ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-12-24 07:25:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần bỏ thói quen hút thuốc lá

Báo Cà Mau Hiện nay, số lượng người hút thuốc lá còn khá đông, chủ yếu ở lứa tuổi từ 25-45 (chiếm gần 50%). Nhiều người, dù biết tác hại của thuốc lá ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của bản thân cũng như những người xung quanh nhưng vẫn khó bỏ hút thuốc lá. Việc từ bỏ thuốc lá đòi hỏi phải có động lực mạnh mẽ, sự hỗ trợ lâu dài, và sự thay đổi này không phải ai cũng làm được, khi mà việc hút thuốc đã trở thành xu hướng, thói quen.

Chất nicotin trong thuốc lá là một chất gây nghiện mạnh khiến nhiều người khó bỏ khi đã sử dụng. Dù vậy, vấn đề bỏ thuốc lá không phải là không thể, bởi có nhiều người đã thực sự từ bỏ dứt điểm mà không hề tái nghiện. Tuy nhiên, đối với một số người thì thói quen hút thuốc vẫn rất khó từ bỏ, dù đã cai nhiều lần.

Ông N.V.H, ngụ Phường 5, TP Cà Mau, chia sẻ: “Tôi hút thuốc đã trên 10 năm. Lúc đầu, khi đi học bạn bè rủ rê, bản thân cũng muốn thể hiện cá tính nên hút, nhưng dần dà về sau, thấy tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ nên tôi đã bỏ khoảng 4 năm nay rồi. Mặc dù vậy, hiện vẫn còn cảm giác thèm mỗi khi ngồi cà phê với bạn bè, hoặc khi đi nhậu nên có hút chút ít, về đến nhà là không hề hút. Ðây cũng chỉ là thói quen thôi, mà thói quen này khó bỏ thật”.

Suy nghĩ của ông H cũng là điểm chung của nhiều người khi đã bỏ thuốc. Ðối với họ, việc hút lại một vài điếu thuốc cũng chỉ là một phần của văn hoá giao tiếp mỗi khi gặp bạn bè.

Trên thực tế, hình ảnh người ngồi quán cà phê hay quán nhậu phì phèo thuốc lá không còn xa lạ, và trong số đó cũng có những trường hợp chỉ sử dụng do thói quen, một thói quen khó bỏ, rồi dần dà tái nghiện khi nào không hay.

Hút thuốc lá có thể gây các bệnh nghiêm trọng như ung thư phổi, tim mạch và hen suyễn. (Ảnh minh hoạ)

Hút thuốc lá có thể gây các bệnh nghiêm trọng như ung thư phổi, tim mạch và hen suyễn. (Ảnh minh hoạ)

Việc hút thuốc lá nơi công cộng không chỉ là vấn đề nghiện thuốc lá, mà nó đã trở thành thói quen đối với nhiều người hút thuốc. Hễ rảnh tay không có việc gì làm là có thể đốt thuốc và thói quen này gây ra không ít hệ luỵ đối với những người xung quanh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Trong đó, điều đáng quan tâm chính là vấn đề hút thuốc lá thụ động (tức là hít phải khói thuốc từ người hút) có thể gây các bệnh nghiêm trọng, như ung thư phổi, tim mạch và hen suyễn. Việc hút thuốc lá thụ động đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Theo nhận định của các chuyên gia về y tế thì khói thuốc làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non đối với thai nhi và các vấn đề hô hấp ở trẻ em.

Thực tế cho thấy, vẫn có nhiều người bất chấp các lệnh cấm, vô tư hút thuốc ở bệnh viện, trường học, những khu vui chơi... Tuy nhiên, việc thực hiện lệnh cấm chưa đồng bộ, chưa nghiêm và nhiều nơi vẫn để xảy ra tình trạng hút thuốc không kiểm soát. Ðiều này vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ người xung quanh, vừa là tác nhân gây ô nhiễm môi trường từ khói thuốc, đầu lọc thuốc lá và quan trọng hơn hết, đây chính là hành vi dễ dẫn đến việc tiếp xúc, cũng như bắt chước của đối tượng thanh, thiếu niên.

Theo nghiên cứu và thống kê gần đây, tại nước ta, độ tuổi người hút thuốc đang có xu hướng trẻ hoá, trong đó có nhiều người bắt đầu hút từ rất trẻ. Số liệu khảo sát toàn cầu về tình trạng sử dụng thuốc lá ở thanh, thiếu niên, thì ở nước ta có khoảng từ 8-10% đối tượng thanh, thiếu niên từ 13-15 tuổi đã từng thử hút thuốc và đa số bắt đầu hút từ độ tuổi 16-20, đây là lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè, xã hội.

