ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 02:11:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hoạ sĩ Nguyễn Hoàng Măng cháy hết mình với nghệ thuật

Báo Cà Mau (CMO) Họạ sĩ Nguyễn Hoàng Măng sinh năm 1970, trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân, trong một gia đình có 8 anh em. Gia đình chỉ có anh và em út theo nghề mỹ thuật.

Anh bộc bạch: “Từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã hứng thú với nghề vẽ. Sau khi học xong THPT, có lần được người chú giới thiệu Hoạ sĩ Lý Phước Như cho tôi làm quen để được xem anh vẽ và tìm hiểu về nghề tôi yêu thích. Với lòng đam mê và chịu khó tìm tòi, học hỏi, tôi được Hoạ sĩ Lý Phước Như hết lòng hướng dẫn, lần đầu cho thử chất liệu bột màu vẽ tranh phong cảnh, rồi từng bước vẽ trang trí, tĩnh vật... Từ đó, tôi càng đam mê nghề vẽ. Sau một thời gian, tôi học thêm nghề hoạ hình tại Nhà vẽ Thanh Hải (ngã tư Quốc tế Bạc Liêu)".

Hoạ sĩ Nguyễn Hoàng Măng tỉ mỉ từng nét cọ.

Năm 1989, anh xin về công tác tại Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Cái Nước, được phân công phụ trách mảng tuyên truyền trực quan của đội thông tin lưu động. Năm 1991, anh được đưa đi đào tạo lớp Trung cấp Mỹ thuật tại Bạc Liêu. Đến năm 1995, sau khi ra trường, anh tiếp tục theo học Đại học Mỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh, chuyên khoa lụa và tốt nghiệp năm 2000. Có được nền tảng vững chắc về kiến thức mỹ thuật, từ đó anh có thêm động lực, tự tin, say mê theo đuổi con đường nghệ thuật.

Năm 2004, Cái Nước được tách ra thành 2 huyện: Cái Nước và Phú Tân, anh về công tác tại Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Phú Tân, giữ chức vụ Phó phòng. Hơn 13 năm sống và công tác tại đây, anh đã đúc kết nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là cảm xúc, tình cảm đã gắn bó với cảnh vật, con người miền biển này.

Xuất phát từ tình cảm đó, trong tranh anh thường thể hiện những hình ảnh sông nước, con người, rừng, biển, như tác phẩm “Đan lưới”, “Sau chuyến ra khơi”, “Bán cá”, “Phong cảnh”... Trong đó có những ngư dân lưng trần phơi nắng trên những chuyến tàu về, những ngư dân vá lưới sau chuyến ra khơi, những người mẹ, người chị ngồi bán cá giữa chợ quê... Đặc biệt, tranh của anh còn gợi cho người xem những ký ức về miền quê da diết, như hình ảnh trẻ chăn trâu, thổi sáo, thả diều trên bờ đê…

Hoạ sĩ Lý Phước Như cho biết: “Hoàng Măng là một trong những hoạ sĩ có tố chất và rất khiêm tốn trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Hoàng Măng luôn lắng nghe và thích nghi với tất cả các chất liệu, chịu khó tìm tòi học hỏi, làm cho phong phú đề tài trong quá trình sáng tác”.

Công việc chính của anh hiện nay là quản lý, nên đôi khi việc sáng tác bị chi phối, nhưng sự đam mê, nhiệt huyết với nghề luôn được anh gìn giữ. Điều đó không phải dễ đối với một hoạ sĩ ở vùng nông thôn. Anh luôn chịu khó học hỏi và trân trọng những tác phẩm của mình.

Hoạ sĩ Lý Cao Tấn, Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật, cho biết: “Hoạ sĩ Hoàng Măng đã học qua trường lớp hoàn chỉnh, trình độ chuyên môn vững vàng. Lĩnh vực sáng tác và tạo hình tượng trong tranh cổ động rất tốt, anh khái quát được ý tưởng để đưa vào tác phẩm, không những mang tính chất tuyên truyền mà còn thể hiện được tình cảm của người hoạ sĩ đối với tác phẩm nên người xem dễ đồng cảm, đón nhận”.

