ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 16-3-25 04:42:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Họa sĩ, Nhà báo Tô Minh Tấn đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác biểu tượng (Logo) huyện Trần Văn Thời

Báo Cà Mau (CMO) Sau hơn 1 năm phát động cuộc thi sáng tác biểu tượng (logo) huyện Trần Văn Thời mở rộng trên cả nước, Ban tổ chức cuộc thi vừa công bố kết quả, với giải Nhất thuộc về Họa sĩ, Nhà báo Tô Minh Tấn, đơn vị Báo Cà Mau.

Đây là cuộc thi mang ý nghĩa thông tin tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh đặc trưng riêng biệt về lịch sử văn hóa truyền thống, khơi dậy niềm tự hào, nêu cao ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, những giá trị văn hóa đặc sắc của huyện. Đồng thời, tăng cường sự hiểu biết về vùng đất, con người trên quê hương Trần Văn Thời cũng như quảng bá về tiềm năng phát triển của huyện cho du khách trong và ngoài nước.

Sau hơn 1 năm phát động và gia hạn, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận 105 tác phẩm của 26 tác giả khắp nơi trên cả nước tham gia cuộc thi.

Hình ảnh logo đạt giải Nhất của tác giả Tô Minh Tấn, đơn vị Báo Cà Mau

Kết quả sau 2 lần tuyển chọn của Ban tuyển chọn cuộc thi; sau khi lấy ý kiến đóng góp của các Sở, ngành, địa phương, cuộc thi đã chọn được 1 tác phẩm đạt giải Nhất làm biểu tượng (logo) cho huyện Trần Văn Thời và 5 tác phẩm đạt giải khuyến khích.

Theo đó, tác phẩm mang mã số 26a của tác giả Tô Minh Tấn, đơn vị Báo Cà Mau đã xuất sắc đạt giải Nhất. Và 5 tác phẩm đạt giải khuyến khích của các tác giả: Dư Minh Chiến, khóm 1, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời; tác giả Kim Y, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu; tác giả Trần Giang Nam, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh; tác giả Lê Công Đạo, Xô viết Nghệ Tĩnh, thành phố Đà Nẵng; tác giả Nguyễn Ngọc Huy Mẫn, Thanh Khuê, thành phố Đà Nẵng.

Được biết, biểu tượng đạt giải nhất này được lấy ý tưởng từ những con tàu nơi cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn thời, cửa biển sầm uất bậc nhất ĐBSCL làm trung tâm của logo. Những lá cờ phấp phới thể hiện chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc; Đoàn tàu còn thể hiện sự rộn ràng, sôi động của Lễ hội Nghinh Ông-Một lễ hội đặc trưng của huyện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Phía xa khơi là hình ảnh cách điệu cụm hòn Đá Bạc, địa điểm du lịch nổi tiếng của huyện. Đặc biệt, đây là nơi diễn ra chuyên án CM 12 – Đánh bại cuộc nhập biên phá hoại, âm mưu lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu. 2 bên logo là hình ảnh bông lúa, thể hiện đặc trưng ngành nông nghiệp của huyện Trần Văn Thời, vựa lúa lớn nhất của tỉnh. Được biết, Họa sĩ, Nhà báo Tô Minh Tấn từng đoạt giải Nhất cuộc thi sáng tác biểu tượng (Logo) huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Ông Võ Quốc Thống, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi đã gửi lời cảm ơn trân trọng đến các họa sĩ khắp nơi trên cả nước đã dành sự quan tâm quê hương Trần Văn Thời và nhiệt tình tham gia, góp phần mang lại sự thành công cho cuộc thi.

Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ chính thức công bố và trao thưởng cho các tác giả đạt giải vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 ổn định và gắn với sự kiện chính trị của huyện Trần Văn Thời trong năm 2021./.

Hồng Nhung

 

 

 

Phụ nữ & tình yêu cuộc sống

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm 2025, hội viên nữ, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) trên toàn quốc gởi tác phẩm tham gia triển lãm Online. Với chủ đề Phụ nữ - Tình yêu cuộc sống, triển lãm năm nay quy tụ 217 tác phẩm của 73 tác giả, phong phú về đề tài, thể hiện sinh động cuộc sống ở các vùng, miền trong cả nước, từ Bắc đến Nam.

Giữ gìn, phát huy văn hoá - văn nghệ dân gian

Văn hoá - văn nghệ dân gian Cà Mau, với hệ thống tri thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt, trong các mối quan hệ tự nhiên - con người - xã hội; ca dao, tục ngữ, truyện kể dân gian, các giai thoại truyền miệng, các tín ngưỡng dân gian... phản ánh bức tranh đa sắc, những giá trị lâu bền và kết tựu nên hồn cốt, phong vị của đất và người vùng đất cực Nam Tổ quốc qua suốt chiều dài lịch sử.

