ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 25-4-25 15:45:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giao thoa văn hoá 3 dân tộc

Báo Cà Mau Trong quá trình gần 300 năm, đồng bào 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer đã cùng nhau cộng cư trên mảnh đất Cà Mau với tinh thần đoàn kết, tương trợ cùng nhau phát triển. Mặc dù mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, nhưng trải qua cuộc sống xen cư với nhau từ bao đời nay đã tạo nên sự giao thoa, gắn kết hài hoà, tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo, đa sắc của xứ sở Cà Mau.

Liên hoan Văn hoá - Thể thao 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Cà Mau là dịp thắt chặt tình đoàn kết. Ảnh: HUỲNH LÂM

Liên hoan Văn hoá - Thể thao 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Cà Mau là dịp thắt chặt tình đoàn kết. Ảnh: HUỲNH LÂM

Theo ông Nguyễn Văn Quynh, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nếu nói đến giao thoa văn hoá giữa 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer trên mảnh đất Cà Mau thì phải xét đến thời kỳ cộng cư của 3 dân tộc, đã có từ khi khai hoang mở cõi.

Chia sẻ về cứ liệu lịch sử, ông Quynh cho biết, nguồn gốc người Kinh ở Cà Mau chủ yếu từ vùng Ngũ Quảng vào (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ðức (Huế), Quảng Nam và Quảng Ngãi). Người Hoa thì theo các luồng di dân từ Trung Quốc thời nhà Minh theo 3 nhóm, do ông Dương Ngạn Ðịch thành lập Mỹ Tho đại phố, ông Trần Thượng Xuyên khai khẩn vùng đất Ðồng Nai và nhóm ông Mạc Cửu qua định cư vùng đất Hà Tiên, bao gồm cả Cà Mau ngày nay. Người Khmer thì một số đã đến Cà Mau khai hoang trước và một số từ Campuchia sang định cư.

Trong thời kỳ khai hoang mở cõi, dựng ấp xây làng, bắt nguồn từ nhu cầu an toàn trong quá trình khai phá vùng đất mới, đối diện với nguy hiểm từ thiên nhiên rừng sâu nước độc, thú dữ, giặc ngoại xâm nên mọi người phải đoàn kết với nhau chống lại nguy hiểm, chiến thắng hoàn cảnh. Trong quá trình cộng cư, mọi người không chỉ đoàn kết, mà trong cộng đồng các dân tộc còn chia sẻ với nhau văn hoá từ quê hương xứ sở của mình mang đến, về các nghi lễ, các phong tục tập quán lâu đời, tín ngưỡng dân gian, để rồi cùng nhau lưu giữ và truyền lại cho hậu bối mai sau những giá trị tốt đẹp... Và từ đó, giao thoa văn hoá đã đi dần vào đời sống tinh thần của mỗi người.

Nhắc đến người Kinh thì mọi người nghĩ đến tết Nguyên đán; người Khmer thì có Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, lễ Sene Dolta, Ook Om Bok, đua ghe Ngo; người Hoa thì có lễ hội vía Bà Thiên Hậu, tết Nguyên tiêu... Các lễ hội này hầu hết được người dân tổ chức tại các đình, đền, chùa, miếu, am và có sự hiện diện của cộng đồng các dân tộc tham gia. Ðặc biệt hơn là, văn hoá lễ hội của các dân tộc được thực hiện theo tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo. Các nghi lễ truyền thống hằng năm của dân tộc là cả một hệ thống lễ hội để phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hoá, tâm linh của bà con dân tộc, mang nhiều yếu tố giá trị văn hoá, xã hội và ý nghĩa giáo dục đầy tính nhân văn sâu sắc. Không chỉ vậy, các loại hình văn hoá, nghệ thuật và lễ hội này luôn thể hiện tính đặc trưng, nổi bật là tính truyền thống dân gian, gắn bó với cuộc sống hiện thực đoàn kết gần 300 năm qua của 3 dân tộc anh em: Kinh - Hoa - Khmer trên quê hương Cà Mau, chứ không còn của riêng một dân tộc nào.

Giao thoa văn hoá đã góp phần tạo nên đời sống văn hoá tinh thần phong phú cho cộng đồng dân cư. Người dân tham gia sinh hoạt các lễ hội truyền thống mà không có sự phân biệt dân tộc hay tôn giáo.

Giao thoa văn hoá đã góp phần tạo nên đời sống văn hoá tinh thần phong phú cho cộng đồng dân cư. Người dân tham gia sinh hoạt các lễ hội truyền thống mà không có sự phân biệt dân tộc hay tôn giáo.

Ông Quynh chia sẻ: “Giao thoa văn hoá không chỉ là giao lưu qua lại, mà còn tiếp biến lẫn nhau trong quá trình cộng cư của 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer trên vùng đất mới Cà Mau. Ngày nay, giao thoa văn hoá không chỉ góp phần duy trì, làm phong phú hơn các giá trị văn hoá, mà còn sàng lọc những giá trị. Theo đó, những nghi thức, lễ hội, tín ngưỡng lạc hậu, mê tín dị đoan, phản khoa học không còn phù hợp, không thích nghi với điều kiện thực tế, không đáp ứng nhu cầu hiện tại của số đông thì sẽ bị loại trừ, mất đi”.

Vào dịp lễ vía Bà Thiên Hậu (TP Cà Mau), rất đông đúc bà con phật tử khắp nơi đến viếng.

Vào dịp lễ vía Bà Thiên Hậu (TP Cà Mau), rất đông đúc bà con phật tử khắp nơi đến viếng.

Giao thoa văn hoá không chỉ làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người nói chung, mà theo thời gian còn chọn lọc một cách tự nhiên, giúp các hiện tượng văn hoá này ngày càng hoàn thiện hơn, giảm được những hoạt động không phù hợp, góp phần xây dựng văn hoá con người Cà Mau phù hợp với xu thế văn minh, phát triển. Ðiều đó không chỉ là động lực thúc đẩy sự phát triển mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ các di sản văn hoá truyền thống, bao gồm các loại hình văn hoá nghệ thuật, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện nay và để xây dựng nếp sống văn minh phù hợp với thời kỳ mới của đất nước.


Toàn tỉnh hiện có 21 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS) với 12.154 hộ, 50.653 nhân khẩu. Ðồng bào DTTS đông nhất là dân tộc Khmer với 9.699 hộ, khoảng 41.212 người; tiếp đến là dân tộc Hoa với 2.234 hộ, 8.760 người; còn lại là 19 DTTS khác, gồm: Mường, Tày, Thái, Nùng, Chăm, Gia Rai, Êđê, Si La, Cơ Ho, Xtiêng, Chu Ru... với khoảng 221 hộ, 681 người. Thời gian qua, với sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đời sống của đồng bào DTTS ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần. Ðặc biệt, các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao trong vùng đồng bào DTTS nhân dịp lễ, Tết của đồng bào DTTS và Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức, thu hút đông đảo đồng bào DTTS tham gia. Từ đó, đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao; các phong tục, tập quán văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc tiếp tục được các cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện để giữ gìn và phát huy.


Quỳnh Anh

 

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.