ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-2-25 18:41:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giá như ngày ấy không nghèo…

Báo Cà Mau (CMO) Tình cờ đọc một vài tờ báo viết, đại ý rằng, bão Linda thiệt hại to lớn là do chính quyền địa phương không quan tâm, không kêu gọi tàu vào kịp lúc. Tôi thấy điều này cần nói rõ.

Sau bão Linda khá lâu, có lần tôi được phân công trực đưa tin về chống bão tại Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển. Tôi đến Đồn Biên phòng Rạch Gốc thì đã thấy anh Hà, con chú Ba Thám (Đặng Thành Học, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau) đã ở đó từ khi nào. Lúc ấy anh Hà làm ở Kiểm ngư. Tôi nhớ đó là cơn bão số 2 (bão Muifa tháng 11/2004) "doạ" đổ bộ vào Cà Mau khi gió đã đổi ngọn chướng.

Một phụ nữ nức nở nhớ người thân mất tích trong bão Linda.

Tôi và anh Hà hàn huyên, 15-20 phút, anh lại gọi điện thoại, hí hoáy vẽ đường đi của bão. Hồi đó chưa có 3G hay bất cứ một thứ gì đó có thể sử dụng internet ở Rạch Gốc.

Chốc chốc anh thông báo cho bộ phận trực canh kêu gọi tàu thuyền vào trú ẩn và di tản dân. Gọi mãi, tới chiều, nhiều tàu vẫn còn cách cửa vài cây số không chịu vô, đứng trong cầu tàu nhìn thấy. Đó là chiều 24/11/2004.

Mặt trời gần xuống biển, tôi tháp tùng cùng lực lượng biên phòng đi ca nô cứu hộ ra vận động họ vào. Đa số là tàu Bạc Liêu, không sơn phết gì cả. Ra tới nơi, họ chào hỏi và nhổ neo đi vào, có đến mấy chục chiếc. Thế nhưng, đi một vòng quay lại nhìn họ lại ra xa mất dạng, gần tối họ lại chạy về gần cửa biển, đậu đó chớ không vào.

Người thân đang ngóng chờ tin tức của các ngư phủ gặp nạn trong cơn bão Linda.Ảnh tư liệu

Cũng cần nói thêm, chiếc ca nô cứu hộ mà Đồn Biên phòng Rạch Gốc có được là chiếc ca nô cứu hộ duy nhất của Cà Mau được cấp cho biên phòng sau bão số 5. Ca nô vỏ bằng hợp kim, có ca bin khá chắc chắn, của Cục Dự trữ quốc gia cấp. Nó được điều về đây bởi những cửa biển khác đã có tàu của hải đội, khi cần có thể dùng được, nên ưu tiên cửa biển xa xôi cách trở này.

Trắng đêm đó, anh Hà không ngủ, cứ chốc chốc anh lại vẽ. Hỏi anh không buồn ngủ sao, anh nói ngủ sao được khi hàng trăm, hàng ngàn sinh mạng ngoài kia đang phụ thuộc vào mình. Gần sáng, anh vỗ đùi cười khanh khách, tôi giật mình hỏi, anh nói anh đoán bão sẽ đi chệch hướng, không đổ bộ vào Cà Mau. Do khí áp trong bờ cao, gió chướng thổi mạnh, chỉ có bão rất mạnh mới đi thẳng vào. Còn bão này không mạnh lắm, đi đường hơi cong ra rồi.

Sáng ra dù chưa hết ảnh hưởng của bão, sóng trắng xoá và trời vần vũ, nhưng vẫn nhìn thấy rõ hàng chục tàu cá đậu lù lù cách cửa biển mấy cây số. Họ có bộ đàm, có định vị, gọi họ trả lời nhưng nhất quyết không vô bến. Hỏi ra mới biết, họ có sợ, vô gần cửa đợi khi có bão mạnh mới vào. Giờ họ “tử thủ” không vào là do tàu… đang mắc nợ. Nếu vào đồn trình sổ, thì lộ ra tàu đó đang bị… “truy nã”, con nợ sẽ đến tóm ngay. Chủ nợ là ngân hàng, đôi khi là người cho vay nặng lãi.

