ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 06:34:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giám đốc trẻ bản lĩnh, sáng tạo

Báo Cà Mau (CMO) “An khùng” là cách bạn bè gọi anh Nguyễn Hoài An, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tổ chức sự kiện Hoài An. Chính anh cũng thừa nhận mình khùng. Song, cũng chính cái khùng đã giúp anh có được những ý tưởng sáng tạo, độc, lạ và hiện đại, tạo nên “thương hiệu” cho riêng mình.

Nhiều lối rẽ

Mỗi buổi sáng của vợ chồng anh An được bắt đầu bằng ly cà phê cho những ý tưởng mới. Nhanh tay lướt trang mạng để cập nhật những mẫu trang trí tiệc mới nhất, anh Hoài An cười: “Giám đốc, nghe oai lắm, hay lắm, nhưng việc công ty thì làm tất tần tật. Tôi luôn phải cố gắng trong từng sự kiện, từ xây dựng ý tưởng, kịch bản, những phương án thực tế, sự chỉ đạo, đến cả việc tự tay trang trí, có khi kiêm luôn vai trò MC, vũ đoàn, ca sĩ…”.

Mỗi sự kiện được Hoài An tổ chức đều chỉn chu trong từng chi tiết, với ý tưởng hoàn toàn mới.

Nghề tổ chức sự kiện là một nghề cân não, đòi hỏi sự đam mê, tỉ mỉ, kiên nhẫn, năng động, sáng tạo và óc tổ chức tốt. An là “dân tay ngang” làm nghề, để có được vị trí vững chắc 3 năm qua, chắc hẳn gặp không ít khó khăn. Anh kể, anh xuất thân trong một gia đình lao động nghèo, anh từng mưu sinh nhiều nghề: bốc vác, kéo xe, chạy xe ôm... nhưng mê hát, mỗi đêm chạy xe ôm “lén” ghé Trung tâm Văn hoá - Thông tin tỉnh để tham gia "Hát với nhau". Thế nhưng, anh lại bén duyên với nhảy hiện đại. Năm 2006, anh thành lập vũ đoàn mang tên Hoài An.

Thời điểm đó, do mới thành lập, vũ đoàn chỉ đi thi các chương trình hoặc biểu diễn tại hội chợ, tiệc cưới nhà hàng... Tiền trả công chỉ 500.000 đồng cho cả nhóm 8 thành viên. Nhiều lúc đi diễn còn bị đuổi xua. Nơi để tập luyện cũng không có. Không chùn bước, anh tự hỏi tại sao nhóm không được đón nhận, rồi tự học hỏi, tạo dấu ấn riêng trong phong cách biểu diễn, dần dần khẳng định vị trí của mình trong giới nghệ thuật trẻ Cà Mau.

Tháng 5/2013, anh gây ấn tượng với bạn bè đồng nghiệp khi “rinh” cả làng quê vào đám cưới của mình tại một nhà hàng lớn ở trung tâm thành phố. Chị Nguyễn Thị Thuỳ Trang, vợ anh, bật cười: “Ai cũng bảo ảnh chơi ngông, chơi độc, nhưng đâu biết ảnh làm gan thôi. Đâu có nhiều tiền tổ chức đám cưới, có ông anh mở quán cà phê theo phong cách quê, thế là ảnh mượn hết cái quán đem vô nhà hàng đãi khách. Nhờ bạn bè thương, sau đám cưới mới không mắc nợ đó chứ”. Chị phân trần, từ hồi thành lập nhóm nhảy đến đám cưới, anh An luôn làm những điều không ai làm nên mới có cái danh “An khùng”.

