ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-10-24 20:25:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gian nan tìm chữ - Bài 1: Những câu chuyện đẹp

Báo Cà Mau (CMO) Học chữ để đổi đời là ước mơ và cũng là động lực để học trò nghèo nỗ lực hết mình trên con đường học vấn. Thế nhưng, “cuộc chiến” giữa học chữ và mưu sinh luôn âm ỉ, trở thành nỗi trăn trở của ngành giáo dục tỉnh Cà Mau.

Tôi xin bắt đầu bằng câu chuyện đượm tình người của người giáo già Lê Thị Bích Thuỷ (Ba Thuỷ, đã ngoài 60 tuổi). Suốt 6 năm qua, với chiếc xe đạp cọc cạch, cô Ba Thuỷ đến lớp học tình thương dạy chữ, rèn người cho rất nhiều hoàn cảnh cơ nhỡ ở khắp nơi trong huyện Cái Nước.

Con chữ tình thương

Lớp học đặc biệt này hiện toạ lạc tại ấp Tân Hoà, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước. Để duy trì việc dạy học, lớp đã phải chuyển rất nhiều địa điểm. Từ trường học, ở quán ăn, đến nhà dân. Lớp học đặc biệt ở chỗ không đồng phục, không quy định thời gian học cụ thể, không thời khoá biểu, không có mùa hè và chỉ duy nhất 1 cô giáo đứng lớp dạy cho hết thảy 4 khối từ lớp 1 đến lớp 4 trong cùng một lớp học. Sĩ số cũng không ổn định, khoảng từ 20-30 em/ngày.

Cô Ba Thuỷ tâm tình, mỗi em một hoàn cảnh, hầu hết là nhà nghèo, gia cảnh khó khăn, lang thang, hoặc sống bằng nghề lượm ve chai, bới rác... Thương các em, cô tìm tới tận nhà vận động đi học để biết chữ, biết đếm số. Hễ có một học sinh nghỉ học là cô lo lắng, rồi “năn nỉ” gia đình cho các em tiếp tục học chữ.

Nắn nót con chữ chưa tròn, Danh Văn Huy, 10 tuổi, mới học lớp 1, lí nhí: “Con có giang xe buýt đi học với em gái (7 tuổi, cũng lớp 1). Mẹ bỏ hồi em con nhỏ xíu. Cha ở tù. Con sống với bà nội”. 

Cô Thuỷ ân cần xoa đầu Huy, kể rằng cách đây 2 năm cô gặp Huy đi lượm ve chai trên đường, dò hỏi mới biết gia cảnh, nên cô biểu bà nội cho Huy theo lớp. Theo lời cô Thuỷ, 2 chị gái Huy mới 13, 14 tuổi đã bỏ học từ lâu, đi làm thuê ở xa. 

Lớn tuổi nhất lớp là Nguyễn Huỳnh My, 18 tuổi. Huỳnh My học lớp 1, chậm tiến bộ, nên dù học khá lâu nhưng vẫn chỉ biết vài số đếm, đánh vần vài con chữ. Cha My làm mướn ở xa. My sống với mẹ, cuộc sống nhọc nhằn từng bữa cơm. 

Cô Ba Thuỷ không chỉ dạy chữ, rèn người mà còn lo cho các em cuộc sống có cơm no, áo mặc.

Diễm My (14 tuổi) nắm lấy tay tôi hỏi: “Cô nhớ con không? Con học lớp 3 rồi đó cô”. Tôi chực nhớ cô bé đã gặp cách nay 3 năm. “Ngàn thôi học hả My?”. My cười: “Anh Hai con học lớp 3, đã rành chữ nên nghỉ học đi ghe biển mấy năm rồi”. Nhà Diễm My có 8 anh chị em, 5 đứa được theo cô Ba Thuỷ học chữ, nhờ vậy mà cả 5 đứa đều biết chữ. Tuy gia cảnh cơ cực, nhưng ngoan và lễ phép. 

Trưởng ấp Tân Hoà Nguyễn Quang Tuấn bày tỏ, chỉ có tình thương mới giúp lớp học duy trì hơn 6 năm. Cô Ba Thuỷ từ tâm mở lớp, tích cực vận động nhà hảo tâm cho nhà, cho gạo, mì, quần áo, giầy dép... để học trò nghèo nuôi chữ, sống no ấm hơn. Sự góp sức của cô Ba Thuỷ đã giúp xoá mù chữ và cổ vũ tinh thần học tập ở địa phương.

Vượt qua nghịch cảnh

Đỗ Thị Ngọc Mãi là tấm gương toả sáng nghị lực Việt của huyện U Minh. Câu chuyện về tinh thần, nghị lực của em đã trở thành niềm tin cho rất nhiều học sinh vượt khó, chăm ngoan, học giỏi. “Em ước mơ trở thành hoạ sĩ”, Ngọc Mãi tươi tắn với đôi má lúng đồng tiền dễ thương. 

