ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 14:01:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gặp lại những nhân chứng lịch sử trước ngày 30/4/1975

Báo Cà Mau

50 năm dân tộc Việt Nam đã và đang “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng những đổi thay, phát triển và hướng đến sự phồn vinh, hạnh phúc. Trong những ngày tháng 4 lịch sử này, bao thế hệ người Việt náo nức, tự hào tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, những năm tháng hào hùng ngày ấy lại ùa về vẹn nguyên trong ký ức của những người từng sống trong thời chiến, rồi lan tỏa niềm tự hào lớn lao trong tim của thế hệ hôm nay. Bởi để có được “mùa Xuân đầu tiên” đất nước trọn niềm vui độc lập là thành quả cách mạng vĩ đại của tinh thần đoàn kết triệu người như một của dân tộc Việt Nam nhỏ bé nhưng kiên cường, bất khuất.

Quân, dân và các ban, ngành trong tỉnh tiến vào TX. Bạc Liêu.Ảnh: T.L

NHỮNG “THƯỚC PHIM” LỊCH SỬ HÀO HÙNG…

Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam trở thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. Tình cảm thiêng liêng ấy  dần biến thành sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trở thành đòn bẩy vững chắc giúp dân tộc ta vượt mọi gian truân, lầm than của chiến tranh. Ông Nguyễn Hiền Lương - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, nhớ lại: “Năm 1974, tại vùng giải phóng ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân đã tổ chức buổi lễ ra mắt Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng (MTDTGP) tỉnh Bạc Liêu, có hàng ngàn đồng bào đến tham dự. Dựa vào nội dung Chương trình 10 điểm của MTDTGP miền Nam Việt Nam, Ủy ban MTDTGP tỉnh Bạc Liêu đã ra lời kêu gọi toàn thể đồng bào, cán bộ và chiến sĩ trong tỉnh đoàn kết một lòng, nhất tề xông lên đánh bại kế hoạch bình định của Mỹ - ngụy, giải phóng tỉnh nhà, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Buổi lễ được quần chúng vui mừng, phấn khởi và biểu thị sự hưởng ứng tích cực.

Trong khi các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Ủy ban MTDTGP đang thuyết phục Đại tá - Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Điệp đầu hàng, ngoài đường phố cờ MTDTGP xuất hiện ở nhiều nơi như Khu cư xá sĩ quan, cầu Quay, chợ nhóm… Quần chúng xuống đường càng đông kéo về Tòa hành chính tỉnh đòi Tỉnh trưởng thương lượng hòa bình với MTDTGP, lúc này, nhiều binh sĩ vứt bỏ súng đạn, cởi áo lính nhập vào lực lượng quần chúng. Cuối cùng, Đại tá - Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Điệp phải chấp nhận giao chính quyền cho MTDTGP và đề nghị được hưởng chính sách khoan hồng. Đặc biệt là Đại tá Điệp nhờ Đoàn MTDTGP cùng với Điệp sang Tiểu khu để thuyết phục số sĩ quan đàn em. Điệp cũng giao cho Đoàn đại diện MTDTGP một chiếc xe Jeep và tài xế để làm phương tiện đi lại. Vào thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975, trước Tòa hành chính tỉnh, hàng ngàn quần chúng nhân dân tận hưởng niềm vui chiến thắng với tràng pháo tay không ngớt khi đồng chí Lê Quân tuyên bố từ giờ phút này chính quyền cách mạng thuộc về Nhân dân. Và Bạc Liêu đã ghi dấu ấn trong lịch sử với kỳ tích giành chính quyền không đổ máu.

Cô Huỳnh Thanh Hoa (thứ 2 bên phải) kể lại những câu chuyện hào hùng khi cô là Bí thư Thị đoàn, điều hành Đội biệt động TX. Bạc Liêu. Ảnh: T.T

ĐỘI BIỆT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG TRONG LÒNG ĐỊCH

Vận hành theo thời cuộc, Đội biệt động thành được thành lập với nhiệm vụ là mũi tấn công trong lòng địch. Đồng chí Huỳnh Thanh Hoa - nguyên Bí thư Thị đoàn Bạc Liêu được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy Đội biệt động (hầu hết là giới học sinh, thanh niên tình nguyện). 10 thành viên chính của Đội biệt động khi tham gia làm thành viên đều chuẩn bị sẵn tinh thần sẽ phải hy sinh. Nhưng tất cả đều chung một ý nguyện: “Quyết tử vì Tổ quốc quyết sinh”.

