ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 07:30:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp

Báo Cà Mau (CMO) Khởi nghiệp, lập nghiệp là vấn đề quan tâm của rất nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Đầm Dơi. Tuy nhiên, câu chuyện khởi nghiệp này vẫn còn lắm khó khăn.

Nhận được 10 triệu đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ khởi nghiệp của Huyện đoàn Đầm Dơi, đoàn viên Lê Tuấn Kiệt, ấp Cái Ngay, xã Thanh Tùng triển khai mô hình nuôi gà thương phẩm. Với kinh nghiệm từng nuôi gà trước đó, ước đến tháng 9, tháng 10 này gà có thể xuất bán, mang về nguồn thu vài chục triệu đồng. Từ đó, anh có thể trả nguồn vốn vay, cũng như tiếp tục phát triển mô hình.

Anh Trương Văn Đệ, Bí thư Xã đoàn Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi (bìa trái) hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc dế.

Anh Lê Tuấn Kiệt chia sẻ: “Mặc dù đã có kinh nghiệm trong việc nuôi gà nhưng do mới lần đầu đầu tư số lượng lớn gà nên cũng lo về đầu ra. Tuy nhiên, bước đầu được hỗ trợ nguồn vốn tôi rất an tâm, vì muốn phát triển kinh tế mà không có đồng vốn sẽ rất khó khăn”.

Bí thư Xã đoàn Thanh Tùng Nguyễn Tuấn Dũ chia sẻ: “Hiện nay, thanh niên rất cần nguồn vốn để phát triển và duy trì các mô hình sản xuất hiệu quả. Có được nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ thanh niên như cứu cánh, giúp các bạn đầu tư sản xuất, không phải đi làm ăn xa”. 

Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ dế thái của thị trường và vốn đầu tư ít, năm 2018, Bí thư Xã đoàn Tạ An Khương Đông Trương Văn Đệ tìm hiểu kỹ thuật nuôi dế thông qua sách báo và tham quan, mua con giống tại tỉnh Bạc Liêu. Từ 4 chuồng dế ban đầu đem lại hiệu quả, năm nay, Huyện đoàn hỗ trợ anh 10 triệu đồng từ quỹ hỗ trợ thanh niên, anh mở rộng quy mô lên 9 chuồng nuôi.

Anh Trương Văn Đệ cho biết: “Trước tình hình thanh niên rời địa phương đi làm ăn xa, bản thân là một thủ lĩnh Đoàn thanh niên, tôi đã nghiên cứu mô hình thiết thực, có đầu ra, ít vốn để níu chân thanh niên ở lại địa phương phát triển kinh tế và tham gia hoạt động. Tôi sẽ duy trì mô hình và hướng dẫn cách làm cho nhiều thanh niên khác để cùng phát triển kinh tế”.

Dế sau 1 tháng nuôi là có thể bán được. Nguồn thức ăn cho dế được tận dụng từ các loại lá tại vườn, nhất là lá khoai mì. Hiện tại với 9 chuồng nuôi, trung bình mỗi tháng anh cung cấp ra thị trường trên 40 kg dế. Với giá bán khoảng 100.000 đồng/kg, anh có thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn tận dụng dế làm thức ăn nuôi gà, chim cút tại hộ gia đình. Sau 1 năm, anh đã hoàn được vốn và thu về lợi nhuận mỗi tháng; đồng thời tích luỹ kinh nghiệm trong chăm sóc, nhân giống và sẵn sàng hỗ trợ ai có nhu cầu học hỏi để phát triển kinh tế gia đình.

Điểm chung của 2 mô hình trên chính là sự tiếp sức từ các nguồn vốn vay, sự hỗ trợ của Huyện đoàn và hơn hết là ý chí của thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên, một số mô hình vẫn chưa có đầu ra ổn định như mô hình nuôi gà thương phẩm của anh Kiệt. Bên cạnh đó, nguồn quỹ khởi nghiệp, lập nghiệp hầu như do đoàn viên tại địa bàn tự đóng góp, do đó, vẫn còn hạn chế và chưa thể hỗ trợ kịp thời cho những địa chỉ cần vốn.

 Bí thư Huyện đoàn Đầm Dơi Nguyễn Hải Âu cho biết: “Nguồn vốn quỹ hỗ trợ thanh niên ra đời năm 2019, được lực lượng thanh niên toàn huyện ủng hộ nhiệt tình. Đến nay đã hỗ trợ cho 3 đoàn viên, mỗi đoàn viên 10 triệu đồng. Huyện đoàn sẽ tiếp tục duy trì nguồn vốn hỗ trợ này cũng như nâng số vốn lên để giúp nhiều đoàn viên tiếp cận, phát triển kinh tế gia đình”.

Bên cạnh đó, hiện toàn huyện có 32 đoàn viên thanh niên đăng ký xây dựng mô hình sản xuất có thu nhập từ 50-100 triệu đồng; 16 đoàn viên đăng ký kinh doanh có thu nhập từ 150-250 triệu đồng; xây dựng được 18 CLB thanh niên làm kinh tế với 426 thành viên. Ngoài ra, thực hiện Chỉ thị 03 của BTV Huyện uỷ Đầm Dơi về tăng cường chỉ đạo phát huy sáng kiến của cán bộ và Nhân dân, tổ chức các mô hình, nâng cao hiệu quả phát huy sáng kiến của cán bộ và Nhân dân, qua triển khai đã có 58 mô hình được thực hiện, như: mô hình nuôi sò, nuôi bồ câu, nuôi tôm công nghiệp, dèo cua, trồng rau sạch, làm tôm khô, làm đồ dùng bằng composite... Đây được đánh giá là những mô hình tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận và tìm kiếm thông tin, trau dồi kiến thức, nghiên cứu học tập, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Qua đó, giúp thanh niên làm giàu chính đáng từ đôi bàn tay và khối óc, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, xung kích trong phát triển kinh tế, cũng như trong xây dựng quê hương./.

Thuỳ Mỵ

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.