ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 07:30:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hỗ trợ nhà ở người có công - bao giờ đến với người thụ hưởng?

Báo Cà Mau Hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định 22/2013/QÐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 22) thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí, việc triển khai còn quá chậm đã tạo ra nhiều bức xúc cho các đối tượng được thụ hưởng.

Hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định 22/2013/QÐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 22) thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí, việc triển khai còn quá chậm đã tạo ra nhiều bức xúc cho các đối tượng được thụ hưởng.

Chúng tôi theo chân anh Nguyễn Thuận Triều, Trưởng ấp Tân Thành, xã Phú Tân, huyện Phú Tân đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Ánh. Căn nhà khung làm bằng cây gỗ, mái lợp tol, diện tích khoảng 50-60 m2 được xây dựng vào năm 2007, là nơi nương náu của 5 thành viên trong gia đình. Bà Ánh là vợ của ông Nguyễn Văn Bá, người đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất vào ngày 1/6/2010. Khi Quyết định 22 có hiệu lực, gia đình bà là một trong những trường hợp được ưu tiên hỗ trợ nhà ở.

Anh Nguyễn Văn Ðợi, con trai ông Nguyễn Văn Bá, chăm sóc bàn thờ cha và tấm Huân chương Kháng chiến hạng Nhất của Chủ tịch nước trao tặng.

Thế nhưng, khi căn nhà chuẩn bị được triển khai xây dựng thì ông Bá lại lâm bệnh và qua đời, thế là chế độ cũng theo ông mất đi.

Theo lời kể của anh Nguyễn Văn Ðợi, con trai bà Ánh, vào khoảng cuối năm 2013, chính quyền địa phương thông báo gia đình được hỗ trợ xây dựng nhà ở và vận động đắp nền nhà trước. Thế là cả gia đình di dời hết đồ đạc ra nhà sau để đắp nền trên căn nhà hiện tại trong niềm vui vô bờ bến.

Tuy nhiên, nền nhà vừa đắp xong thì cha bệnh và qua đời. Vậy là gia đình không còn được hưởng chế độ hỗ trợ, mấy anh em lại cùng nhau mang đất ra dặm vá, sửa chữa lại căn nhà cũ để ở cho đến nay.

Theo quy định tại Quyết định 22, cả 12 nhóm đối tượng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công đều được hỗ trợ. Tuy nhiên, người có công đã từ trần (như trường hợp ông Bá), hoặc chuyển đi khỏi địa phương hay đã được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tài trợ xây dựng nhà thì sẽ không thuộc diện được hỗ trợ. Chính quy định này, theo ông Triều, đã gây ra vấn đề lúng túng ở địa phương.

Ông Triều bức xúc: “Mặc dù bà Ánh không trực tiếp tham gia kháng chiến nhưng đã góp công sức trong việc chăm sóc nhà cửa, nuôi dạy con cái ở hậu phương để chồng yên tâm cống hiến cho đất nước. Ngoài ra, chiến tranh đã đi qua mấy mươi năm, đa phần những người có công với cách mạng hiện nay đã lớn tuổi và mang nhiều bệnh tật do hậu quả của chiến tranh nên việc từ trần do tuổi già, do bệnh ngày một nhiều”.

Ấp Tân Thành có 10 hộ gia đình người có công thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 22. Tuy nhiên, đến nay chỉ xây dựng được 3 căn, trong đó có 2 căn được xây dựng từ nguồn kinh phí hỗ trợ theo Quyết định 22, còn lại 1 căn được xây dựng từ nguồn xã hội hoá.

Ông Triều cho biết thêm, trên địa bàn ấp còn có trường hợp tương tự là gia đình ông Nguyễn Văn Cấn. Ðây cũng là một trong những hộ được ưu tiên hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 22. Thế nhưng, do nhà đã xuống cấp trầm trọng, không thể ở được, gia đình tự bỏ tiền xây dựng, vậy là chế độ hỗ trợ nhà cũng không còn.

“Toàn ấp hiện còn 7 hộ gia đình người có công đang có nhu cầu về nhà ở và đa phần đã lớn tuổi, nếu việc triển khai chậm như hiện nay, không lâu nữa nhiều gia đình sẽ rơi vào hoàn cảnh giống bà Ánh”, ông Triều băn khoăn.

Kết quả rà soát theo Quyết định 22, toàn tỉnh có 6.597 hộ thuộc diện được hỗ trợ nhà ở. Trong đó, giai đoạn 2013-2015 tỉnh đã hoàn tất việc hỗ trợ xây dựng 1.200 căn, giai đoạn 2015-2016 dự kiến tiếp tục triển khai hỗ trợ 5.397 hộ với nhu cầu kinh phí khoảng 183 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo kết quả rà soát mới nhất vào 31/7/2016 thì chỉ còn lại 5.057 hộ. Con số 340 hộ giảm đi là những trường hợp tương tự như gia đình bà Ánh, những hộ di chuyển khỏi địa phương, hay đã được các đơn vị tổ chức xây dựng nhà xong.

5.057 hộ gia đình người có công đang có nhu cầu về nhà ở, đây là một con số khá lớn. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh chỉ mới triển khai xây dựng được 82 căn (54 căn xây mới và 28 căn sửa chữa). Giám đốc Sở LÐ-TB&XH tỉnh Cà Mau Trương Linh Phượng cho biết, số căn xây dựng từ đầu năm đến nay chủ yếu lấy từ nguồn Quỹ Ðền ơn đáp nghĩa và vận động xã hội hoá. Ðề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định 22 vẫn chưa thể triển khai thực hiện do chờ Trung ương cấp kinh phí.

Do phải đợi nguồn vốn từ Trung ương, nên giải pháp trước mắt mà Sở LÐ-TB&XH đưa ra là tiếp tục xã hội hoá, vận động các nhà hảo tâm, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp chung tay hỗ trợ. Thế nhưng, giải pháp này có thể thấy cũng không mấy khả quan khi thời gian qua đã có quá nhiều chương trình, dự án, đề án đều khai thác từ nguồn này.

Là một trong những xã vùng sâu nhưng Phú Tân (huyện Phú Tân) được xem là khá thuận lợi trong công tác xã hội hoá do có một số doanh nghiệp tương đối lớn trên địa bàn. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND xã Phú Tân Nguyễn Thống Nhứt, thời gian qua các doanh nghiệp trên địa bàn đã được khai thác triệt để từ Quỹ Ðền ơn đáp nghĩa, xã hội hoá giáo dục, xây dựng cầu, lộ nông thôn… Không chỉ có xã, mà cả huyện và một số cơ quan, ban, ngành khác cũng vận động các doanh nghiệp này.

Kinh phí từ Quỹ Ðền ơn đáp nghĩa, từ việc vận động xã hội hoá như hiện nay còn quá thấp so với nhu cầu thực tế, chỉ có thể giải quyết được một phần cho các đối tượng người có công cao tuổi, sức yếu và nhà ở xuống cấp trầm trọng. Còn lại, hàng ngàn hộ đang trông chờ từng ngày để có được căn nhà lành lặn, ấm áp cho những năm tháng cuối đời. Nhưng mong ước này bao giờ được thực hiện trong điều kiện kinh phí như hiện nay?./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).