Cô Hoa kể: Trước ngày tổng tiến công, Đội biệt động được giao nhiệm vụ nghiên cứu địa hình, xác định mục tiêu đánh địch và chuyển vũ khí đến nơi tập kết. Những viên đạn, khẩu súng được các thành viên Đội biệt động ngụy trang theo hình dạng đòn bánh tét, thúng gạo đưa đến nơi tập kết an toàn. Lúc đó, chúng tôi thuê một phòng ôn thi dành cho học sinh tại cọt Mỹ. Đó cũng chính là nơi chúng tôi bí mật chuyển vũ khí đến để chờ ngày tổng tiến công cùng đoàn quân giải phóng ngoài thành bao vây địch. Cô Huỳnh Thanh Hoa hồi tưởng lại những lo âu, thấp thỏm cho đồng đội và số vũ khí được tập kết ngay trong sào huyệt của địch. Dù biết tính mạng “ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng người nữ thanh niên ở độ tuổi 20 ngày ấy đã không màng gian nguy, vừa đi nhận nhiệm vụ cấp trên, vừa đến tận sào huyệt địch để chỉ huy Đội biệt động. Tất cả những thành viên của Đội biệt động đều là nòng cốt của thanh niên thị xã ngày ấy. Mỗi người một nhiệm vụ, mỗi cá nhân một địa bàn, hỗ trợ lực lượng quân đội trong việc dò dẫm dẫn đường trong những đêm tối mịt vào sào huyệt địch.

Mái tóc đã bạc trắng, đôi mắt mờ sương sau làn kính trắng, chú Nguyễn Tích Thiện (nguyên Đội trưởng Đội biệt động lúc ấy) hồi tưởng: Lúc đó tôi không suy nghĩ gì nhiều hơn là làm sao phá giới nghiêm áp đảo quân địch, thông báo cho đồng bào cùng tiếp sức. Cầm lá cờ đỏ sao vàng trên tay, tôi chạy thẳng lên tầng 2 của sào huyệt địch. Khi lá cờ tung bay trên cột sắt thu lôi, tôi vừa rất vui mừng vừa lo sợ vì biết bọn giặc rất hung hăng và ngoan cố. Chính từ lòng dũng cảm mà chàng thanh niên Nguyễn Tích Thiện đã là người treo lá cờ chiến thắng đầu tiên cho tỉnh Bạc Liêu. Bọn giặc dù hù dọa, không dám dùng vũ lực đã tháo cờ xuống, nhưng người thanh niên trẻ vẫn kiên trì treo lên lần thứ 2, lần thứ 3… cho đến khi giới học sinh, công nhân và đông đảo người dân đổ ra đường với những khẩu hiệu chiến thắng. Và Bạc Liêu đã sống trong ngày hội lịch sử: Giải phóng không đổ máu!

50 năm sống trong hòa bình, được đón những mùa xuân độc lập, hạnh phúc, bao thế hệ người con đất Việt hôm nay mãi luôn trân trọng, biết ơn và tự hào về những hy sinh anh dũng của thế hệ cha ông. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, sự lan tỏa về lòng yêu nước, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của thế hệ “hậu bối” ngày càng mạnh mẽ, cụ thể hơn. Đó không chỉ đơn thuần là những hình ảnh, hoạt động bề nổi mà hơn hết là thể hiện trách nhiệm của mình, quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng của ông cha, thực hiện khát vọng vươn mình mạnh mẽ của dân tộc.

HOÀNG UYÊN

Khẩn trương nâng cấp đê biển Đông

Ít chịu sự tác động bởi những đợt sóng lớn, triều cường dâng như đê biển Tây, song khu vực đê biển Đông của tỉnh Cà Mau cũng đang chịu nhiều sự đe doạ trong mùa mưa bão.