Giao thoa giữa Nguyễn Ngọc Tư và triết lý Nietzsche

Giải thưởng "Văn học Ðông Nam Á xuất sắc nhất năm 2024" mà Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận được từ Tạp chí Văn học Ðiền Trì (Trung Quốc) khẳng định tài năng của chị, đồng thời khẳng định tầm ảnh hưởng của văn học Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.

Khơi mạch cảm xúc với ảnh in trên giấy dó

Bắt đầu tiếp xúc với nhiếp ảnh năm 1990 cùng máy ảnh phim Zenit, chuyển sang nhiếp ảnh nghệ thuật sau biến cố cuộc sống vào năm 2005, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Trần Hải Bình gầy dựng phong trào nhiếp ảnh trẻ ở TP Nha Trang vào năm 2012, thông qua diễn đàn anhsangdep.com. Năm 2015, anh tham gia thành lập Câu lạc bộ Ánh sáng đẹp, trực thuộc Tỉnh đoàn Khánh Hoà.

Yêu mến quê sen

Dù làm việc trong lĩnh vực xây dựng, chuyên về thi công, tuy nhiên, sinh sống trên quê hương nông nghiệp, mỗi sớm lái xe đi làm, anh say sưa ngắm cảnh đẹp trên đường: bến nước, đồng lúa, dòng sông, đầm sen, làng hoa, vườn cây trái trĩu cành, những công trình mới... Lòng yêu mến quê thiết tha là nguồn cảm hứng dạt dào, tạo mạch cảm xúc mãnh liệt thôi thúc Trần Thành Trung hiện thực hoá mong ước ghi lại nhiều nhất có thể những góc nhìn đẹp, ấn tượng về xứ sở sen hồng Ðồng Tháp.

Phải nêu bật vai trò, đóng góp và thành tựu to lớn của báo chí

Ý kiến trên của Nhà báo Phạm Văn Tri, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu), được các đại biểu dự cuộc họp lấy ý kiến đóng góp xây dựng đề cương nội dung Hội thảo khoa học “Báo chí cách mạng Cà Mau những chặng đường lịch sử vẻ vang” nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, hết sức tâm đắc và đồng thuận.

Nghệ sĩ - Người giữ giấc mộng đẹp cho công chúng

Ðã qua rồi những thành kiến: “Trồng trầu trồng lộn dây tiêu/Con theo hát bội mẹ liều con hư” hay “Xướng ca vô loại”, mà từ rất lâu, hình ảnh người nghệ sĩ chân chính luôn được công chúng trân trọng, nâng niu. Dù ở bất cứ thời đại nào cũng phải khẳng định rằng: “Chính công chúng là người đón nhận, nuôi dưỡng tên tuổi của nghệ sĩ”. Ý thức được điều này, người nghệ sĩ phải nhớ: Cùng với việc giữ gìn ngọn lửa đam mê, khát khao cống hiến tài năng thì mình còn phải là “người giữ giấc mộng” cho công chúng.

AI VẼ LẠI ĐƯỜNG QUÊ

Ai vẽ lại đường quê Mà màu xi măng trải dài ngút mắt Có hàng cây xanh nghiêng che bóng mát Theo những vòng xe mỗi ngày em đi học Những khóm hoa ven đường cùng đón nắng ban mai …

“Say” cùng nhiếp ảnh

Chọn TP Hồ Chí Minh là nơi lập nghiệp, với Cao Thị Thanh Hà, nhiếp ảnh như cầu nối tri ân, thể hiện sự gắn bó, tình yêu lớn dành cho thành phố nơi chị sinh sống. Chị mê chụp và chụp rất nhiều về TP Hồ Chí Minh, vi vu phố phường, mưa - nắng, bình minh - hoàng hôn, đêm thành phố, những công trình mới, góc nhìn lạ...

Sắc riêng phố biển

Khi công cuộc mở mang bờ cõi về phương Nam hoàn tất, hành chính nước ta thống nhất từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau dưới thời vua Minh Mạng triều Nguyễn (1836). Sử liệu trong địa bạ triều Nguyễn đã sớm nhắc tới những cửa sông, cửa biển trọng yếu của vùng đất Cà Mau như: Bồ Ðề, Tam Giang, Hiệp Phố (Bảy Háp) và Hoàng Giang. Hoàng Giang (tức Sông Ðốc ngày nay) không chỉ là cửa biển lớn, mà còn là 1 trong 3 chợ lớn nhất của tỉnh Hà Tiên rộng lớn ngày xưa.