ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 5-12-24 14:06:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả từ công tác dân tộc

Báo Cà Mau Huyện Ðầm Dơi có 1.784 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 8.100 người, nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer với hơn 1.600 hộ, hơn 7.900 người, sinh sống tập trung ở các xã: Thanh Tùng, Tân Thuận, Tân Duyệt, Ngọc Chánh, Trần Phán và Quách Phẩm Bắc. Giai đoạn 2019-2024, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc chăm lo, tạo điều kiện cho bà con đồng bào DTTS phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Nổi bật là các địa phương vùng DTTS đã hoàn thành việc hỗ trợ đất ở cho 24 hộ, hỗ trợ nhà ở cho 146 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 988 hộ và hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 734 hộ. Xây dựng 1 điểm định canh, định cư xen ghép cho 63 hộ và 1 dự án định canh, định cư theo hình thức ổn định dân cư tại chỗ cho 80 hộ dân. Thực hiện hoàn thành 28 dự án phát triển sản xuất cộng đồng, với hơn 300 hộ tham gia (trong đó trên 50% là hộ nghèo, cận nghèo). Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới hơn 70 công trình đường giao thông nông thôn (GTNT) với chiều dài trên 40 km, 2 cây cầu bê tông GTNT, 8 trụ sở văn hoá ấp; duy tu, sửa chữa 16 công trình GTNT vùng DTTS. Thực hiện dự án hỗ trợ “Chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em” đối với địa bàn 3 xã khu vực III. Tổng nguồn kinh phí thực hiện hơn 69 tỷ đồng. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống các hộ dân ở vùng khó khăn; nhiều bà con đồng bào dân tộc khi được Ðảng, Nhà nước quan tâm giúp đỡ đã quyết chí vươn lên thoát nghèo.

Ông Triệu Quang Toàn, người có uy tín trong đồng bào dân tộc xã Ngọc Chánh, tuyên truyền chủ trương đến hộ đồng bào dân tộc.

Gia đình bà Nguyễn Cẩm Tú, ấp Ngã Bát, xã Trần Phán, có 6 công đất sản xuất nhưng không hiệu quả, là hộ nghèo nhiều năm. Ðể giúp bà Tú vươn lên, địa phương hỗ trợ 3 triệu đồng để nuôi heo. Bên cạnh chăn nuôi, gia đình cải tạo đất sản xuất, thả thêm con giống; mở tiệm buôn bán nhỏ tại nhà. Chồng và đứa con của bà Tú còn đi làm hồ, kiếm thêm thu nhập. Nhờ cần cù lao động mà đến năm 2020, gia đình đã làm đơn xin thoát nghèo và năm 2022 cất được căn nhà khang trang trị giá khoảng 300 triệu đồng.

Gia đình ông Kim Văn Dảo, ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh, là hộ nghèo. Chỉ có khoảng 2 công đất sản xuất. Chịu khó lao động, tích góp qua nhiều năm, gia đình mở được tiệm tạp hoá nhỏ. Ông Dảo còn đi cân cua, kiếm hơn 100 ngàn đồng/ngày, từ đó cuộc sống dần ổn định. Năm 2021, gia đình ông được hỗ trợ trên 20 triệu đồng, cùng với tiền tích góp, đã xây dựng được căn nhà trị giá gần 200 triệu đồng và đã làm đơn xin thoát nghèo.

Ông Dảo chia sẻ: “Bên cạnh sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Nhà nước thì gia đình đã chủ động trong việc lao động sản xuất, tiết kiệm chi tiêu. Giờ cuộc sống đã ổn định, con cái được học hành. Tôi rất vui vì đã thoát được cảnh khó khăn như trước và sẽ cố gắng lao động sản xuất thời gian tới, để kinh tế gia đình phát triển hơn”.

Các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện còn thực hiện tốt chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 14 người có uy tín trong đồng bào DTTS, họ luôn phát huy tốt vai trò, tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương và có nhiều đóng góp vào việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở; luôn đi đầu trong các phong trào thi đua, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh trật tự tại các địa phương vùng DTTS.

