ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 19:15:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ nghề truyền thống

Báo Cà Mau (CMO) Dù đã bước qua tuổi thất tuần nhưng bà Trần Mỹ Tiên ở Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau vẫn chưa có ý định bỏ nghề dệt chiếu. Gắn đời mình với nghề dệt chiếu từ khi hơn 10 tuổi, bà Tiên là một trong những người lớn tuổi nhất vùng còn bám nghề truyền thống với quan niệm “còn sức là còn ngồi dệt chiếu”.

Người dệt cũng thưa thớt dần vì không ai nối nghề, bà Tiên và nhiều hộ khác ở làng nghề dệt chiếu luôn nỗ lực bám trụ. Ðối với bà, dệt chiếu không còn là thói quen mà trở thành nghề nuôi sống cả gia đình bà qua nhiều thế hệ.

Làng chiếu Tân Thành dần mai một vì thợ dệt ngày một lớn tuổi và ít người nối nghiệp.

Bà Tiên trải lòng: “Từng công đoạn làm ra chiếc chiếu rất kỳ công, người dệt phải thật tỉ mỉ mới có thể làm ra sản phẩm đẹp, bền. Giá trị ở chỗ người dệt nâng niu từng sợi lác đã được nhuộm đúng màu. Nói thế thôi chứ giờ chỉ còn những người già như chúng tôi làm, lớp trẻ khó mà gắn với nghề này lắm”.

Bà Tiên và con gái mình vẫn miệt mài dệt chiếu quanh năm. Nếu làm chăm chỉ, một ngày được 1 đôi chiếu, còn bận công việc khác thì 2 hay 3 ngày sẽ hoàn thành. Nhà bà Tiên thường dệt chiếu có kích thước từ 1,2-1,6 m, giá dao động 400.000-600.000 đồng/đôi, tuỳ vào loại chiếu hàng hay chiếu đặt. Giá có cao nhưng chất lượng, mỗi đôi chiếu lác dệt thủ công có thể sử dụng trên 3 năm.

“Năm nay, trúng mùa lác nên nhà tôi dệt cả năm gần 40 đôi, chưa kể những ngày gần Tết dệt thêm vài đôi nữa. Nói thì nói trúng vậy chứ số lượng này chỉ bằng một phần ba số lượng trước đây. Hồi đó, chỉ riêng mùa cận Tết là nhà tôi dệt cả trăm đôi chiếu. Thương cái nghề gắn bó với tôi mấy chục năm, tôi còn sức thì còn dệt. Nhờ có đứa con gái, chứ mình tôi cũng khó mà níu kéo nghề này”, bà Tiên phân trần.

Thời gian làm từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, lúc đó lác đủ già và cao đúng như thước tấc đôi chiếu. Từng công đoạn chẻ lác, nhuộm màu, phơi lác, se dây bố, dệt… đều cần những người thợ lành nghề.

Chị Hà Lê Huỳnh, 46 tuổi, con gái bà Tiên, tâm sự: “Hồi đó, tôi không làm nghề này nên mẹ thường dệt chiếu vần công cho bà con hàng xóm. Sau này thấy mẹ cực quá nên tôi làm chiếu với mẹ. Nhà khó khăn, thiếu thốn nên mẹ con tôi tiếp tục bám nghề dệt chiếu. Sản phẩm làm ra ngày một ít vì khách mua thưa dần, nhưng 2 mẹ con cứ thủ thỉ cùng nhau, hễ có khách đặt là nghề mình còn. Thế là nghề dệt chiếu cứ gắn bó suốt mấy chục năm, không biết thế hệ sau này còn ai làm nghề này nữa”.

Bà Phạm Thị Cương, 62 tuổi, ở Ấp 5, xã Tân Thành cũng là người thợ giỏi nổi tiếng nhất nhì làng chiếu Tân Thành. Không chỉ nổi tiếng về số lượng dệt mà chiếu nhà bà Cương còn nổi tiếng về chất lượng.

Nếu ai tinh ý dạo một vòng làng chiếu, hễ nhà nào làm nghề dệt chiếu sẽ thấy thêm một căn nhỏ kế bên căn nhà lớn. Ngầm ý của gia chủ là ngôi nhà này chỉ để dành cho dệt chiếu. Bà Cương lý giải, khung dệt chiếm nhiều diện tích, sợ ảnh hưởng sinh hoạt, diện tích ngôi nhà chính, nên phải cất riêng căn kế bên để dệt. Không gian dệt riêng biệt, yên tĩnh nên người thợ thoả sức chăm chút, sáng tạo.

