ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 12:04:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gìn giữ bản sắc văn hoá Khmer

Báo Cà Mau U Minh là một trong những địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, trong đó số người chưa biết đọc, biết viết ngôn ngữ của dân tộc mình chiếm khá đông. Chính vì thế, những năm qua, cứ đến dịp hè là huyện lại tổ chức các lớp dạy chữ Khmer cho con em đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện. Lớp học này không chỉ góp phần tích cực giúp con em đồng bào dân tộc bảo tồn, giữ gìn, phát huy ngôn ngữ, chữ viết, văn hoá dân tộc mình mà còn giúp các em có không gian sinh hoạt lành mạnh, thiết thực, bổ ích trong dịp hè.

U Minh là một trong những địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, trong đó số người chưa biết đọc, biết viết ngôn ngữ của dân tộc mình chiếm khá đông. Chính vì thế, những năm qua, cứ đến dịp hè là huyện lại tổ chức các lớp dạy chữ Khmer cho con em đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện. Lớp học này không chỉ góp phần tích cực giúp con em đồng bào dân tộc bảo tồn, giữ gìn, phát huy ngôn ngữ, chữ viết, văn hoá dân tộc mình mà còn giúp các em có không gian sinh hoạt lành mạnh, thiết thực, bổ ích trong dịp hè.

Vào những ngày này, ai có dịp về thăm các vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống trên địa bàn huyện U Minh sẽ dễ dàng bắt gặp không khí nhộn nhịp của các lớp dạy chữ hè cho con em đồng bào dân tộc. Thay vì các trường học, các nhà văn hoá lặng im như bao nơi khác thì các ngôi trường, các nhà văn hoá nơi đây lại vang lên những âm thanh đọc bài rộn rã của các em học sinh. Dù là lớp học được tổ chức trong thời gian nghỉ hè, điều kiện đi lại học tập của các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự vận động của Phòng Dân tộc, các học sinh và gia đình đã hiểu được tầm quan trọng của việc học chữ dân tộc mình nên tích cực tham gia học tập.  

Dạy chữ Khmer hè góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, thông qua lớp học nhiều em đã biết đọc, biết viết và nói chính xác hơn.

Trưởng Phòng Dân tộc huyện U Minh Võ Hải Phận chia sẻ: “Ðối với con em đồng bào dân tộc, nghỉ hè là dịp để các em phụ giúp gia đình, nhất là các em thuộc gia đình nghèo, rồi điều kiện đi lại của nhiều em cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự vận động của Phòng Dân tộc và các thầy cô, gia đình các em đã thấy được ý nghĩa của việc học chữ của dân tộc mình nên cho con em tham gia học tập. Ðối với U Minh, năm nay lượng học sinh tham gia học rất đông, hiện giờ đang tổ chức dạy 5 lớp, có hơn 145 em theo học. Ðây thật sự là tín hiệu đáng mừng”.

Qua đó cho thấy tiếng nói, chữ viết, văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer đang được thế hệ trẻ quan tâm phát huy, giữ gìn. Nếu như trước đây việc tổ chức giảng dạy chữ Khmer hè luôn gặp nhiều khó khăn trong khâu đảm bảo sĩ số lớp thì nay vấn đề này không chỉ được cải thiện mà các em còn tham gia học tập chăm chú, say mê nghe giảng, tích cực tham gia xây dựng bài hơn. Bởi hầu hết các em đều nhận thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc mình.  

Em Lương Hải Yến, học sinh lớp Khmer 1, tại điểm Trường ấp 6, xã Khánh Lâm, chia sẻ: “Từ khi con vô tham gia lớp tiếng Khmer, con đã được thầy dạy cho con chữ và tiếng nói của mẹ đẻ. Từ đó con cảm thấy tự hào về dân tộc của mình hơn nên con sẽ cố gắng học cho thật tốt để không phụ lòng của các thầy, cô đã bỏ công sức dạy dỗ cho con”.

“Lớp học này giúp em hiểu biết thêm về tiếng nói của mình và tự hào về dân tộc mình. Trước đây, tuy em là người dân tộc nhưng chưa hiểu biết hết về tiếng dân tộc của mình, bây giờ được mở lớp dạy tiếng dân tộc thì em cảm thấy rất là vui”, em Sơn Kiều Trang, học sinh lớp Khmer 2, tại điểm Trường ấp 6, xã Khánh Lâm, bày tỏ.

Từ tầm quan trọng đó, cũng như niềm tin của các em học sinh vào con chữ và tiếng nói của dân tộc mình nên chất lượng giảng dạy cũng được ban tổ chức lớp học và các thầy cô đặt lên hàng đầu. Ðội ngũ giáo viên đều được đào tạo chuyên sâu, có nhiều năm tu học, kiến thức khá rộng. Chương trình giảng dạy luôn được đổi mới. Bên cạnh đó, giáo viên còn kết hợp nhiều hoạt động khác để tạo không gian, sự hứng thú giúp các em tiếp thu và ghi nhớ tốt nhất. Nhờ vậy mà chất lượng các lớp học luôn đạt và vượt so với yêu cầu đề ra.  

Thầy Sơn Tuyền, giáo viên tham gia dạy tại điểm Trường ấp 6, xã Khánh Hoà, chia sẻ: “Nói chung, chúng tôi tham gia dạy chữ Khmer hè cũng xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình, dạy chất lượng thì mới mong gìn giữ được tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Nhìn chung, các em ban đầu đều biết nói nhưng không biết viết, có nghĩa là không biết ngôn ngữ chữ viết của mình nó phải viết như thế nào. Thông qua lớp học này các em đã được học, các em đã biết viết, biết đọc và biết nói chuẩn xác hơn. Từ đó đã góp phần tích cực gìn giữ ngôn ngữ chữ viết của dân tộc mình”.   

