ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 21:45:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả mô hình điểm đọc sách, báo tại cộng đồng

Báo Cà Mau Tiêu chí lựa chọn để đặt sách, báo của Hội Khuyến học TP Cà Mau và Thư viện tỉnh là tại những hộ gia đình đã được công nhận “Gia đình học tập tiêu biểu” và các quán cà phê nơi đông dân cư, trường học, có không gian lý tưởng, đông khách để thu hút lượng người đến quán vừa thưởng thức cà phê, vừa đọc sách.

Qua gần 2 tháng triển khai xây dựng, mô hình điểm đọc sách, báo tại hộ gia đình theo Ðề án 281 của Thủ tướng Chính phủ về “Ðẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đến năm 2020” tại TP Cà Mau bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

“Nhằm tạo dựng thói quen đọc sách, báo, xây dựng cộng đồng học tập khi văn hoá đọc đang đứng trước nguy cơ bị mai một bởi sự lấn át của thế giới âm thanh và hình ảnh qua các phương tiện nghe nhìn, Hội Khuyến học TP Cà Mau chủ động kết hợp với Thư viện tỉnh triển khai mô hình đọc sách, báo tại hộ gia đình", ông Lý Văn Sua, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học TP Cà Mau, nhận định.

Mô hình điểm đọc sách, báo quán cà phê thu hút nhiều người đến đọc.

Tiêu chí lựa chọn để đặt sách, báo của Hội Khuyến học TP Cà Mau và Thư viện tỉnh là tại những hộ gia đình đã được công nhận “Gia đình học tập tiêu biểu” và các quán cà phê nơi đông dân cư, trường học, có không gian lý tưởng, đông khách để thu hút lượng người đến quán vừa thưởng thức cà phê, vừa đọc sách.

Ngoài không gian, kệ, tủ trưng bày sách bố trí trang trọng, bắt mắt thì việc lựa chọn những loại sách phù hợp với đặc điểm từng địa phương là tiêu chí quyết định sự lâu dài của mô hình.

Theo kế hoạch, mỗi điểm được bố trí từ 50-100 đầu sách, gồm: Di sản của Hồ Chủ tịch về ngôn ngữ, Thủ tướng Võ Văn Kiệt với sự nghiệp đổi mới, Chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Chiến thắng Ðiện Biên Phủ - Thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, y học, truyện cổ tích, ca dao, luật về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, thơ, tranh, truyện ngắn, văn xuôi…

 Anh Phan Thành Rô, Phòng Nghiệp vụ, Thư viện tỉnh Cà Mau, cho biết, theo nhu cầu từng địa phương mà Thư viện tỉnh bố trí, luân chuyển các đầu sách cho phù hợp. Thời gian luân chuyển sách, báo mỗi đợt từ 2-3 tháng.

Bà Ðỗ Tuyết Phương, chủ quán cà phê MiLanô, Khóm 2, Phường 4, cho biết: "Tôi và gia đình rất ủng hộ mô hình này. Các thành viên trong gia đình đều có chung niềm đam mê đọc sách. Sách trở thành người bạn thân không thể thiếu được. Sách cung cấp tri thức cần thiết cho cuộc sống mà không có loại hình gì thay thế được".

Cách nghĩ của bà Phương cũng là cách nghĩ chung của hầu hết các hộ gia đình, quán cà phê được lựa chọn để đặt điểm đọc sách, báo ở TP Cà Mau.

Ông Trần Phú Cường, Chủ tịch Hội Khuyến học Phường 5, cho hay: "Phường 5 được lựa chọn đặt 2 điểm sách, báo tại quán cà phê 281, Khóm 8 và quán cà phê Tư Châu, Khóm 4. Qua khảo sát, lượng khách đến quán cà phê này đông hơn trước do được đọc sách, báo miễn phí. Thời gian tới, hội sẽ đề nghị đặt thêm các điểm đọc, sách báo tại quán cà phê gần khu vực trường học, khu đông dân cư".

Bà Võ Kim Sáng, Chủ tịch Hội Khuyến học Phường 4, phấn khởi: "Hội Khuyến học phường rất ủng hộ mô hình đặt sách, báo tại quán cà phê, hộ gia đình học tập tiêu biểu. Việc đọc sách báo vừa cung cấp tri thức cho người dân, vừa góp phần xây dựng địa phương ngày càng văn minh, giàu đẹp".

Hiện tại, Hội Khuyến học TP Cà Mau và Thư viện tỉnh phối hợp xây dựng được 7/10 điểm đọc sách tại hộ gia đình ở các Phường: 4, 5, 6, 8 và xã Tắc Vân.

"Việc xây dựng thí điểm điểm đọc sách, báo tại các hộ gia đình không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho bà con Nhân dân địa phương dễ dàng tiếp cận nhiều nguồn kiến thức từ sách, báo, qua đó, còn góp phần xây dựng và hình thành thói quen đọc sách, báo của người dân, vận dụng những kiến thức, thông tin được tiếp cận vào thực tiễn cuộc sống", ông Lý Văn Sua cho biết thêm./.

Bài và ảnh: Thiện Nhân

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).