“Dệt chiếu muốn bền, đẹp phải tập trung lắm. Mỗi sợi lác phải được chẻ ngay ngắn, chiều dài đảm bảo, rồi màu sắc cũng phải lên cho đúng thì đôi chiếu làm ra mới chất lượng. Nếu muốn làm chiếu lẫy bông, lẫy chữ thì tuỳ vào độ khéo léo, ăn ý của người chùi và người dệt. Thấy nói đơn giản chứ thợ không thạo nghề cũng khó lòng thực hiện. Giờ tuổi cao, sức khoẻ tôi giảm nên dệt cầm chừng. Năm nay, đám lác lên xanh tốt nên bỏ sợ uổng, vậy là thuê nhân công làm phụ vài công đoạn để tiếp tục dệt chiếu”, bà Cương bày tỏ.

Nguyên liệu lác nhà trồng, lấy công làm lời, sau khi trừ chi phí mỗi đôi chiếu bà Cương bỏ túi gần 300.000 đồng. Không tính toán lời hay lỗ, miễn sao dệt chiếu thấy vui và có đồng vô đồng ra phụ chi phí sinh hoạt hàng ngày. Bà Cương và những bạn đồng nghiệp khác trong làng chiếu vẫn động viên nhau bám trụ để tìm niềm vui trong cuộc sống lúc nông nhàn.

Tuổi nghề ngày một tăng nhưng sản lượng ngày một giảm, vậy mà những người dệt vẫn muốn bám trụ nghề. Một năm sắp trôi qua mang bao lo toan nhọc nhằn nhưng cũng đầy ắp niềm hy vọng về mọi điều tốt đẹp trong năm mới. Mong rằng những người thợ dệt chiếu sức khoẻ dồi dào, dẻo dai trên chặng đường làm nghề, để mỗi dịp giáp Tết, làng chiếu Tân Thành vẫn rộn ràng.


Nghề làm chiếu ở xã Tân Thành tập trung ở các ấp: 4, 5, 6. Vài năm trước có hơn 62 hộ làm nhưng giờ chỉ còn chưa tới 40 hộ. “Thời gian trước, có tổ hợp tác dệt chiếu nhưng sau này hoạt động không hiệu quả nên các cô tự dệt tại nhà là chính. Mặc dù Hội Phụ nữ phối hợp cùng các ban, ngành có nhiều chính sách hỗ trợ các hộ dệt chiếu để vực dậy nghề truyền thống này, nhưng đến nay vẫn dần mai một. Nghề khó, cần người tỉ mỉ nên người giữ nghề đa số đều lớn tuổi”, chị Trần Như Thảo, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Thành, TP Cà Mau, thông tin.


 

Lê Hằng My

 

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau triển khai thành công kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim

Sáng 16/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đã tiếp nhận và triển khai thành công kỹ thuật “đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn” từ Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là một trong những kỹ thuật hiện đại, giúp người dân trong tỉnh được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương, giảm thiểu chi phí và thời gian di chuyển đến các bệnh viện tuyến trung ương.

Thăm hỏi, động viên gia đình hai thiếu niên tử vong do đuối nước

Lãnh đạo xã Trần Văn Thời cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ tai nạn đuối nước thương tâm khiến hai học sinh thiệt mạng.

Chăm lo nhà ở cho gia đình chính sách

Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, những năm qua, việc chăm lo đời sống gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn được cấp uỷ, chính quyền xã Ninh Thạnh Lợi chú trọng thực hiện, nhất là công tác xây dựng và sửa chữa nhà ở cho gia đình chính sách, thân nhân liệt sĩ. Qua đó, đã kịp thời sẻ chia, tiếp thêm động lực cho các gia đình chính sách, người có công ổn định cuộc sống.

Tác hại của thuốc lá điện tử đến sức khoẻ

Khói thuốc lá chứa trên 4.000 hoá chất, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín, nicotine, chất gây nghiện… Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Cà Mau trên hành trình đô thị hoá

Qua hơn 2 năm thực hiện Chương trình số 27-CT/TU, ngày 20/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Cà Mau cũ) về phát triển hệ thống đô thị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chương trình 27) cho thấy sự chuyển biến tích cực. Các đô thị phát triển vươn tầm, mở rộng không gian, tiến đến hiện đại.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Tuổi trẻ Cà Mau xung kích vì mái ấm người nghèo

Sáng 14/7, Tỉnh đoàn Cà Mau đồng loạt phát động và ra quân Ngày cao điểm hướng ứng phong trào “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong toàn tỉnh với các đội hình được thành lập, hoạt động từ ngày 13-24/7.

Tuổi trẻ Vĩnh Trạch chung tay “Xoá nhà tạm, nhà dột nát”

Sáng 14/7, trong khí thế sôi nổi của tuổi trẻ toàn tỉnh hưởng ứng “Ngày cao điểm hỗ trợ phong trào “Xoá nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh Cà Mau”, Đoàn phường Vĩnh Trạch tổ chức lễ ra quân, thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, đoàn viên, thanh niên.