ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 13-1-25 18:53:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng

Báo Cà Mau (CMO) Được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, từ đầu năm đến nay công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, cập nhật, tích hợp TTHC trên cơ sở dữ liệu quốc gia, cổng dịch vụ công của tỉnh... được triển khai thực hiện thông suốt, toàn diện và đạt nhiều kết quả tích cực, lấy sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân làm trung tâm để phục vụ. Từ đó tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong việc giải quyết TTHC được cá nhân, tổ chức đến giao dịch đánh giá rất cao, mức độ hài lòng trên 98%.

Một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện TTHC, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định thực hiện thí điểm giao cho Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả đối với 52 thủ tục trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh của 3 đơn vị cấp huyện (Cái Nước, Thới Bình và TP Cà Mau). Đồng thời, quyết định phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình liên thông đối với 50 TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý của 9 đơn vị. Theo đó, người dân có thể lựa chọn địa điểm nộp hồ sơ đối với các thủ tục nêu trên (tại bộ phận một cửa của huyện hoặc tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh).

Kết quả, từ khi triển khai thực hiện đến nay, Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh đã tiếp nhận và xử lý 1.289 hồ sơ (trong đó, có 92 hồ sơ thuộc lĩnh vực đăng ký kinh doanh, 1.197 hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai).

Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện kết nối Hệ thống phần mềm đăng ký kinh doanh và quản lý cơ sở dữ liệu hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh với Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh; triển khai thực hiện Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 7/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa thủ tục của một số cơ quan ngành dọc về thực hiện tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã.

Đến nay, có 9/9 huyện, thành phố đã hoàn thành việc đưa TTHC lĩnh vực quân sự về thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã. 8/8 huyện hoàn thành việc đưa TTHC lĩnh vực BHXH và công an về thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện. Riêng TP Cà Mau, lĩnh vực BHXH TP Cà Mau đã sáp nhập với BHXH tỉnh Cà Mau kể từ ngày 1/1 nên đưa về thực hiện tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh.

Tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh đã thực hiện tiếp nhận 7 TTHC lĩnh vực BHXH theo quy định và thực hiện tiếp nhận thêm 19 thủ tục ngoài quy định; 4 TTHC lĩnh vực công an theo quy định và thực hiện tiếp nhận thêm 8 thủ tục nhằm tạo sự tập trung, thống nhất trong giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

Tỉnh Cà Mau đang từng bước đẩy mạnh giải quyết TTHC qua môi trường mạng.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1679/QD-UBND ngày 4/9/2020, Quyết định 1778/QD-UBND ngày 22/9/2020 công bố thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả (quy trình 4 tại chỗ) tại Trung tâm Giải quyết TTHC đối với 4 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, 9 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh. Kết quả, đã có 1.826 hồ sơ được giải quyết theo quy trình 4 tại chỗ.

Với kết quả nêu trên, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với kết quả giải quyết TTHC tại các đơn vị đạt trên 98%. Có nhiều đơn vị đạt trên 99% như Trung tâm Giải quyết TTHC 99,7%, TP Cà Mau 99,8%, huyện Phú Tân 99,32%, huyện Thới Bình 99,7%, huyện U Minh 99,61%, huyện Ngọc Hiển 99,65%.

Thực hiện TTHC trên môi trường điện tử

Trong năm, tỉnh tiếp tục tập trung vào việc xây dựng, hoàn thiện chính quyền điện tử nhằm nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả điều hành trong hoạt động của cơ quan Nhà nước hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; tăng cường tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động hành chính; nâng cao chất lượng giải quyết TTHC và tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho người dân và doanh nghiệp...

Từ cuối tháng 10/2019, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Cà Mau năm 2020. Theo đó, năm 2020, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả nổi bật.

Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo nâng cấp Cổng Dịch vụ công của tỉnh bảo đảm các yêu cầu, kỹ thuật theo quy định. Kết quả, Cổng Dịch vụ công của tỉnh đã đáp ứng 4 tiêu chí kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia gồm: tích hợp các thủ tục tổ chức, cá nhân được phép nộp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; đăng nhập một lần; đồng bộ hồ sơ tiếp nhận, giải quyết TTHC; bố trí máy chủ bảo mật. Đến nay, tỉnh Cà Mau đã tích hợp được 329 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Theo Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến với tổng số 137 thủ tục. Ngoài ra, triển khai thực hiện thí điểm cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đối với 457 TTHC ngoài danh mục quy định của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả, có 157.306 hồ sơ nộp trực tuyến (năm 2019 có 20.703 hồ sơ).

Năm 2021, UBND tỉnh tập trung thực hiện nghiêm công tác đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định, thẩm tra quy định TTHC ngay từ giai đoạn đề nghị xây dựng và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND tỉnh theo đúng quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung. Song song đó, kịp thời công bố, công khai TTHC, danh mục TTHC theo đúng quy trình xây dựng, ban hành quyết định công bố của chủ tịch UBND cấp tỉnh./.

Phúc Duy

Liên kết hữu ích

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.