ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 17:14:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ thương hiệu mật ong để phát triển bền vững

Báo Cà Mau Ông Út Nhì khẳng định: “41 năm gắn bó với nghề chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc pha loãng mật để thu lợi. Không phải không muốn nhiều lợi nhuận. Nhưng, cái lợi đó phải được khách hàng chấp nhận. Người làm nghề ăn ong cả Hợp tác xã 19/5 này không ai nghĩ đến chuyện phải pha chế thêm làm tăng sản lượng mật. Bởi chỉ một điều đơn giản là chúng tôi tồn tại cùng rừng, cùng sản vật rừng nên thương hiệu, uy tín sẽ nuôi sống thế hệ con cháu theo nghề rừng”.

Trở lại Tập đoàn 19/5, Ấp 20, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh - nơi nổi tiếng bởi phương pháp làm ăn tập thể nghề rừng tồn tại lâu nhất và hiệu quả nhất xứ U Minh Hạ.

Anh Nguyễn Văn Vững, Giám đốc Hợp tác xã 19/5, vui mừng thông tin: “Tập đoàn mình giờ đây đã thay tên là Hợp tác xã 19/5. Số lượng tổ viên và diện tích rừng thì vẫn như xưa. Có điều thay đổi lớn là cả hợp tác xã  không còn hộ nghèo, hộ khó khăn”.

Xã viên Hợp tác xã 19/5 khai thác mật ong.

Rừng ở Hợp tác xã 19/5 giờ không còn nghèo kiệt nữa. Sau mùa khai thác năm 2016 này, các xã viên đầu tư lên liếp toàn hộ 520 ha để trồng tràm năng suất cao. Đồng thời, việc bảo tồn và duy trì các hoạt động đánh bắt cá, gác kèo ong luôn được quan tâm.

Tiếp những vị khách thân quen bằng những cái vỗ vai mừng rỡ, ông Trần Văn Nhì (Út Nhì) quay sang hỏi với giọng sang sảng: “Bữa nay mấy đứa vô thăm tụi chú rồi có đi ăn ong hông? Mùa mưa năm nay ong về ít so với mọi khi. Nhưng kèo của chú vẫn tốt, mùa này riêng chú đã thu vài trăm lít”.

Ông Út Nhì là một trong những người đi rừng ăn ong dày dạn kinh nghiệm nhất ở Hợp tác xã 19/5. Ông đã có 41 năm “hành nghề” gác kèo. Mùa này, ông Út gác 300 kèo và đã có khoảng trăm ổ ong về đóng.

 Anh Vững thông tin thêm: “Ở xứ này, chú Út mà than ít mật thì ai dám nói trúng! Chú được mệnh danh là tay kèo đệ nhất ở đây!”.

Từ những câu chuyện kể về nghề rừng, nghề gác kèo ong của ông Út Nhì, chúng tôi mới vỡ lẽ những tập tính của bầy ong mà trước giờ chưa bao giờ được biết, dù bản thân cũng đã có hơn chục năm “ăn theo” vào rừng với nhiều người rành rừng như ông Út Nhì!

Thú vị nhất là việc phân thời gian theo mùa mật. Thường thì chỉ 2 mùa nước và mùa hạn, nhưng nghề ăn ong được ông Út Nhì phân ra 3 mùa trong năm. Mùa ông sớ từ tháng 9 đến tháng 11; mùa ong hạn từ cuối tháng 11 đến tháng 3 năm sau; mùa ong nước từ tháng 4 đến tháng 8.

Tập tính của loài ong mật còn được ông Út Nhì, những hộ dân hành nghề ăn ong ở xứ rừng, đúc kết chi tiết: mùa mưa, đàn ong sẽ rất hung hăng hơn, sản lượng mật cũng ít hơn so với mùa hạn.

“Đó là vì mùa mưa, đàn ong phải tích luỹ thức ăn (phấn hoa) trong những ngày mưa dầm cho đàn ong non. Phần tích luỹ này được dân đi rừng gọi đó là ké. Phần ké thường chiếm khoảng 30-40% lượng mật. Trong khi mùa hạn, ong không tích luỹ ké này”, ông Út Nhì giải thích.

Như bắt được ý của người nghe, không chờ chúng tôi đặt câu hỏi, ông Út Nhì giải thích: “Sở dĩ có sự phân mùa mật như thế là dựa vào mùa bông tràm nở. Khi bông tràm nở, đàn ong sẽ về và lựa chọn nơi làm tổ. Không phải ai cầm kèo gác ong cũng đến. Mà gác kèo phải có nghệ thuật và kỹ thuật cộng với am hiểu tập tính của loài ong vào từng thời điểm, từng mùa”.

