ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 16:06:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hãy ứng xử tử tế!

Báo Cà Mau “Xin chào! Cảm ơn! Xin lỗi!...” là những điều tưởng chừng như đơn giản trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày nhưng vô cùng cần thiết trong xã hội hiện đại.

Những ngày cận kề tết Chôl Chnăm Thmây, nhóm phóng viên chúng tôi có buổi quay hình tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Cà Mau. Ðiều ấn tượng đối với chúng tôi không chỉ là lần đầu mà là rất nhiều lần được đón nhận sự lễ phép cúi chào của tất thảy các em học sinh mà chúng tôi gặp.

Thầy Hữu Lý Vui, Bí thư Ðoàn trường, vui vẻ: “Từ học lễ nghĩa hình thành thói quen rồi dần thành nét văn hoá đẹp trong môi trường nội trú có đông đồng bào dân tộc thiểu số học tập này. “Tiên học lễ, hậu học văn” vẫn còn nguyên giá trị”.

Khẩu hiệu thầy Vui vừa nhắc là triết lý giáo dục xưa nay nhưng từng gây tranh luận nảy lửa trước đề xuất chấm dứt khẩu hiệu này (năm 2021). Song, cho đến nay, khẩu hiệu vẫn được treo nơi trang trọng, dễ nhìn trong các lớp học, tính nhân văn của khẩu hiệu đã dạy các em học sinh ở bất kỳ đâu khi gặp người lớn hơn phải cúi chào, biết nói cảm ơn, xin lỗi... Những điều nhỏ nhặt ấy là biểu hiện của một xã hội văn minh.

Không chỉ ở nhà trường, hiện nay, khi đến công sở, doanh nghiệp, bệnh viện, siêu thị, cửa hàng, kể cả quán cà phê, quán ăn... đâu đâu cũng thấy những khẩu hiệu, phương châm ứng xử tử tế, như: “Biết cười, biết lắng nghe, biết xin lỗi”; “Xin chào! Xin lỗi! Cảm ơn!”... Thực tế, ứng xử văn hoá nơi công sở luôn thể hiện chính quyền thân thiện; trong doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh... thái độ của nhân viên có vai trò quan trọng trong sự phát triển và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và quay lại lần sau của khách hàng.

Ðặt tay lên ngực và cúi chào, thể hiện văn hoá ứng xử văn minh của nhân viên Công ty Cổ phần Thế giới di động.

Những ai tới cửa hàng Thế giới di động, Ðiện Máy Xanh, Bách Hoá Xanh, AVAkids... (thuộc Công ty Cổ phần Thế giới di động) đều sẽ thấy một phong cách giao tiếp rất nhân văn, từ cách nhân viên của họ đặt tay lên ngực và cúi chào, đến sự lễ độ của người giữ xe. Kể cả khi bước ra khỏi cửa hàng, yên xe cũng đã được che mát và nhân viên sẽ dắt xe ra và cúi chào khi khách rời đi. Chính việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp thống nhất, xuyên suốt và được thực hiện nghiêm túc đã tạo nên một thương hiệu bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong hệ thống các cửa hàng Thế giới di động, Ðiện Máy Xanh và hiện là quản lý của AVAkids (Phường 5, TP Cà Mau), chị Lê Kiều Như chia sẻ: “Xin chào, cảm ơn, tươi cười là những bài học đầu tiên. Ðể trở thành nhân viên của Công ty Cổ phần Thế giới di động, chúng tôi được đào tạo bài bản, tham gia các khoá tập huấn, sau đó thực tập 2 tháng tại cửa hàng. Do đó, những bạn không thuộc tuýp người phục vụ sẽ tự động dừng việc. Rất may mắn là, từ khi AVAkids có mặt tại Cà Mau đến nay đã hơn 1,5 năm, 6 nhân viên vẫn gắn bó đến giờ và đều thực hiện tốt văn hoá doanh nghiệp do công ty đặt ra”.

Theo chị Như, lời chào hỏi là một nét đẹp văn hoá ứng xử, được xem là một trong những quy tắc ứng xử, chuẩn mực cần thiết. Ðiều này nhằm hoàn thiện hành vi của nhân viên khi giao tiếp hằng ngày, tạo sự đoàn kết trong nội bộ và năng lượng tích cực trong công việc, làm khách hàng cảm thấy hài lòng dù họ chỉ vào tham quan.

“Lắng nghe cũng rất quan trọng. Khi khách hàng phản ánh về thiếu sót của cửa hàng, chúng tôi đồng cảm, lắng nghe ý kiến của họ để nhìn nhận vấn đề và giải quyết giúp họ. Ðồng thời gửi lời xin lỗi chân thành và rút kinh nghiệm cho những lần sau, tránh lặp phải lỗi tương tự. Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và đánh giá tích cực”, chị Như chia sẻ thêm.

Sự niềm nở và thái độ phục vụ chân thành của nhân viên đã giúp AVAkids nhận được sự đánh giá hài lòng từ khách hàng.

Bạn Chung Phương Trúc, nhân viên cửa hàng AVAkids, tâm tình: “Một nụ cười sẽ chạm đến trái tim. Do đó, khi đến cửa hàng, tôi tạm gác lại những bộn bề, lo toan, cảm xúc riêng để phục vụ khách tốt nhất. Dần dần trở thành thói quen cho chính chúng tôi, đi đâu, làm gì, ở bất cứ đâu, chúng tôi vẫn giữ nụ cười, nói xin chào, xin lỗi, cảm ơn... mọi mối quan hệ trong cuộc sống cũng trở nên tốt đẹp”.