Bên cạnh việc dạy chữ, các thầy cũng chú trọng dạy cho các em đạo đức lối sống, biết lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi hơn mình. Ðồng thời tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian, nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các em trong dịp hè, góp phần tích cực giúp các em phát triển một cách toàn diện.  Ðể tạo điều kiện, cũng như khuyến khích các em tham gia học tập tích cực, ngoài việc giảng dạy tích cực của các thầy cô, ban tổ chức lớp học còn trao tập, viết và sách giáo khoa để các em có điều kiện học tập tốt nhất.

Ông Võ Hải Phận cho biết thêm: “Thời gian tới, phòng sẽ tiếp tục tham mưu cho các cấp lãnh đạo có thẩm quyền, duy trì các lớp này trong các dịp hè, tích cực vận động đồng bào tạo điều kiện cho con em tham gia các lớp học này. Ðồng thời tham mưu cho các cấp lãnh đạo tạo điều kiện như là phòng học, bàn ghế và các dụng cụ học tập, giúp con em đồng bào dân tộc có điều kiện tốt nhất để tham gia học tập tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình”.

Việc tổ chức các lớp dạy chữ Khmer cho con em đồng bào dân tộc vào dịp hè là một trong những hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào mùa hè lành mạnh, vui tươi, bổ ích. Thông qua những lớp học này, cả thầy và trò đều cố gắng nâng cao trình độ dân trí, gìn giữ, phát triển ngôn ngữ, chữ viết dân tộc, thiết thực gìn giữ bản sắc văn hoá trong đồng bào dân tộc Khmer./.

Bài và ảnh: Trần Thể

Hoàn thiện hạ tầng tạo sức bật toàn diện

Ðầu tư phát triển hạ tầng là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Triển khai thực hiện, đến nay nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, nhiều dự án đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, cũng như chuẩn bị khởi công..., thực sự tạo đột phá không chỉ cho hạ tầng giao thông mà còn giúp kinh tế - xã hội (KT-XH) bứt tốc.

Mai mốt Cà Mau em lớn…

Khi có dịp nhắc về tên gọi Minh Hải, tỉnh chung của Cà Mau - Bạc Liêu hồi trước, trong tâm khảm nhiều người vẫn nghe man mác những giai điệu ngọt ngào: “Rừng xanh Ðất Mũi Cà Mau/Ðồng xanh muối trắng Bạc Liêu/Chung sức dựng xây Minh Hải đẹp giàu” (ca khúc “Trên quê hương Minh Hải”, Nhạc sĩ Phan Nhân).

Khánh thành, bàn giao 300 căn nhà tại xã Phan Ngọc Hiển

Chiều nay (30/6), tại xã Viên An Đông (huyện Ngọc Hiển), nay là xã …, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao 300 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Cà Mau tăng cường quản lý, phòng chống bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gánh nặng y tế tại Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng. Cần có bước tiến trong công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm để tạo nền tảng vững chắc hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Tập huấn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà”

Sáng nay (30/6), Sở Y tế Cà Mau phối hợp Cục Quản lý Khám Chữa Bệnh, Trung tâm thông tin Y tế Quốc gia và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức tập huấn khám chữa bệnh từ xa, sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” dành cho cán bộ nòng cốt ngành y tế tỉnh Cà Mau. 

Chung sức, đồng lòng xây dựng Cà Mau phồn vinh

Tỉnh Cà Mau hợp nhất là kết quả từ chủ trương lớn của Ðảng, của đất nước, đòi hỏi mang tính lịch sử và ý nguyện lòng dân như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Ðảng ta khẳng định: “Chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố, không tổ chức cấp huyện là định hướng lớn, mang tầm chiến lược, bước đột phá về thể chế chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển”.

Diện mạo mới trên những vùng quê mới

Sau khi hợp nhất tỉnh, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Cà Mau (mới) sẽ chính thức bước sang giai đoạn phát triển cao hơn, với quy mô lớn hơn. Không chỉ mở ra không gian phát triển liên kết vùng mạnh mẽ, việc hợp nhất 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu còn tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương tiếp tục nâng tầm chất lượng NTM, hướng tới mục tiêu xây dựng những vùng quê đáng sống và phát triển bền vững.

Mái ấm trọn vẹn niềm vui

Chỉ trong chưa đầy 8 tháng, Cà Mau đã hoàn thành xây mới, sửa chữa 4.400 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo và gia đình khó khăn về nhà ở, vượt tiến độ gần 3 tháng so với kế hoạch tỉnh và gần 5 tháng so với kế hoạch Trung ương về Ðề án xoá nhà tạm, nhà dột nát. Ðó là minh chứng sống động cho sự quyết liệt trong hành động của cả hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau, sự chung tay của cộng đồng và sức lan toả từ chủ trương đầy tính nhân văn.

Bàn giao 126 căn nhà cho hộ nghèo huyện Ngọc Hiển

Sáng 28/6, UBND huyện Ngọc Hiển phối hợp với VietinBank Chi nhánh Cà Mau tổ chức lễ bàn giao 126 căn nhà cho các hộ nghèo trên địa bàn.

Vững vàng nơi trường thi đặc biệt

Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điểm thi Trường THPT Nguyễn Việt Khái (TP Cà Mau) đón 229 thí sinh tự do dự thi theo Chương trình GDPT 2006. Tuy không náo nhiệt như các điểm thi dành cho học sinh lớp 12, nhưng lại mang một không khí chững chạc, bình tĩnh và đầy quyết tâm của những người trở lại trường thi với quyết tâm chinh phục giấc mơ tri thức.