Em T.T.M, ngụ Phường 9, TP Cà Mau, bộc bạch: “Lúc đầu đi cà phê, thấy bạn bè rủ rê rồi hút thử, cứ vậy, mỗi lần ra quán là lấy thuốc ra hút, giờ thì như thói quen luôn, miễn ngồi xuống kêu nước uống là phải đem thuốc ra hút, nếu không sẽ thấy thiếu thiếu cái gì đó. Em cũng muốn bỏ nhiều lần rồi nhưng chưa bỏ được”. Theo nhận định của ngành chuyên môn, việc trẻ hoá độ tuổi hút thuốc sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: ung thư, tim mạch, hô hấp và nó cũng đặt gánh nặng lớn hơn lên hệ thống y tế trong tương lai.

Hút thuốc lá là một thói quen phổ biến và khó bỏ, để giảm thiểu thói quen này cần có những giải pháp quyết liệt, đồng bộ từ nhiều phía, như việc tăng cường giáo dục từ cộng đồng, hỗ trợ các chương trình cai nghiện thuốc lá, quan trọng hơn hết chính là quyết tâm từ bản thân người nghiện thuốc. Bỏ thuốc lá là một quá trình khó khăn, nhưng với sự quyết tâm cũng như sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng thì việc bỏ thuốc lá là điều hoàn toàn khả thi./.

 

Lê Chí

 

Chủ động giải pháp giữ vững an ninh trật tự

TP Cà Mau là địa bàn trung tâm của tỉnh, có nhiều cơ quan, đơn vị quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh đóng trên địa bàn. Trong 3 quý năm 2024, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định.

Cần bỏ thói quen hút thuốc lá

Hiện nay, số lượng người hút thuốc lá còn khá đông, chủ yếu ở lứa tuổi từ 25-45 (chiếm gần 50%). Nhiều người, dù biết tác hại của thuốc lá ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của bản thân cũng như những người xung quanh nhưng vẫn khó bỏ hút thuốc lá. Việc từ bỏ thuốc lá đòi hỏi phải có động lực mạnh mẽ, sự hỗ trợ lâu dài, và sự thay đổi này không phải ai cũng làm được, khi mà việc hút thuốc đã trở thành xu hướng, thói quen.

Trường học không khói thuốc

Ðể duy trì và xây dựng trường học không khói thuốc lá, thời gian qua, các trường học cũng như các đơn vị, sở, ngành đã có nhiều hoạt động thiết thực tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử trong trường học, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh - thiếu niên.

Phần mềm quản lý người nhiễm HIV/AIDS - Chặt chẽ, bảo mật tuyệt đối

Phần mềm quản lý người nhiễm HIV/AIDS INFO được bắt đầu sử dụng vào năm 2012. Ðây là hệ thống kết nối, hỗ trợ trong việc quản lý người nhiễm HIV/AIDS từ tuyến xã, huyện đến tuyến tỉnh, Trung ương. Ban đầu, phần mềm này chỉ ở bản 2.0, sau đó được nâng cấp lên 3.1 và hiện tại là bản hoàn chỉnh 4.0. Phiên bản mới nhất đã cải thiện chức năng hệ thống, đem lại hiệu quả hơn trong việc quản lý, giám sát người nhiễm HIV/AIDS. Nó đã được triển khai đến các đơn vị xét nghiệm HIV, các đơn vị giám sát dịch HIV/AIDS ở các xã, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Chính sách nhân văn với người tái hoà nhập cộng đồng

Tư vấn giới thiệu việc làm, tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù... là những chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước, nhằm giúp người sau khi chấp hành xong án tù về địa phương có điều kiện làm lại cuộc đời.

Nói không với ma tuý trong học đường

Ma tuý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các mặt của đời sống, người nghiện có thể dẫn đến các hành vi phạm tội nguy hiểm cho mọi người và xã hội. Hiện nay, tình trạng sử dụng trái phép chất ma tuý có xu hướng gia tăng và đối tượng sử dụng ma tuý ngày càng trẻ hoá, đặt ra nhiều thách thức trong công tác phòng, chống ma tuý, nhất là trong học đường.

Tuyên truyền “Nói không với ma tuý” trong học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, thuốc lá điện tử trong học đường, sáng nay (21/10), Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Nói không với ma tuý” cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái (Phường 8, TP Cà Mau).

Hỗ trợ hoà nhập cho người mãn án

Với mong muốn tạo điều kiện giúp đỡ người mãn án trở thành người có ích cho xã hội, Công an huyện U Minh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề và tư vấn việc làm cho những đối tượng này.

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong giới trẻ

Những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS tại Cà Mau có xu hướng trẻ hoá, trong đó dưới 30 tuổi chiếm đa số; không chỉ trong nhóm đối tượng trưởng thành mà ngay cả học sinh, sinh viên cũng là mối quan tâm, vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do đó, cần tăng cường truyền thông mạnh và rộng khắp.

Bắt nhóm đối tượng vận chuyển 2 kg ma tuý

Sau thời gian nỗ lực điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh Cà Mau, đã khám phá thành công và bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức vận chuyển trái phép chất ma tuý liên tỉnh, thu giữ 2 kg ma tuý.