ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 19:26:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ lửa đờn ca

Báo Cà Mau (CMO) Đến với nhau vì niềm đam mê, nhiệt huyết, những thành viên của Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Trung tâm Văn hoá - Truyền thông - Thể thao huyện U Minh (CLB) đang tạo nên phong trào sinh hoạt đờn ca tài tử khá sôi nổi. Tuy nhiên, điều mà các thành viên CLB trăn trở đó chính là những lớp người đam mê đa phần thuộc lứa trung niên, cao tuổi. Nếu không sớm xây dựng đội ngũ kế thừa thì nguy cơ mai một bộ môn này hoàn toàn có thể xảy ra.

Rèn luyện vì đam mê

Tài tử ca Châu Ngọc Nhịn gia nhập CLB đã nhiều năm nay. Chị tham gia, trưởng thành từ CLB và tham dự các giải trong và ngoài tỉnh tổ chức. Mới đây nhất, chị  đoạt giải Quán quân trong cuộc thi Nhà nông tài tử tranh tài mở rộng, do Đài Phát thanh - Truyền hình Sóc Trăng tổ chức. Thành công là vậy, nhưng theo tài tử Ngọc Nhịn, để có được hôm nay, chị chưa qua một trường lớp bài bản nào mà chỉ được tham gia những lớp tập huấn ngắn hạn về tài tử. Rồi được các anh chị đi trước trong CLB chỉ dẫn và tự trau dồi thêm.

Đa số người gắn bó với đờn ca tài tử thuộc lớp trung niên và cao tuổi.

Đó cũng chính là điểm chung của những người yêu thích bộ môn đờn ca tài tử trên địa bàn huyện U Minh. Đến sinh hoạt ở câu lạc bộ, tất cả các thành viên đều có chung với nhau niềm đam mê, rồi cùng nhau góp công, góp của để duy trì sinh hoạt CLB. Người đi trước dìu dắt người đi sau.

Tài tử đờn Nguyễn Minh Nhựt, Chủ nhiệm CLB, có nhiều năm gắn bó với phong trào đờn ca tài tử của huyện, chia sẻ: “Hiện có nhiều tay đờn đang sinh hoạt trong CLB, nhưng chủ yếu đờn ghi-ta. Mà trong số này, đờn giỏi thật sự thì không nhiều. Tài tử đờn các loại nhạc cụ khác của dân tộc như tranh, bầu, sến, gáo, kìm… còn thiếu rất nhiều”.

Hiện nay, cứ đều đặn vào ngày 17 âm lịch hàng tháng, các thành viên CLB sẽ họp lại giao lưu đờn ca với nhau. Có thể là giao lưu tại điểm định sẵn, cũng có thể sẽ luân phiên giao lưu, biểu diễn tại các xã. Chính vì vậy, phong trào đang tạo được sự chú ý của giới hâm mộ đờn ca tài tử trong huyện. 

Nghệ nhân Lê Quốc Thanh, tài tử đờn của CLB, băn khoăn: “Những tài tử đờn như chúng tôi nhìn lại trẻ cũng 40 tuổi, người già nhất đã 70 tuổi. Trong khi lớp trẻ giờ lại rất ít học đờn cổ. Vì thế, tôi rất ngần ngại, khi chúng tôi già, không có người theo học thì e bộ môn này sẽ mai một”.

Theo những thành viên gạo cội câu lạc bộ, khó nhất hiện nay nằm ở chỗ phát triển đội ngũ nhạc công. Tài tử ca hiện nay không thiếu, nhưng tài tử đờn rất khó tạo nguồn. Trong khi những người biết đờn trước hết phải là người có đam mê, có năng khiếu và được đào tạo bài bản. Bởi chính những tài tử đờn là những người cầm trịch, quyết định thành công cho một bài hát trọn vẹn. Trong khi số người đờn được và hay đếm trên đầu ngón tay.

Giữ "lửa" cho phong trào

Tài tử Châu Ngọc Nhịn chia sẻ: “Nếu được các cấp, các ngành mở lớp đào tạo sâu hơn về loại hình đờn ca tài tử thì tôi nghĩ loại hình này sẽ phát triển hơn”.

Cùng quan điểm, nghệ nhân Lê Quốc Thanh cho rằng: “Lớp đào tạo ngắn hạn đã được mở nhiều, nhưng đây chỉ là những kiến thức cơ bản. Còn về lâu, về dài, cần có những lớp dài hạn, đào tạo một cách bài bản, căn cơ, đặc biệt là đối với giới trẻ để xây dựng lớp tài tử thay thế chúng tôi sau này. Không chỉ giỏi nhạc công ghi-ta mà còn cả các nhạc cụ dân tộc khác”.

Chủ nhiệm CLB Nguyễn Minh Nhựt mong mỏi: “Ngoài việc đầu tư trang thiết bị, mở các lớp tập huấn để các thành viên tiếp cận được loại hình đờn ca tài tử, chúng ta cần đưa loại hình này đến gần hơn với giới trẻ bằng cách đưa đờn ca tài tử vào học đường. Làm được như vậy, chúng ta sẽ khơi dậy niềm đam mê cho các em từ khi còn nhỏ”.

“Ngành chức năng nên có những giải pháp mở rộng loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử. Bởi đờn ca tài tử đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể  đại diện của nhân loại. Cho nên chúng ta cần phải xây dựng đội ngũ kế thừa, giữ gìn vững chắc loại hình nghệ thuật quý báu mà chỉ có Việt Nam mới có được”, Nghệ nhân Lê Anh Chủ, tài tử ca của CLB mong muốn./.

 Trần Chương

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.