Tỉ mẩn tô từng nét vẽ chỉ với hai ngón tay trên hai bàn tay một cách điêu luyện, Ngọc Mãi đã tạo nên bức tranh hiền hoà với đủ sắc màu. Mãi bộc bạch: “Mỗi bức tranh là mơ ước của em về cuộc sống hoà bình, hạnh phúc”. 

Hiện em là học sinh lớp 6A2, trường THCS Nguyễn Trung Trực, xã Khánh Hoà. Ngọc Mãi khuyết tật hai cánh tay bẩm sinh từ trong bụng mẹ. Dù vậy, Mãi không mặc cảm, luôn nỗ lực trong học tập và cố gắng hoà nhập với bạn bè. 

Hiệu trưởng nhà trường Châu Hiếu Lễ vui mừng cho biết, Ngọc Mãi luôn là tấm gương sáng cho học sinh của trường và của huyện U Minh. Điểm trung bình các môn học kỳ I năm 2019 của em là 7,8. Gia đình em cũng vượt lên khó khăn, năm 2017 là hộ nghèo, năm 2019 đã thoát nghèo. 

Lần gặp gần đây, ông ngoại bé Huỳnh Linh Trân (xã Hoà Thành, TP. Cà Mau) cho hay, để duy trì sự sống, Linh Trân đã trải qua hơn 100 lần thải sắt, thay máu. Linh Trân là nhân vật bài viết của báo Cà Mau khi đó chỉ mới 5 tuổi, chưa vào lớp 1, được Câu lạc bộ Nụ Cười Hồng nâng bước đến trường đến nay. Thật sự cảm phục ý chí và nghị lực phi thường của Linh Trân, bởi dù đau đớn do căn bệnh ung thư máu, em vẫn nuôi ước mơ đến trường, học lực khá giỏi. Hiện em là học sinh lớp 4, trường Tiểu học Hoà Thành II, TP. Cà Mau. 

Tạm khép lại những câu chuyện đẹp về hành trình tìm chữ mà lòng tôi trĩu nặng. Suy cho cùng, lớp học tình thương cô Ba Thuỷ chỉ dừng lại ở việc xoá mù chữ, các em vẫn phải mưu sinh, mịt mờ tương lai. Liệu hành trình tìm chữ của Ngọc Mãi, Linh Trân và nhiều em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo khác đến đâu, hay chỉ có thể hy vọng cuộc sống sẽ có những phép màu kỳ diệu giúp ước mơ của các em trở thành hiện thực?!./.

Băng Thanh

Bài 2: Khi cái nghèo đẩy lùi con chữ

Không cấp thiết, nhưng làm được thì tốt

Những ý kiến khác nhau về đề xuất miễn học phí cho con giáo viên từ bậc mầm non đến đại học trong dự thảo Luật Nhà giáo sắp được đệ trình Quốc hội, chưa bàn chuyện nên hay không, nhưng rõ ràng đã nêu bật lên 3 tín hiệu tích cực.

Chắp cánh tài năng học đường

Với mục tiêu hướng đến sự phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, các câu lạc bộ (CLB) ở trường THPT thực sự là chiếc cầu nối đánh thức, phát huy những tiềm năng năng khiếu của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ðồng hành cùng học sinh nghèo

Chương trình Học bổng Hoà bình - The Corea Peace3000 (Chương trình) là chương trình hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ chương trình này, Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo, từ việc cung cấp học bổng cho đến các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng để nâng cao nhận thức và kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng.

”Người mẹ hiền” ở Trường Mầm non Thạnh Phú

“Hằng ngày, nhìn những gương mặt ngây thơ với ánh mắt trong veo của các cháu mà nghe lòng mình ấm áp lạ thường. Dù trong cuộc sống có bao nhiêu lo âu, muộn phiền nhưng khi bước chân vào lớp là niềm vui lại ùa về", đó là lời tâm tình của cô giáo đã 56 tuổi đời, 38 tuổi nghề, chỉ vài ngày nữa cô sẽ từ giã mái trường thân yêu theo chế độ hưu trí.

Nét đẹp nơi cổng trường

Nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, tạo nét đẹp hoá khi tham gia giao thông, các trường học trên địa bàn huyện Phú Tân đồng loạt thực hiện hiệu quả nhiều quy định của ngành.

Chạy đà ôn thi tốt nghiệp THPT

Mặc dù mới bắt đầu năm học 2024-2025 nhưng các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã có những bước chạy đà với việc xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện ngay những tuần học đầu tiên, nhằm tạo thế chủ động cho học sinh (HS). Bởi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới.

Kiểm tra các trường học trên địa bàn TP Cà Mau

Sáng nay (1/10), đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục – Đào tạo TP Cà Mau kiểm tra các công trình phần việc trọng tâm năm học 2024-2025 một số điểm trường trên địa bàn TP Cà Mau.

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.