Với việc thực hiện kịp thời, đầy đủ, hiệu quả các chính sách dân tộc, cùng ý thức tự lực vươn lên của nhiều bà con đồng bào dân tộc, 5 năm qua, huyện Ðầm Dơi đã đạt được kết quả ấn tượng về giảm nghèo, mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3-4%; đến cuối năm 2023, hộ nghèo DTTS chỉ còn 195 hộ, chiếm hơn 20% trong tổng số hộ nghèo toàn huyện và chiếm hơn 10% so với tổng số hộ DTTS; hộ cận nghèo DTTS còn 81 hộ, chiếm hơn 9% trong tổng số hộ cận nghèo toàn huyện và chiếm hơn 4% so với tổng số hộ DTTS trên địa bàn.

Các nhà hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ giếng nước sạch cho hộ đồng bào dân tộc ở ấp Ðồng Tâm A, xã Tân Duyệt.

Bên cạnh đó, các chính sách an sinh xã hội cũng được quan tâm triển khai thực hiện tốt. Trong các năm qua, đã có 250 lao động được hỗ trợ đào tạo nghề, với kinh phí hỗ trợ trên 370 triệu đồng. Huyện đã huy động và tập trung nguồn lực  thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2019-2023 hơn 17,8 tỷ đồng. Công tác xây dựng nông thôn mới được các cấp, các ngành tập trung thực hiện quyết liệt. Ðến nay, toàn huyện đã có 9 xã được công nhận xã nông thôn mới, chiếm 60%; riêng vùng DTTS, trong 8 xã có 3 xã khu vực III, 5 xã có ấp đặc biệt khó khăn thực hiện chương trình, đã có 2 xã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới là Tân Duyệt và Quách Phẩm.

Ông Phạm Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết: “Ðể thực hiện tốt hơn công tác dân tộc trong thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo lồng ghép các chương trình mục tiêu, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, cùng với nguồn lực, để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc phát triển, vươn lên trong cuộc sống. Trong giải pháp giảm nghèo, tiếp tục phân công đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể giúp đỡ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc, tư vấn, hướng dẫn, tạo việc làm. Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong đồng bào DTTS, làm chuyển biến nhận thức của đồng bào để có ý chí vươn lên, tránh sự trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước cũng như cộng đồng xã hội”./.

 

Thuỳ Mỵ

 

Thu hồi đất mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau - Người dân đồng thuận chủ trương

"Sau khi HÐND tỉnh ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau, TP Cà Mau (chủ đầu tư) tiến hành các bước theo quy định, sớm thực hiện thu hồi đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công”, ông Huỳnh Văn Minh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Cà Mau, cho biết.

Ðảng viên đi trước, đồng bào làm theo

Chi bộ Khóm 1, thị trấn Cái Ðôi Vàm có 27 đảng viên. Trong mỗi kỳ sinh hoạt, chi bộ đều lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng để đảng viên nâng cao nhận thức, phát huy vai trò gương mẫu; những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, hay dư luận mới đều được đưa ra để đảng viên trong chi bộ phân tích, nhận diện đúng sai. Từ đó, có cách làm hiệu quả để ứng phó với những thông tin không chính thống, thông tin xấu, độc để định hướng dư luận.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Ðầu năm 2025, bắt đầu đại hội chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở

Sau khi hoàn thành việc triển khai, quán triệt hướng dẫn của các ban đảng Trung ương; kế hoạch, các văn bản của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ về đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh và kế hoạch cụ thể của cấp mình tại các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ (trong tháng 9/2024), ngay trong tháng 10/2024, đảng uỷ các xã, phường, thị trấn, đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở sẽ triển khai, quán triệt các nội dung nêu trên và kế hoạch cụ thể của cấp mình. Riêng Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị phải được quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên.

Phải thấm nhuần và thực hành chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên

Quy định số 144-QÐ/TW (gọi tắc Quy định số 144) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 9/5/2024) đã được quán triệt, triển khai và nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên (CBÐV) trong tỉnh. Quy định có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có phỏng vấn đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phú Tân có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, có 9 dân tộc thiểu số (DTTS), với 3.480 người, gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Tầy, Êđê, Dao, Lào. Với tinh thần và ý chí quyết tâm, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phú Tân luôn đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững.