ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 20:13:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hãy giúp chị Thái Thị Thân vượt qua cảnh nghèo!

Báo Cà Mau Quê Nghệ An, những năm kháng chiến chống Mỹ, chị Thái Thị Thân tham gia lực lượng thanh niên xung phong, được biên chế vào Trung đoàn 367, đường 9 Nam Lào. Sau ngày hoà bình lập lại, chị tiếp tục làm công nhân mở đường. Ðến năm 1978, chị lập gia đình, được chuyển vào khu gia đình hạnh phúc Ðội 251, xã Nga Thiên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

Quê Nghệ An, những năm kháng chiến chống Mỹ, chị Thái Thị Thân tham gia lực lượng thanh niên xung phong, được biên chế vào Trung đoàn 367, đường 9 Nam Lào. Sau ngày hoà bình lập lại, chị tiếp tục làm công nhân mở đường. Ðến năm 1978, chị lập gia đình, được chuyển vào khu gia đình hạnh phúc Ðội 251, xã Nga Thiên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

Vợ chồng chị sống chủ yếu bằng đồng lương công nhân. Năm 1969, đứa con đầu lòng ra đời, niềm vui cũng song hành với sự khó khăn tăng lên khi thêm một miệng ăn. Ðồng lương của đôi công nhân trẻ thời bao cấp còn phải gánh thêm mẹ già, con nhỏ nên hoàn cảnh gia đình lúc đó vô cùng khó khăn. Năm 1982, vợ chồng chị đã làm đơn xin nghỉ việc về quê chồng ở tỉnh Thanh Hoá sinh sống với hy vọng cuộc sống đỡ vất vả hơn.

Vợ chồng chị Thân đang vá xe.

Cuộc sống ở quê khó khăn, năm 1986, chồng chị theo người anh vào Cà Mau làm nghề chạy xe vua để kiếm sống. Năm 1988, chị cũng khăn gói dẫn con vào Cà Mau. Ðể có cái ăn, vợ chồng chị làm đủ nghề, từ đào đất mướn, giặt quần áo mướn, bán trái cây dạo, rồi ai thuê gì thì làm nấy nhưng vẫn không đủ sống. Chị đi lột tôm ở Camimex, rồi đứa con lớn theo mẹ đi làm, dần dần 4 đứa con đều theo chị đi làm hải sản. Chị nhớ lại, lúc mẹ con chị làm hải sản, ngày đêm làm cật lực, mức lương cao nhất chỉ 1 triệu đồng/tháng. Do vậy, dù 4 mẹ con làm hải sản ròng rã suốt 8 năm trời, lúc nào cũng tằn tiện nhưng cũng chỉ đủ ăn, không dư dả gì.

Chị tâm sự, 10 năm trước, vợ chồng chị được người anh cho miếng đất, ngang 8 m, dài 54 m tại khóm 4, phường 8, TP Cà Mau. Lúc đó nơi này hoang sơ, ít nhà cửa, bốn bề đồng không mông quạnh, nước ngập lênh láng. Thấy vợ chồng nghèo khổ nên người anh cất cho một căn nhà tạm, khoan cây nước và vô luôn cả điện cho. Có chỗ ở, vợ chồng đi làm thuê kiếm sống. Các con chị rồi cũng có gia đình riêng, nhưng chưa có đứa nào khá giả.

 Năm 2013, tai hoạ ập đến khi đứa con gái lớn của chị bị tai nạn giao thông qua đời, để lại cho chị 2 đứa cháu ngoại đang tuổi ăn, tuổi học. Hiện đứa lớn đang học lớp 8, đứa nhỏ học lớp 5. Ðể có tiền xoay xở, ban ngày chị đi rửa chén thuê cho quán ăn, chiều tối về nuôi heo, gà, vịt, trồng rau màu để cải thiện cuộc sống. Chồng chị thì bơm, vá xe bên lề đường kiếm mỗi ngày được vài chục ngàn đồng.

Chị kể trong nước mắt: “Ở trong này đã khổ, nghe tin mẹ bệnh, vợ chồng tất tả về thăm, nhìn em trai bị tai biến liệt nửa người, đầu óc lơ ngơ không tự lực được gì, vợ nó thì bỏ đi biệt dạng. Không đành lòng nhìn mẹ già chỉ còn 1 chân lại phải chăm sóc em trai, vợ chồng tôi rước cả hai về nuôi".

Hôm chúng tôi đến thăm gia đình chị, chứng kiến cảnh người mẹ già tuổi trên 90 chỉ còn 1 chân, đang nằm cạnh người con trai liệt nửa người ăn uống không biết no trong chái nhà thấp lè tè, nóng hầm hập, phía dưới nước ngập lênh láng mà chạnh lòng. Vợ chồng chị than thở, lo đủ cơm cho 6-7 miệng ăn đã vất vả lắm rồi, còn tiền thuốc cho mẹ, cho em trai, tiền học cho 2 đứa cháu ngoại nên khó cải thiện được chỗ nơi để mẹ và em sống tốt hơn.

Thấy cảnh khổ của chị, năm 2014, Hội Cựu chiến binh phường 8 cho chị mượn 2 triệu đồng, chị nuôi 1 lứa heo bán được 4 triệu đồng, chị đã trả xong vốn cho hội. Năm 2015 này, Hội Cựu TNXP cho mượn 2 triệu đồng, chị nuôi heo nái, gà nòi và vịt xiêm. Hội Cựu TNXP cũng giúp chị 30 triệu đồng, vợ chồng chị mượn thêm của thân tộc 10 triệu đồng vừa làm lại căn nhà nên chỗ ở cũng tạm ổn.

Chị giãi bày, trước đây chị đi rửa chén thuê cho quán Tân Tân, mỗi tháng cũng được 2,5 triệu đồng, nay phải chăm sóc mẹ và em trai, lại còn phải lo cơm nước cho 2 đứa cháu nên  đành nghỉ làm ở nhà nuôi heo, gà, vịt, khi nào quán có đám tiệc thì chị ra làm theo giờ. Kế hoạch của chị là sẽ theo đuổi nghề nuôi heo nái.

Chị Phạm Tuyết Hồng, Chủ tịch Hội Cựu TNXP phường 8, cho biết, gia đình chị Thân thuộc diện hộ nghèo. Phường và Hội Cựu TNXP luôn quan tâm giúp đỡ và bản thân chị cùng chồng cũng cố gắng vươn lên, nhưng do không có vốn liếng, nghề nghiệp, lại phải cưu mang nhiều người thân, người già cả, bệnh tật, người chưa tới tuổi lao động nên rất khó vươn lên. Bản thân chị Thân luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ của hội viên TNXP. Dù hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn nhưng chị Thân luôn tích cực tham gia các phong trào do chính quyền địa phương và hội phát động. Chị Thân sống đoàn kết, hoà đồng với bà con xóm làng nên được nhiều người quý mến. Hội cũng mong chị được các nhà hảo tâm thông cảm giúp đỡ để chị sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống./.

Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ: Tổ Từ thiện - Xã hội Báo Cà Mau.

ĐT: 0780.3826686, DĐ: 0919410678, gặp chị Tuyết Kiều.

Tài khoản Quỹ từ thiện Báo Cà Mau:

- Tên đơn vị: Báo Cà Mau

- Số tài khoản: 10201-000205255-9

- Mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau.

Bài và ảnh: Huỳnh Châu

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.