Trên thực tế, nhằm tăng sự hài lòng của người dân, khách hàng và doanh nghiệp, văn hoá ứng xử được đề cao và được thể hiện qua kết quả khảo sát mức độ hài lòng, thông qua nhiều cách, như Tổng đài Chăm sóc khách hàng, Hộp thư góp ý, website, ứng dụng, số Hotline... Kể cả xe ôm công nghệ hiện nay cũng đánh giá chất lượng chuyến đi, tài xế bằng việc chấm sao. Ðặc biệt, đối với ngành du lịch, để tạo dựng thương hiệu du lịch văn minh, thân thiện, góp phần tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách, từ năm 2017, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn tỉnh. Ðộng thái này nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức, thái độ của người trong ngành du lịch và các ngành liên quan đến du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; khách du lịch; người dân và cộng đồng địa phương tại các khu, điểm du lịch về ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch. Nhờ đó, lượng khách đến Cà Mau ngày càng tăng, tổng doanh thu du lịch cũng tăng vượt bậc.

Ðối với ngành du lịch, ứng xử văn minh, phục vụ chuyên nghiệp sẽ tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách. (Ảnh chụp tại gian hàng ẩm thực của Festival Tôm Cà Mau năm 2023).

Có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Ðể xây dựng một xã hội văn minh, trước hết hãy xây dựng những con người văn minh. Ngày nay, công nghệ mở rộng biên độ, nên dù là ở đời thực hay trên không gian mạng thì văn hoá ứng xử chính là thước đo văn minh của mỗi người. Do đó, đối với những lỗ hổng văn hoá ứng xử nơi công cộng cần được lấp đầy bằng ý thức, trách nhiệm và sự nghiêm minh của pháp luật, để có được những hành vi ứng xử phù hợp với truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, cũng như xu thế phát triển của xã hội./.

 

Băng Thanh

 

Liên kết hữu ích

Liên đoàn lao động tỉnh thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Đây là một trong những nội dung thuộc Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 của LĐLĐ tỉnh. Thông qua chương trình để đoàn viên, NLĐ thấy được vai trò của tổ chức công đoàn là "tổ ấm", là người đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích cho đoàn viên, NLĐ.

Sửa chữa lộ thông thoáng trước Tết

Tuyến đường từ ngã ba Hải Thượng Lãn Ông và Huỳnh Thúc Kháng nối dài về hướng huyện Ðầm Dơi đã được đổ bê tông hoàn toàn để phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân, nhất là thời điểm Tết đang đến gần.

Chợ tết 0 đồng - ấm lòng hộ nghèo

Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn TP Cà Mau được vui xuân, đón tết, sáng nay (15/1), Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với CLB Nữ doanh nghiệp tổ chức “Chợ Tết 0 đồng”.

Khởi sắc nông thôn mới

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân ngày càng toàn diện, đi vào chiều sâu, với nhiều dấu ấn rõ nét, tạo diện mạo mới khang trang cho vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị... Kết quả này đã nhân lên niềm vui cho người dân quê hương Phú Tân.

Mang Tết đến nạn nhân chất độc da cam

Toàn TP Cà Mau có 899 người bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, trong đó có người trực tiếp tham gia kháng chiến và con đẻ của họ. Phần lớn nạn nhân chất độc da cam cuộc sống còn nhiều khó khăn, lại thêm bệnh tật. Ðể bản thân và gia đình nạn nhân chất độc da cam phần nào vơi đi nỗi đau, mất mát đó, cứ mỗi dịp xuân về, Tết đến, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (Hội Nạn nhân chất độc da cam) các cấp TP Cà Mau sẽ trao nhiều phần quà yêu thương đến những nạn nhân và gia đình họ.

Xoá hơn 1.100 căn nhà tạm, nhà dột nát

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, đến nay, toàn tỉnh khởi công được 1.114 căn nhà.

Hùn vốn, góp công làm lộ

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác xã hội hoá trong phong trào làm đường giao thông, cầu dân sinh nên xã Tân Hưng Ðông (huyện Cái Nước) trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới; qua đó, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, làng quê ngày càng khởi sắc.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Vườn hoa "Sinh viên 5 tốt"

Từ phong trào “Sinh viên 5 tốt” đã xuất hiện nhiều tấm gương sinh viên nữ sống đẹp, đạt thành tích xuất sắc trong học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao giá trị của danh hiệu, hình thành lớp sinh viên (SV) có bản lĩnh, tri thức, sức khoẻ, khát vọng vươn lên, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, chủ động và tự tin trong hội nhập quốc tế. Ðiển hình như các nữ SV tiêu biểu tại Trường Ðại học Bình Dương, Phân hiệu Cà Mau (Phân hiệu).

Tỉnh đoàn trao quà tết công nhân trên công trình cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

Chiều nay (13/1), Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức đoàn đến thăm, trao suất quà tết và 15 bao lì xì cho lực lượng công nhân thuộc Công ty Cổ phần Hải Đăng, TP Hồ Chí Minh, đơn vị đang thi công trên công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đoạn qua huyện Thới Bình.