ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-7-25 16:27:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gìn giữ con chữ, vun bồi bản sắc

Báo Cà Mau Cộng đồng người Hoa tại Cà Mau, luôn quan tâm giữ gìn, lưu truyền chữ viết của dân tộc và duy trì thường xuyên các lớp giảng dạy, với sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Những lớp học ấy không chỉ là nơi truyền dạy ngôn ngữ, mà còn là cầu nối thế hệ, vun bồi bản sắc, văn hóa của một cộng đồng giàu truyền thống.

Với sự hỗ trợ thiết thực từ các cấp, ngành, đặc biệt là Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau, các lớp tiếng Hoa như tại Trung tâm Dục Tài được tổ chức thường xuyên, bài bản. Hiện trung tâm có hai khối lớp, 114 học viên và 6 giáo viên giảng dạy luân phiên.

Thầy Lâm Tấn Lộc, giáo viên lớp tiếng Hoa, cho biết: “Một khoá học gồm 10 tuần. Chúng tôi duy trì 2 lớp dành cho trẻ em từ 6-11 tuổi với giáo trình Hoa ngữ quyển 1 và 2. Còn với người lớn, cũng liên tục mở lớp với giáo trình HK1, HK2 và HK3. Chúng tôi chủ yếu truyền đạt giúp học viên nghe và nói tốt, nhận dạng con chữ và ghi nhớ mặt chữ. Các thầy cô ở đây đều có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm nên việc truyền thụ kiến thức rất tốt”.

Lớp học tiếng Hoa quy tụ khá đông học viên là con em người Hoa tham gia.

Các lớp dạy tiếng Hoa không chỉ thu hút con em người Hoa đến học mà cả người Kinh nếu có nhu cầu vẫn có thể đăng ký học, với mức học phí mang tính tượng trưng. Mục đích của các lớp dạy chữ Hoa là lưu truyền con chữ của dân tộc trong cộng đồng người Hoa tại Cà Mau và giúp ích cho những người có nhu cầu sử dụng tiếng Hoa trong làm việc và giao tiếp khi xuất ngoại du lịch hay công tác. 

Em Tiêu Hoàng Yến, 7 tuổi, học viên lớp tiếng Hoa giáo trình Hoa ngữ quyển 1, chia sẻ: “Cha mẹ cho em đến lớp học để có thể giao tiếp trong gia đình, có thể đọc được sách của ông bà để lại. Ngày thường em có nghe các thành viên trong nhà nói tiếng Hoa nên cũng quen tai, học khá dễ”.

Sự quan tâm của tỉnh không dừng lại ở việc hỗ trợ duy trì lớp học mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác. Hằng năm, Sở Dân tộc và Tôn giáo còn tổ chức gặp gỡ, giao lưu, trao đổi nắm thông tin, tâm tư, nguyện vọng, tình hình hoạt động của các hội, đoàn đồng bào Hoa trên địa bàn. Từ đó, góp phần tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo lòng tin vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Hoa nói riêng đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước và chính quyền địa phương.

Lớp tiếng Hoa được trang bị màn hình, tạo thuận lợi cho việc dạy và học.

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc - Tôn giáo, cho biết: “Thời gian tới, Sở Dân tộc và Tôn giáo dự kiến phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan nghiên cứu, đề xuất thêm một số cơ chế hỗ trợ khác, giúp cộng đồng người Hoa tại Cà Mau phát triển hơn nữa văn hoá và bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc, như: phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nghiên cứu phát triển tour, tuyến du lịch văn hoá đặc thù, khai thác giá trị văn hoá người Hoa tại các hội quán, di tích, sinh hoạt lễ, hội để phục vụ du khách. Đồng hành trong nâng cấp, tu bổ các di tích kiến trúc đặc trưng cộng đồng Hoa như: hội quán, đình... đảm bảo tính thẩm mỹ và bản sắc văn hoá”.

Cùng với đó, chú trọng tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác dân tộc các cấp; lồng ghép nội dung bảo tồn chữ viết, ngôn ngữ dân tộc trong các khoá đào tạo nghiệp vụ văn hoá cơ sở. Kêu gọi các tổ chức xã hội, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ bảo tồn di sản văn hoá người Hoa thông qua hoạt động bảo tồn di tích, tài trợ lớp học chữ, chương trình văn nghệ dân tộc. Đặc biệt là tạo điều kiện cho đồng bào Hoa chủ động đề xuất, phối hợp và tham gia các hoạt động tại cộng đồng, hướng đến bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết và văn hoá một cách bài bản và lâu dài”.

Lam Khánh

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Nghệ sĩ Kim Hiền và hành trình trở lại trường thi: "Bám chữ để vượt qua chính mình"

Sáng 27/6, trong không khí nghiêm túc của ngày thi thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (Phường 9, TP Cà Mau), một “thí sinh đặc biệt” lặng lẽ đến trường thi từ rất sớm. Đó là Trần Kim Hiền (Nghệ sĩ Kim Hiền, Đoàn Cải lương Hương Tràm, sinh năm 1984), học viên lớp 12B2, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau.

Làm mới dân ca, đồng dao bằng lời rap

Mùa hè năm nay, phim hoạt hình “Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu” ra rạp không chỉ mang đến bất ngờ về nội dung mà còn ấn tượng với phần nhạc. Bài hát chủ đề trong phim là bản mash-up đầy cảm xúc. Ca khúc sử dụng ba làn điệu dân gian quen thuộc: Lý cây đa, Ði cấy và đồng dao Dung dăng dung dẻ.

Buổi đầu làm báo ảnh

Báo ảnh Ðất Mũi trải qua nhiều thời kỳ, nhờ công lao của rất nhiều người. Nhắc chuyện làm báo ảnh thời gian khó không chỉ để thế hệ làm báo trẻ sau này hiểu, mà còn nhằm trân trọng ghi ơn lớp cha chú đi trước đã từng dốc sức đóng góp cho Báo ảnh Ðất Mũi hình thành, phát triển, trở thành dấu ấn đẹp của báo chí địa phương.

Cơn gió thổi mát hồn người

Chương trình Nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 -21/06/2025) do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức, diễn ra vào tối 19/6 tại Công viên Văn hóa Hùng Vương đã trở thành một dấu ấn đẹp đối với người làm báo tỉnh nhà lẫn công chúng.