ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 17:08:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gỡ khó cơ sở vật chất khi dạy chương trình mới

Báo Cà Mau (CMO) Ðến thời điểm này, Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đã được triển khai trên phạm vi cả nước. Những điểm mới của chương trình đã cho thấy hiệu quả trong việc phát huy tối đa năng lực sáng tạo, khơi dậy đam mê học tập của học sinh, đồng thời xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, nhiều điểm trường trên địa bàn tỉnh đang gặp khó vì cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Ðiển hình tại huyện Cái Nước.

Huyện Cái Nước là một trong những địa phương có nhiều trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và mức độ 2. Tuy nhiên, thực hiện Chương trình GDPT 2018, ngành giáo dục huyện vẫn đang gặp nhiều vướng mắc về cơ sở vật chất, chưa thể đáp ứng hết yêu cầu của chương trình.

Ông Nguyễn Minh Phụng, Trưởng phòng GD&ÐT huyện, cho biết: “Hầu như trên địa bàn tỉnh, vướng mắc chung của các trường là gặp khó về cơ sở vật chất, chưa đáp ứng được chương trình mới. Mua sắm trang thiết bị cơ sở tập trung phải chờ nguồn kinh phí phân bổ, phê duyệt ngân sách từ Sở Tài chính và thẩm định của Sở GD&ÐT. Lộ trình là thế, nhưng mỗi năm chương trình GDPT đều thay đổi. Chưa giải quyết xong chuyện đổi mới ở năm cũ đã tiếp tục lo lắng cho năm mới. Dẫu mỗi năm huyện đều có kinh phí cho hạng mục sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất trường học, trang bị mới, nhưng chưa đồng bộ”.

Trường Tiểu học Trần Thới 1, ấp Ðầm Cùng, xã Trần Thới, gồm điểm chính và 1 điểm lẻ. Trường có 16 lớp, với 376 học sinh/179 nữ; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có 30 người (25 giáo viên). Cơ sở vật chất nhà trường có 26 phòng (kiên cố 16 phòng, bán kiên cố 10 phòng), gồm: 16 phòng học, 2 phòng học bộ môn (Âm nhạc, Tin học), 1 phòng y tế, 1 phòng thư viện, 1 phòng thiết bị, 4 phòng làm việc; cho Trường Mẫu giáo Hoa Mai mượn 1 phòng; trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy học.

Những lớp ít học sinh, trường sẽ kê thêm bàn máy vi tính nhằm đáp ứng các tiết học trong chương trình mới.

“Trước đây, khi trường đạt chuẩn mức độ 1, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đúng chuẩn quy định vào thời điểm đó. Tuy nhiên, khi áp dụng Chương trình GDPT 2018 thì hiện tại trường gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Từ khi thực hiện xoá, ghép các điểm lẻ, hiện tại chỉ còn 1 điểm lẻ tại ấp Công Trung. Dù đã tập trung trang bị cho điểm chính và điểm lẻ nhưng hiện tại chưa đồng bộ, thiếu phòng chức năng để có thể triển khai tốt chương trình mới như quy định”, thầy Trần Văn Kha, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin.

Ghi nhận thực tế tại điểm lẻ ấp Công Trung, cơ sở vật chất nơi đây còn gặp nhiều hạn chế. Trước đây điểm lẻ này xây dựng đáp ứng đúng theo số lượng học sinh địa bàn, nhưng khi áp dụng chương trình mới thì cơ sở vật chất không thể trang bị thêm một số phòng chức năng khác. Ðể đáp ứng đủ các tiết học Tin học, nhà trường đã chọn 1 lớp khoảng 17 em, sau đó kê thêm dãy bàn 15 máy vi tính. Do cùng một phòng học nên nhà trường sắp xếp lớp học chính khoá buổi sáng, buổi chiều dành cho lớp Tin học.

Giáo viên và học sinh điểm trường lẻ ấp Công Trung linh động các tiết học để đáp ứng đúng chương trình.

“Trước khó khăn về cơ sở vật chất, nhà trường linh hoạt sắp xếp phòng học, buổi học, để các lớp học chương trình mới có thể hoàn thành tiết học theo đúng quy định. Tuy nhiên, thêm một điểm khó nữa là trước đây tuyển các vị trí giáo viên thì cấp tiểu học chủ yếu là giáo viên dạy nhóm môn chung, còn khi áp dụng chương trình mới, nhà trường lại thiếu giáo viên dạy các môn riêng như Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, Tin học, Thể dục và một vài vị trí giáo viên cũng kiêm nhiệm”, thầy Kha cho biết thêm.

Là giáo viên phụ trách môn Tiếng Anh hơn 10 năm nay tại Trường Tiểu học Trần Thới 1, năm học này, cô Lê Thuỳ Nguyên hầu như dạy xuyên suốt từ khối lớp 3 cho đến lớp 5. Cô Nguyên chia sẻ: “Giờ nhà trường chỉ có tôi phụ trách dạy môn Tiếng Anh nên tôi phải luân phiên dạy từ điểm chính đến điểm lẻ. Hiện tại, khối lớp 4, khối 5 buộc hạ số tiết để tăng số tiết dạy cho khối lớp 3, đúng theo chương trình mới. Dù các lớp học đã được trang bị ti vi, nhưng tôi rất mong muốn có lớp học trang bị dành riêng dạy Tiếng Anh, vì chương trình mới hiện nay trực quan nhiều, để học sinh có thể học đúng với chương trình thực sự đổi mới”.

