liền, vào dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Hội LHPN Cà Mau đều phát động "Tuần lễ áo dài” trong mọi lứa tuổi mặc áo dài khi đến công sở, trường học, tham gia các hội họp… Hoạt động nhằm tôn vinh nét đẹp, giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hoá.

Nhìn cách chị Anh Thư tỉ mỉ đo đạc, tính toán mới thấy công việc của những thợ may áo dài thật sự không đơn giản. Mỗi chiếc áo hoàn hảo như một công trình nghệ thuật, được bàn tay tài hoa, sáng tạo của người thợ tâm huyết tạo nên. Vượt qua những giá trị đơn thuần, những người thợ may áo dài như chị Anh Thư đã thầm lặng nâng niu, gìn giữ, trao truyền nét đẹp văn hoá dân tộc cho muôn đời sau./.

 

Mộng Thường

 

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.