Cô gái loay hoay dẫn chiếc xe tay ga, chú bảo vệ nhanh chân bước đến giúp cô. Xe vừa rời bãi, cô đề ga vụt tới, vô tình đâm phải vị khách vừa tấp xe vô quán, cô trừng mắt, ngó lơ rồi chạy mất hút. Chú bảo vệ lắc đầu, còn vị khách tỏ ra bực tức: “Mất lịch sự”.
Cô gái loay hoay dẫn chiếc xe tay ga, chú bảo vệ nhanh chân bước đến giúp cô. Xe vừa rời bãi, cô đề ga vụt tới, vô tình đâm phải vị khách vừa tấp xe vô quán, cô trừng mắt, ngó lơ rồi chạy mất hút. Chú bảo vệ lắc đầu, còn vị khách tỏ ra bực tức: “Mất lịch sự”.
Thực tế hằng ngày vẫn diễn ra những sự việc tương tự như thế, người nhận sự giúp đỡ quên mất lời cảm ơn, còn người gây ra phiền toái cho người khác cũng chẳng có lời xin lỗi. Ðó đơn giản là phép lịch sự nhưng nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi dần kiệm lời và dường như quên mất.
Minh hoạ: HOÀNG VŨ |
Một tối cùng cô bạn ăn chè tại một quán nhỏ bên đường, kế bên là nhóm bạn nhỏ (học sinh) tụ họp huyên thuyên đủ thứ chuyện, khi chị chủ quán mang chè đến, các bạn đồng loạt nói: “Cảm ơn cô”. Chị chủ quán tỏ vẻ hài lòng: “Ừ, tụi con có gì cần thêm thì gọi cô”. Cô bạn tôi cười: “Tụi nhỏ lịch sự dữ nghen”. Tiếp lời, cô bạn kể, lúc còn là nhân viên phục vụ quán cà phê khá sang, ít khi được nghe khách cảm ơn như vậy. Lời người bạn nhắc tôi nhớ câu chuyện sáng nay về cách ứng xử của cô gái trẻ, giả sử cô biết nói lời cảm ơn với chú bảo vệ, nói lời xin lỗi với vị khách, thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp, thể hiện được sự văn minh, lịch sự ở một người trẻ.
Tuy nhiên, khá nhiều người cho rằng những từ ngữ lịch sự đó là khách sáo hay “sến” như một bộ phận người trẻ thường nghĩ. Lời “cám ơn” và “xin lỗi” tưởng rằng đơn giản nhưng đó là nét đẹp trong văn hoá ứng xử, là hành động cần thiết trong mối quan hệ giao tiếp. Còn nhớ trong chương trình Người mẫu Việt Nam 2014, 1 thí sinh nữ trẻ lẽ ra đã vượt qua vòng loại, song, vì “quên” “cảm ơn” đã bị Ban giám khảo góp ý và phải rời khỏi cuộc thi. Ðây là bài học cho chính thí sinh ấy và những bạn trẻ hiểu rằng, sự thành công không hẳn ở tài năng mà còn ở phép lịch sự, nó thể hiện phẩm chất và văn hoá của mỗi người.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xem thước đo hiệu quả hoạt động dựa trên chỉ số hài lòng của khách hàng, theo đó, họ tuyển đội ngũ cán bộ, nhân viên phải đảm bảo thực hiện “văn hoá - chuyên nghiệp trong phục vụ”. Ðơn cử tại Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim - Cà Mau, tất cả các quầy dịch vụ, chăm sóc khách hàng đều có bảng ghi chú nhắc nhở cán bộ, nhân viên về tiêu chí “4 đúng”; một trong số đó có “thái độ đúng”: là quy tắc về ứng xử đúng đắn, lời chào niềm nở, nụ cười thân thiện, lời “cảm ơn” và “xin lỗi” luôn đúng lúc. Hiệu quả, đa phần khách hàng được hỏi cho biết họ hài lòng vì cung cách phục vụ của nhân viên trung tâm.
Nếu bạn có thể áp dụng và tạo thành thói quen, hiểu và trân trọng ý nghĩa của lời “cảm ơn” và “xin lỗi”, cuộc sống bạn sẽ có nhiều thành công bất ngờ. Ðặc biệt, đối với những bạn trẻ trước ngưỡng cửa bước ra cuộc đời, hãy học cách “cảm ơn” và “xin lỗi”, tin chắc rằng, bạn bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp của chính mình, tranh thủ nhiều cơ hội mới trong công việc./.
Lan Uyên