Theo ông Nguyễn Minh Phụng, trước những thách thức khi cơ sở vật chất và cả đội ngũ giáo viên chưa thể đáp ứng kịp thời Chương trình GDPT 2018, Phòng GD&ÐT huyện đã kịp thời ghi nhận từng địa bàn và đã tham mưu đề xuất với UBND huyện để tìm những giải pháp tháo gỡ. Trước mắt, tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có để linh hoạt xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp, đảm bảo đúng chương trình quy định. Bên cạnh đó, còn lại những đơn vị trường học chưa được trang bị máy tính, phòng chức năng, thiết bị dạy học theo chương trình mới, phòng tiếp tục tham mưu, đề xuất đầu tư để sớm phục vụ công tác giảng dạy. Ðồng thời, phòng sẽ căn cứ vào tình hình thừa thiếu biên chế, hợp đồng của cán bộ, giáo viên, nhân viên để tiếp tục đề xuất kiến nghị tuyển dụng theo danh mục khung vị trí việc làm, đặc biệt là giáo viên giảng dạy một số môn học trong Chương trình GDPT mới.


Hiện toàn huyện Cái Nước có tổng số 46 trường, với 825 lớp/22.092 học sinh; 1.592 cán bộ, giáo viên, nhân viên; hợp đồng 58 người theo Nghị định 68/2000/NÐ-CP và Nghị định 161/2018/NÐ-CP. Theo rà soát, các vị trí việc làm của cán bộ, giáo viên, nhân viên ở 3 cấp học, vẫn còn tình trạng thừa thiếu cục bộ. Ðặc biệt, một số giáo viên ở các môn học mới theo Chương trình GDPT 2018: Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Khoa học - tự nhiên, Lịch sử - Ðịa lý cấp tiểu học và cấp THCS; nhân viên ở một số vị trí: y tế, kế toán, thiết bị, thư viện, văn thư.


 

Hằng My

 

Liên kết hữu ích

Mang xuân vào trường học

Không gian tết cổ truyền của dân tộc được cô, trò Trường mầm non SOS Cà Mau tái hiện sống động trong khuôn viên trường. Các bé được hoá thân thành những người nông dân, tham gia phiên chợ quê với các gian hàng mua bán, trao đổi hàng hoá, gói bánh tét, chơi trò chơi dân gian… Không khí mùa xuân hiển hiện qua từng nụ cười, ánh mắt thơ ngây của trẻ.

Ðiểm sáng xây dựng trường đạt chuẩn

Xác định xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt, Phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) huyện Năm Căn đã tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồng thời tập trung nâng cao chất lượng dạy học, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn đúng lộ trình.

Cà Mau có 23 học sinh giỏi quốc gia

Thông tin từ Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Cà Mau, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025, tỉnh có 23 thí sinh đoạt giải. Trong đó có 1 giải Nhì môn Ngữ văn, 8 giải Ba các môn: Toán, Vật lý, Sinh học, Ngữ Văn và 14 giải Khuyến khích. Em Phạm Hồng Ngân Anh, lớp 12 chuyên Văn, Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển đoạt giải Nhì môn Ngữ văn.

60 dự án khoa học kỹ thuật xuất sắc của học sinh trung học

Sau hai ngày diễn ra (16&17/1) tại Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (TP Cà Mau), Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp. Ban Tổ chức đã trao 5 giải Nhất, 10 giải Nhì, 15 giải Ba và 30 giải Khuyến khích.

Đẩy mạnh phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng

Ngày 16/1, Thư viện tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Nơi ấy - Tôi trưởng thành

Thời gian trôi có bao giờ quay trở lại Chỉ có lòng người mới trở lại với thời gian.

Vườn hoa "Sinh viên 5 tốt"

Từ phong trào “Sinh viên 5 tốt” đã xuất hiện nhiều tấm gương sinh viên nữ sống đẹp, đạt thành tích xuất sắc trong học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao giá trị của danh hiệu, hình thành lớp sinh viên (SV) có bản lĩnh, tri thức, sức khoẻ, khát vọng vươn lên, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, chủ động và tự tin trong hội nhập quốc tế. Ðiển hình như các nữ SV tiêu biểu tại Trường Ðại học Bình Dương, Phân hiệu Cà Mau (Phân hiệu).

47 sinh viên đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt"

Chiều ngày 8/1, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức mít tinh kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam, tuyên dương “Học sinh 3 tốt” cấp tỉnh, “Sinh viên 5 tốt” các cấp, năm học 2023-2024.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục, Trường THCS thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

Người truyền cảm hứng

Tốt nghiệp THPT năm 2008, cậu học trò Nguyễn Quốc Toản đăng ký thi vào Trường Ðại học Sư phạm Cửu Long, chuyên ngành Công nghệ thông tin. Năm 2011, tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, thầy được Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện U Minh phân công giảng dạy tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh. Ðến năm 2014, thầy chuyển về Trường THCS Lê Hồng Phong, xã Khánh Lâm, huyện U Minh cho đến nay.