Thế mới biết, dân mình liều tại vì… mắc nợ; mà mắc nợ không trả được là vì… đang nghèo. Nắm níu một phương tiện cũ kỹ mà liều mạng để đổi lấy miếng cơm manh áo cho gia đình.

Trở lại chuyện bão số 5 (Linda), từ trăm năm vùng đất này mới hứng chịu 1 lần, nên kinh nghiệm truyền lại còn rất ít ỏi. Ngày đó, dân Khánh Hội đi biển chỉ có chiếc ghe nhỏ xíu mà họ dám đi đánh xa tít mù; phao cứu sinh là cái gì đó xa lạ lắm. Ghe 1-2 tấn thì đi khỏi Hòn Khoai, Hòn Chuối; ghe lớn hơn thì đi tới gần vùng giáp ranh, mà tuyệt nhiên những ghe vừa và nhỏ thì không có phương tiện liên lạc và định vị.

Với máu “liều” của ngư dân, với tình huống khẩn cấp mà không có phương tiện liên lạc thì thử hỏi, chính quyền dù có tài như Tôn Ngộ Không cũng không thể làm gì hơn. Chỉ vài cơn gió buổi chiều 2/11/1997, cây ăng-ten viễn thông của huyện Ngọc Hiển (Năm Căn - Ngọc Hiển bây giờ) sập, xem như đứt liên lạc một vùng. Vậy là bão tới, khi họ chớm "sợ" thì tàu đã chìm và đối diện cái chết rồi.

Gần 1.300 người chết và mất tích nhưng cái chết của họ không phải không có giá trị, mà rất có giá trị, làm thay đổi cơ bản định hướng một ngành nghề và kinh tế một vùng đất. Sau bão số 5, nhiều nước mới biết đến Mekong Delta qua cứu trợ, và biết tới Cà Mau, rồi họ mới đặt quan hệ làm ăn và khai thác nguồn lực đánh bắt, nuôi thuỷ sản, mới có ngoại tệ nhiều lên. Qua bão số 5, Trung ương mới thấy rằng, ngành đánh bắt thuỷ sản còn quá lạc hậu, bắt đầu đầu tư, nhờ đó mà tàu bè hôm nay tạm gọi là hiện đại. Chí ít, dân câu mực mé bây giờ cũng được cấp 1 máy bộ đàm miễn phí; tàu bè có chỗ tránh trú trong những cửa sông…

Ngày ấy, Quốc lộ 1 tới trung tâm thị xã Cà Mau là hết, muốn đi các huyện phải bằng phương tiện thuỷ. Muốn đi nhanh thì chỉ có ca nô, nhưng cả UBND tỉnh cũng chỉ có vài chiếc. Không phương tiện di chuyển, không phương tiện liên lạc, không tiền, có ra cửa biển đứng kêu trời cũng chẳng ai nghe thấy mà vào.

Đắng cay, tủi hổ và cả chết chóc cũng vì quá nghèo mà ra. Trước bão số 5, có tổ chức, cá nhân, bộ, ngành, viện… nào hỗ trợ hoặc gợi ý Cà Mau cần trang bị những phương tiện cứu hộ cần thiết không? Hay ngư dân cần trang bị kiến thức gì và cần kỹ năng gì hay không? Tuyệt nhiên không! Cả nước chẳng ai biết trước điều đó, Cà Mau đã tận dụng hết nguồn lực, sao bảo rằng “nếu cố gắng chút nữa”?

Đã rất cố gắng, trong đất liền chỉ có vài người chết trong bão, khi qua sông chìm xuồng. Giá như ngày ấy… không nghèo như ngày ấy thì bi kịch đã không xảy ra!

Châu Anh Dũng

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).