ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 16:02:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hạ tầng công nghệ - Nền tảng chuyển đổi số

Báo Cà Mau Nhằm phát triển công nghệ thông tin, tạo đà để thực hiện thành công lộ trình chuyển đổi số thời gian qua, tỉnh tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai các thành phần cốt lõi, cấu trúc nền tảng, cũng như các ứng dụng tương thích theo từng ngành, lĩnh vực. Ðây là cơ sở quan trọng nhằm hình thành và phát huy tính hiệu quả của chính quyền điện tử.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; đồng chí Dương Thanh Bình, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội khoá XV, cùng lãnh đạo tỉnh Cà Mau tham quan bộ phận quản lý, điều khiển hiện đại tại Nhà máy Ðạm Cà Mau. Ảnh: HUỲNH LÂM

Năm 2023, địa phương áp dụng công nghệ Blockchain trong chuyển đổi số về “Truy xuất nguồn gốc” được tích hợp trong App CaMau-G. Triển khai hạ tầng IoT dựa trên nền tảng 4G, cho phép các thiết bị cảm biến đặt ở các địa điểm khác nhau trên địa bàn tỉnh có thể đo mực nước, độ mặn, pH, TDS, NO2... truyền về trung tâm dữ liệu của tỉnh để lưu trữ và xử lý.

Thông qua các API, hệ thống có thể kết nối với các hệ thống khác để chia sẻ và cung cấp dữ liệu phục vụ việc quản lý các ngành, như tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn... được tích hợp trên App CaMau-G.

Hiện nay, ngành nông nghiệp đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số, giúp bà con nông dân nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm.

Triển khai 7/7 nền tảng số dùng chung theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Cà Mau có 18 cơ sở dữ liệu/hệ thống thông tin đã kết nối, chia sẻ dữ liệu trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Ðến nay, có 1.700.360 giao dịch khai thác dữ liệu trên các dịch vụ này.

VNPT Cà Mau đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật mạng lưới viễn thông - công nghệ thông tin, sẵn sàng đáp ứng các nhiệm vụ xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh của tỉnh.

Tỉnh đã tiếp nhận nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai, có tổng cộng 318.821 địa chỉ số của 101 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, tỉnh đang thực hiện Dự án đầu tư xây dựng trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC), dự kiến hoàn thành trong quý I năm 2024; trong đó có chức năng của nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu tập trung.

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: "Nhằm thúc đẩy phát triển chuyển đổi số tại địa phương, thời gian qua, các ngành, đơn vị đã mạnh dạn cải tiến, áp dụng các nền tảng số trong hoạt động của ngành, đơn vị mình. Qua đây tạo đà hiện thực hoá giá trị mang lại từ chuyển đổi số, cũng như góp phần để địa phương hoàn thiện mục tiêu phát triển kinh tế số, xã hội số trong tương lai".

100% dân số được quản lý, theo dõi sức khoẻ qua hồ sơ sức khoẻ điện tử cá nhân; có 14 cơ sở khám, chữa bệnh triển khai hệ thống đặt lịch, tư vấn, khám sức khoẻ từ xa (VnCare).

Với nguyên tắc "Dùng chung và chia sẻ" nhiều hạ tầng, nền tảng số được tỉnh Cà Mau triển khai đã và đang mang lại những giá trị tích cực, góp phần hình thành nền hành chính hiện đại, hiệu quả, xã hội văn minh, tiến bộ, bắt kịp xu thế phát triển chung trong tình hình mới.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh hỗ trợ người kinh doanh tiếp cận phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

 

Văn Đum

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.