Hoạ sĩ Tô Minh Tấn, Phó trưởng Phòng Biên tập Báo Cà Mau, từng công tác chung và gắn bó nhiều năm với Hoạ sĩ Hoàng Măng, tâm tình: “Hoàng Măng là đồng nghiệp, cũng là người anh hết sức thâm tình. Khi tôi mới về công tác tại Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Cái Nước, anh tận tình hướng dẫn, dìu dắt tôi “những bước đi đầu tiên” trong lĩnh vực mỹ thuật. Ngoài công việc hoạ sĩ, anh còn là một nghệ sĩ đa tài, từng làm diễn viên kịch, múa, hát của Đội Thông tin lưu động huyện. Anh là người vui tính, giàu cảm xúc, dễ xúc động, khi vui thì vui “máu lửa”, khi làm nhiệm vụ luôn hết mình. Với anh, dù khó khăn đến đâu nhiệm vụ là hàng đầu”.

Anh tham gia lĩnh vực mỹ thuật hơn 20 năm, cho ra đời nhiều tác phẩm với nhiều chất liệu khác nhau như: lụa, bút sắt và sơn dầu, nhưng anh luôn trung thành với phong cách riêng của mình đó là lụa, bởi nó tạo sự mềm mại trong tranh của anh.

Sự chắt lọc kỹ càng, chi tiết trong thể hiện, hài hoà trong bố cục, chọn lọc màu sắc thể hiện tinh thần sáng tạo đầy trách nhiệm. Tất cả đã tạo nên cái hồn, sức hút, dù rất lặng lẽ như chính con người của anh. Nhiều lần góp mặt trong các cuộc triển lãm, thành tích đạt được là ghi nhận đóng góp của anh đối với lĩnh vực mỹ thuật tỉnh nhà. Tác phẩm “Mắt biển”, chất liệu bút sắt được Hội đồng Nghệ thuật đánh giá cao và giải thưởng Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau lần thứ 3 năm 2016 đã ghi tên anh - người đã "cháy" hết mình với đam mê nghệ thuật

Hoàng Vũ

- Năm 1993, Hoạ sĩ Hoàng Măng được kết nạp vào Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau.
- Năm 2001, anh được kết nạp hội viên Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam.
- Năm 2013 được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn học - nghệ thuật Việt Nam” và năm 2017 nhận Kỷ niệm chương của Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Trong quá trình hoạt động mỹ thuật, Hoạ sĩ Nguyễn Hoàng Măng nhận được nhiều giải thưởng trong tỉnh, khu vực ĐBSCL và toàn quốc.

 

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Đồng hành cùng bà con Cà Mau

Ngày 18/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Văn phòng phía Nam; Tạp chí Người Làm Báo; Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau đã về nguồn và đồng hành, chia sẻ cùng bà con Cà Mau.

Nguy hiểm rác thải thuỷ tinh

Với đặc tính không thể phân huỷ trong tự nhiên ở điều kiện thông thường, tỷ lệ tái chế thấp, rác thải thuỷ tinh đang là thách thức lớn, gây tác động tiêu cực với môi trường. Tại TP Cà Mau, tình trạng đổ trộm rác thải thuỷ tinh vẫn còn xảy ra, gây mất mỹ quan đô thị và dễ có nguy cơ xảy ra thương tích.

Niềm vui trong căn nhà mới

Từ những ngôi nhà chưa lành lặn, được sự kết nối của Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) huyện Phú Tân, cùng sự giúp sức của các mạnh thường quân, những mái ấm trong mơ đã thành hiện thực, dệt nên những câu chuyện đẹp về sự sẻ chia và tình người.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Tiếp thêm niềm tin cho trẻ khuyết tật

Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái (phường Tân Xuyên, TP Cà Mau), không khí tại đây trở nên rộn ràng hơn bởi các em chu đáo chuẩn bị quà tặng là sản phẩm nước rửa chén, thành quả từ lớp dạy nghề được tổ chức hồi tháng 8 vừa qua.

Công trình tuổi trẻ hiệu quả, bền lâu

Nhằm phát huy vai trò của tổ chức Ðoàn, Hội trong việc chăm lo gia đình cán bộ, đoàn viên, hội viên và thanh niên trên địa bàn tỉnh có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, Tỉnh đoàn đã triển khai thực hiện công trình nhà Nhân ái. Qua đó, kịp thời động viên, khích lệ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.