Bước ngoặt

Từ đám cưới mình, An "khùng" càng khùng hơn khi nảy ra ý nghĩ: “Mình làm đám cưới “độc” cho mình được thì cũng làm được cho người khác”. Bởi thường thì đám cưới cũng chỉ là cổng hoa, rồi rạp cưới, cái nào cũng giống cái nào, người sang đãi nhà hàng, người thích đơn giản thì thuê rạp làm tại nhà. Nghĩ là làm, anh đưa ý tưởng cho một nhà hàng anh đang cộng tác vũ đoàn để làm dịch vụ trang trí tiệc cưới theo yêu cầu khách bằng đủ thứ vật liệu: vải lụa, hoa tươi, đính cườm... Mỗi rạp thiết kế công phu, tỉ mỉ, thể hiện phong cách, cá tính của gia chủ, nên giá cả có khi lên đến chục triệu. Có thể nói, ý tưởng của anh đã khơi nguồn cho dịch vụ trang trí tiệc cưới, sự kiện thịnh hành ở Cà Mau.

Tích luỹ kinh nghiệm, sau 1 năm, anh quyết định “ra riêng” làm... giám đốc. Ai cũng cho là anh liều lĩnh, nhưng anh quyết làm. Vốn ít, anh nhận làm sự kiện từ nhỏ đến lớn, mỗi sự kiện đều là sự cố gắng tạo dấu ấn riêng để làm nên uy tín, chất lượng. Đến nay, anh đã nhận sự kiện trên 300 triệu đồng và thực sự thành công với nghề tổ chức sự kiện với đơn hàng dày kín lịch.

“Nhiều người trẻ khi khởi nghiệp, họ ngại nhất là không có vốn. Còn anh?”, tôi hỏi. Anh gật gù: “Tôi đâu có vốn liếng gì, cũng không có người thân trợ lực. Theo tôi, tuổi trẻ phải có nhiệt huyết, đam mê, phải dám nghĩ, dám làm. Tuổi trẻ cứ làm, sai thì làm lại, phải biết sửa sai để đi đúng. Không được nản chí. Tôi cũng thế”.

Với anh, chỉ cần có cái đầu tốt, có bản lĩnh sẽ có được vốn thôi. Và anh đã thực hiện theo cách “Kiến tha lâu đầy tổ”.

Theo anh An, làm kinh doanh phải có cái đầu lạnh. Nhưng mỗi bước đi trên con đường khởi nghiệp phải thật sáng suốt để có vị trí vững chắc nhất trong nghề. "Tổ chức sự kiện cũng giống như biên đạo múa, cũng cần sự hoa mỹ, dịu dàng nhưng mạnh mẽ, dứt khoát, thế nên tôi cho là mình may mắn vì chính từ việc làm nghệ thuật tạo nên một An khùng với cách sống, cách làm khác biệt", anh bộc bạch.

Hiện công ty đặt tại nhà riêng, anh phải thuê nhà kho nơi khác. Mục tiêu anh hướng đến là có một cửa hàng lớn để đáp ứng tốt nhất cho mỗi sự kiện được tổ chức theo phong cách hiện đại, đẹp, độc và lạ nhất.

“Tôi bắt đầu từ con số 0, từng nếm trải đủ gian nan, khó khăn. Tôi không quan tâm những bước đi của mình được đi trên thảm đỏ hay bùn lầy, cái tôi cần có là ý chí, là quyết tâm, là đam mê. Tôi không sợ vấp ngã, vì tôi sẽ đứng lên được. Tôi biết khởi nghiệp không đơn giản, tôi nghĩ mình cần phải cố gắng từng giây phút. Biết đâu được, ngày mai thức giấc sẽ có một Hoài An khác tài giỏi hơn thì sao”, anh cười.
Chính sự tự tin, bản lĩnh, tính khùng và với mối quan hệ rộng trong giới giải trí, ở cái tuổi 32, anh Nguyễn Hoài An là biên đạo múa tài năng, là giám đốc trẻ của một công ty sự kiện, anh còn làm ông bầu cho các chương trình giải trí, ca nhạc… Còn vợ anh ở tuổi 27, cũng lắm tài: thiết kế, trang trí, trang điểm.../.

Băng Thanh

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.