ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 09:16:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào dân tộc

Báo Cà Mau (CMO) Huyện Đầm Dơi hiện có 1.794 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có gần 800 hộ nghèo, với hơn 3.800 khẩu. Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sống bằng nghề nuôi thuỷ sản, làm thuê, điều kiện kinh tế có phát triển nhưng còn chậm, năng lực sản xuất còn thấp.

Thực hiện Quyết định 74/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Đầm Dơi chỉ đạo các ngành chuyên môn lập phương án mua đất tập trung cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn 5 xã, tổng diện tích trên 153.000 m2, với số tiền trên 7,3 tỷ đồng. Đến nay, đã cấp, giao đất cho 42 hộ sản xuất, bình quân mỗi hộ nhận 3.500 m2; đồng thời còn hỗ trợ mua đất ở, đất sản xuất cho 289 hộ, với số tiền 2,89 tỷ đồng.

Ông Hồ Kiệt, đồng bào dân tộc ở ấp Tân Hoà, xã Trần Phán từ nghèo vươn lên khá.

Năm qua, thực hiện Quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, huyện đã hỗ trợ trên 400 hộ đồng bào dân tộc về vốn sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, chuyển đổi nghề, cứu trợ đột xuất và thường xuyên…, với tổng số tiền trên 6 tỷ đồng.

Các chương trình, chính sách giảm nghèo ở huyện Đầm Dơi đã tạo đà cho bà con dân tộc thiểu số chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích và giúp đỡ bà con thay đổi tập quán canh tác; cung cấp giống mới có năng suất cao, cho vay vốn để giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ gia đình...

"Từ sự hỗ trợ đó, năm qua xã Quách Phẩm Bắc giảm 9/182 hộ nghèo", ông Thạch Sên, người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số xã Quách Phẩm Bắc, cho biết.

Riêng xã Trần Phán, năm 2016, đã xoá 8 hộ nghèo, có 3 hộ vươn lên khá. Ông Lý Hoàng Nhẫn, người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số xã Trần Phán, phấn khởi: “Hộ đồng bào dân tộc trên địa bàn chúng tôi không ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước mà tự lực đi lên bằng chính sức mình”.

Phó chủ tịch UBND xã Trần Phán Trần Thanh Liêm cho biết thêm: “Để hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn có thêm điều kiện sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập, xã Trần Phán đã huy động mọi nguồn lực và triển khai thực hiện lồng ghép với các chính sách đầu tư của Chính phủ như: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; vay vốn và chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn...”.

Để các chương trình hỗ trợ của Đảng, Nhà nước tiếp tục phát huy hiệu quả tích cực với đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Đầm Dơi có kế hoạch tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đối với xã khó khăn và hỗ trợ đối với người nghèo; thực hiện đầu tư tập trung, không đầu tư dàn trải; bổ sung, tăng mức đầu tư nguồn vốn vay cho hộ nghèo, cận nghèo. Đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên xã có đồng bào dân tộc khó khăn theo Quyết định 74, Quyết định 29 của Thủ tướng Chính phủ./.

Trần Danh

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.