Ví như mùa ong sớ và mùa ong hạn thì mật ngon nhất trong năm. Vì mùa này, tràm nở bông, trời ít mưa. Nước mưa trên nhuỵ bông tràm ít, khi ong lấy mật sẽ cho mật đặt sánh và mùi thơm nồng. Mùa ong nước, do ảnh hưởng của mưa nhiều nên mật ong có phần loãng hơn, khi trữ lâu ngày sẽ có hiện tượng nổi bọt. Nhưng chất lượng mật ong vẫn đảm bảo.

Còn việc pha chế mật ong để tăng thêm số lượng mật bán ra, ông Út Nhì khẳng định: “41 năm gắn bó với nghề chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc pha loãng mật để thu lợi. Không phải không muốn nhiều lợi nhuận. Nhưng, cái lợi đó phải được khách hàng chấp nhận. Người làm nghề ăn ong cả Hợp tác xã 19/5 này không ai nghĩ đến chuyện phải pha chế thêm làm tăng sản lượng mật. Bởi chỉ một điều đơn giản là chúng tôi tồn tại cùng rừng, cùng sản vật rừng nên thương hiệu, uy tín sẽ nuôi sống thế hệ con cháu theo nghề rừng”.

Anh Vững khẳng định thêm: “Nghề ăn ong ở Hợp tác xã 19/5 đã vang danh mấy chục năm nay từ khi còn là Tập đoàn Phong Ngạn, Tập đoàn 19/5 và nay là Hợp tác xã 19/5. Mật từ Hợp tác xã 19/5 thường cung cấp trực tiếp cho khách hàng hoặc bán cho các cơ quan để làm quà biếu”.

“Quy chế của chúng tôi trong ăn ong, lấy mật rất chặt chẽ. Các tổ viên, nếu phát hiện có sự gian lận chất lượng mật hay làm ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, sinh trưởng của bầy ong sẽ bị loại ra khỏi hợp tác xã. Đồng thời, phải chịu phí phạt theo quy ước. Nhờ vậy mà mấy chục năm nay mật ong ở đây luôn được đảm bảo”, anh Vững thông tin.

Trung bình mỗi hộ gác kèo ong ở Hợp tác xã 19/5 thu từ 200 lít mật/mùa. Với giá bán dao động từ 270.000 đồng (mùa ong nước) đến 350.000 đồng (mùa ong sớ và ong hạn), thì mỗi năm thu nhập từ nghề ăn ong cũng khoảng trên 100 triệu đồng/ hộ.

“Thu nhập như thế rất ổn định, cộng thêm việc khai thác tràm và huê lợi khác thì dại gì chúng tôi lại phá chính nồi cơm của mình!”, ông Út Nhì nhấn mạnh.

Mật ong rừng tràm U Minh Hạ hiện nay đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tập thể do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ cấp năm 2011). Đây là sản phẩm đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng cho rừng tràm U Minh hạ. Với hương vị đặc biệt và nhiều công dụng trong y học, bảo vệ tăng cường sức khoẻ con người, mật ong rừng tràm U Minh Hạ đã trở thành đặc sản nổi tiếng trong nước và thế giới.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trang bị công nghệ hiện đại để tách nước ra khỏi mật ong.

Hiện nay, ngành văn hoá, thể thao và du lịch đang xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

Theo đó, sản phẩm “Ăn ong” - nghề gác kèo ong của rừng U Minh Hạ được ngành, tỉnh đánh giá là một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu, sẽ thu hút khách tham quan du lịch đến để tham quan trải nghiệm của quy trình gác kèo ong cũng như lấy mật. Đồng thời từng bước khẳng định thương hiệu mật ong rừng U Minh Hạ là sản phẩm quà tặng lưu niệm của du lịch Cà Mau.

Về mặt xã hội, nghề truyền thống gác kèo ong U Minh Hạ đã và đang giúp người dân sống trên lâm phần tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình.

Cơn mưa dầm do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới vừa tạnh, anh Huỳnh Văn Nhỡ, tổ viên của Hợp tác xã 19/5, ra nhà sau lấy dụng cụ dẫn chúng tôi đi ăn ong để ghi hình ảnh. Anh Nhỡ dặn kỹ: “Ong mùa này hung lắm. Các anh phải cẩn thận. Chớ còn mùa hạn thì thoải mái!”./.

Bài và ảnh: Phong Phú

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.