Thăm hỏi các gia đình thiệt hại do sạt lở tại phường Giá Rai

Sáng 15/7, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Văn Khởi đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do sạt ở tại Khóm 3, phường Giá Rai, tỉnh Cà Mau.

Sạt lở ở phường Giá Rai cuốn trôi phần sau của 5 căn nhà dân

Ông Trần Tam Trung, Chủ tịch UBND phường Giá Rai, cho biết: Rạng sáng 13/7, tại khu vực Khóm 3, phường Giá Rai (trước đây là Khóm 3, phường Hộ Phòng), tỉnh Cà Mau, xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng khiến nhà cửa và tài sản của 5 hộ dân bị cuốn xuống sông. Sự việc diễn ra bất ngờ khiến người dân không kịp trở tay.

Củng cố niềm tin Nhân dân vào lực lượng Công an cơ sở

“Từng cán bộ, chiến sĩ phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt công việc, tổ chức triển khai nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự theo địa bàn mới, giúp cho Nhân dân yên tâm, tin tưởng vào hoạt động của lực lượng Công an trong giai đoạn sắp xếp tổ chức bộ máy mới”, đó chính là chỉ đạo quyết liệt và đầy tâm huyết của Đại tá Hồ Việt Triều, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau trong chuyến thăm và làm việc với Công an các phường trung tâm trên địa bàn tỉnh vào ngày 12/7.

Sôi nổi trò chơi dân gian trong Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Sáng 12/7, tại trụ sở UBND phường Tân Thành diễn ra các hoạt động trò chơi dân gian sôi nổi nhân Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2025. Đây là một trong những hoạt động vui chơi nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày hội do phường Tân Thành là đơn vị được chọn tổ chức điểm.

Lan tỏa yêu thương từ mô hình “1.000 đồng nâng bước con ngư dân đến trường”

Trong hai ngày 10 và 11/7, Đoàn công tác Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Vùng 2 Hải quân do Đại tá Nguyễn Hữu Lương, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Trung tâm dẫn đầu đã đến thăm và tặng quà cho 5 học sinh là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Âu lo sạt lở bờ Tây cửa Rạch Gốc

Công trình kè dài trên 1,4 km, được thực hiện từ năm 2018, nhằm cấp bách bảo vệ bờ biển Ðông khu vực phía Tây cửa biển Rạch Gốc, thuộc Xã Phan Ngọc Hiển. Tuyến kè cấu kiện bằng bê tông cốt phi kim phá sóng, do Công ty CP Khoa học công nghệ Việt Nam (Busadco) thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công.

Bảo vệ đê biển Tây trong mùa mưa bão

Mùa mưa bão đang bước vào cao điểm, đê biển Tây đang phải oằn mình gánh chịu những đợt sóng lớn, triều cường, nước biển dâng và tình trạng sạt lở đang tiếp diễn thường xuyên và nghiêm trọng. Trong khi đó, hệ thống đê biển của tỉnh vẫn chưa được cứng hoá toàn tuyến, một số đoạn trên đê biển Tây vẫn là đê đất. Vì thế, công tác bảo vệ đê biển Tây phải luôn được đặt trong tình trạng khẩn cấp, ưu tiên hàng đầu.

Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc

Trong suốt 20 năm qua, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) tại tỉnh Cà Mau đã trở thành điểm sáng tiêu biểu trong công tác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thực hiện phong trào, đồng thời hướng tới Ngày hội Toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025 - dấu mốc quan trọng trong hành trình xây dựng thế trận an ninh nhân dân, phóng viên Báo và Phát thanh, Truyền hình Cà Mau đã có cuộc trao đổi với Ðại tá Nguyễn Phúc Cường, Phó Giám đốc Công an tỉnh, để cùng nhìn lại những thành quả đã đạt được và chia sẻ định hướng phát triển phong trào thời gian tới.

Bộ đội biên phòng Cà Mau - Phất cao cờ hồng tháng Tám

Chiều 9/7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau phát động đợt thi đua cao điểm với chủ đề “Phất cao cờ hồng tháng Tám – Thi đua giành 3 nhất”, chào mừng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), hướng tới Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ Ban Chỉ huy BĐBP tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025–2030.