ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-12-24 23:05:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, bằng những việc làm thiết thực, Hội LHPN xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời giúp nhiều hội viên phụ nữ hoàn cảnh khó khăn có điều kiện khởi nghiệp, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Phó chủ tịch Hội LHPN xã Khánh Bình Đông Phạm Hồng Ngói cho biết: “Trước đây, đời sống hội viên gặp nhiều khó khăn. Đa số chị em không có đất sản xuất, chỉ làm thuê kiếm sống nên thu nhập rất bấp bênh. Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ chị em vươn lên trong cuộc sống, hội tiến hành rà soát số lượng hội viên nghèo và hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động chị em tham gia các mô hình phát triển kinh tế, giúp nhau thoát nghèo”.

Trong nhiều năm qua, Hội LHPN xã xác định vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Với phương châm “Trao cần câu hơn xâu cá”, các cấp hội đã hướng đến tiếp sức các mô hình kinh tế do phụ nữ thực hiện; hỗ trợ nhóm phụ nữ yếu thế vươn lên làm chủ; phát huy lợi thế và tiềm năng phụ nữ trong sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện cho phụ nữ đóng góp nhiều hơn vào quá trình phát triển kinh tế tại địa phương.

Năm 2017, hội chủ động chỉ đạo rà soát các đối tượng phụ nữ nghèo, phụ nữ nghèo là chủ hộ, tìm các biện pháp giúp đỡ như cho vay vốn, giúp cây, con giống, giới thiệu việc làm, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh để chị em có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Hội LHPN xã tín chấp với Ngân hàng Chính sách - Xã hội giải ngân trên 8 tỷ đồng cho hơn 560 hộ vay phát triển kinh tế gia đình. Từ nguồn vốn được hỗ trợ, nhiều hội viên đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ... nâng cao thu nhập cho gia đình.

 Cuộc sống gia đình chị Phạm Thị Phượng ổn định hơn nhờ buôn bán.

Chị Phạm Thị Phượng, ngụ ấp 12B, xã Khánh Bình Đông, phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, do không có đất sản xuất nên vợ chồng tôi chỉ có thể đi làm mướn. 2 năm trước, tôi nhận được nguồn vốn vay 15 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách - Xã hội nên vợ chồng tôi quyết định đầu tư vào chăn nuôi và mở một quán nước nhỏ. Giờ đây kinh tế gia đình tôi đã ổn định hơn, căn nhà cũng mới vừa cất xong. Tôi đã đăng ký với Hội LHPN xã xin thoát nghèo trong năm nay”.

Song song với tín chấp cho hội viên vay vốn là hoạt động hiệu quả từ các tổ xoay vòng vốn ở các chi hội giúp hội viên xoay xở khó khăn trước mắt, ổn định cuộc sống. Hội phụ nữ xã còn phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật chăm sóc lúa và hoa màu cho hội viên. Đổi mới phương thức hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ vay vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá...

Mô hình hùn vàng chuộc đất, cất nhà được hội viên phụ nữ xã thực hiện hơn 3 năm nay. Kết quả có 7 căn nhà đã được xây dựng cho các hội viên phụ nữ nghèo có nơi che mưa che nắng. Chị Lê Kiều Oanh (Ấp 4, xã Khánh Bình Đông) bộc bạch: “Người xưa thường nói, an cư thì lạc nghiệp không sai chút nào. Từ khi cất được căn nhà, kinh tế gia đình tôi đỡ hơn trước nhiều. Bởi có nhà mình yên tâm hơn và tập trung làm ăn phát triển kinh tế. Với số tiền được nhận từ mô hình hùn vàng chuộc đất, cất nhà, tôi không chỉ cất nhà mà còn chăn nuôi gà, vịt”.

"Mặc dù còn những khó khăn nhất định, nhưng với tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thời gian tới, hội tiếp tục tạo điều kiện giúp đỡ hội viên phụ nữ thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Qua đó, hội viên càng thêm gắn bó với hội và tích cực tham gia các phong trào do hội phát động, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh", chị Ngói thông tin./.

Nguyên Thảo

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.