ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 7-5-25 15:59:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát xâm nhập mặn

Báo Cà Mau Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, xâm nhập mặn ở Cà Mau nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3, tháng 4 tới, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020.

Chủ động ứng phó hạn, mặn

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh, cho biết: "Thời kỳ cao điểm xâm nhập mặn năm nay có khả năng xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, nhất là tại khu vực ven biển; xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tháng 4 và nửa đầu tháng 5 có khả năng xuất hiện nắng nóng cục bộ, nhiệt độ cao nhất từ 34-36 độ, tuy nhiên không gay gắt như mùa khô năm 2024. Những tháng còn lại của mùa khô năm 2024-2025 ít có khả năng xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt như mùa khô năm 2023-2024".

Phát huy hiệu quả từ siêu công trình thuỷ lợi Cái Lớn - Cái Bé, cần tiếp tục hoàn thiện, khép kín hệ thống công trình phía trong, để dẫn nước ngọt từ Sông Hậu về bán đảo Cà Mau, đặc biệt là tại Cà Mau, nhằm ứng phó hạn hán, phòng chống cháy rừng.

Phát huy hiệu quả từ siêu công trình thuỷ lợi Cái Lớn - Cái Bé, cần tiếp tục hoàn thiện, khép kín hệ thống công trình phía trong, để dẫn nước ngọt từ Sông Hậu về bán đảo Cà Mau, đặc biệt là tại Cà Mau, nhằm ứng phó hạn hán, phòng chống cháy rừng.

Ðể phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, tỉnh Cà Mau chủ động xây dựng Phương án ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2025, với 2 kịch bản ứng phó, triển khai thực hiện phương án. Hiện nay, tỉnh đã và đang quyết liệt tập trung thực hiện một số giải pháp để giảm tối đa thiệt hại như: điều chỉnh lịch mùa vụ phù hợp với tình hình thực tế; ưu tiên nhiệm vụ cấp nước, đảm bảo nguồn nước cấp thiết yếu cho người dân; tăng cường kiểm tra, sửa chữa các công trình thuỷ lợi (cống, đập), ngăn mặn, không để xâm nhập mặn vào vùng ngọt hoá; kiểm tra, nhắc nhở chủ rừng, địa phương, người dân lâm phần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; tiếp tục rà soát tuyến giao thông có nguy cơ sạt lở, sụt lún, lắp đặt các biển cảnh báo...

Ðầu tư hạ tầng thuỷ lợi trọng điểm

Về lâu dài, ông Nguyễn Thanh Tùng kiến nghị tiếp tục nghiên cứu để xây dựng các công trình thuỷ lợi ngăn mặn, hoàn thiện các hệ thống thuỷ lợi đã đưa vào sử dụng để kiểm soát xâm nhập mặn hiệu quả. Cụ thể là xây dựng hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi để dẫn nước ngọt từ Sông Hậu về Cà Mau thông qua hệ thống trạm bơm, việc tiếp ngọt sẽ thực hiện vào thời điểm cuối tháng 12 năm trước, đầu tháng 1 năm sau cho vùng U Minh Hạ (Tiểu vùng II và III Bắc Cà Mau trên địa bàn huyện U Minh và Trần Văn Thời, với diện tích 90.000 ha). Chủ yếu bơm nước ngọt vào kênh, rạch, bởi khi sản xuất vụ 2, nguồn nước mưa trên các tuyến kênh đã vơi dần. Nếu như tiếp ngọt lần 1 này sẽ giải quyết nguồn nước cho mùa khô, thì việc tiếp nước lần 2 sẽ diễn ra từ tháng 3 và tháng 4 (nếu được, vì đây là thời điểm nước trên Sông Tiền, Sông Hậu giảm đáng kể).

Hệ thống âu thuyền Tắc Thủ (huyện Thới Bình) cần được cải tạo nhằm ngăn mặn, giữ ngọt trước diễn biến ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu.

Hệ thống âu thuyền Tắc Thủ (huyện Thới Bình) cần được cải tạo nhằm ngăn mặn, giữ ngọt trước diễn biến ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu.

Cùng với đó là xây dựng hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi Cái Lớn - Cái Bé đấu nối với dự án Quản lộ Phụng Hiệp, gồm có các hạng mục sửa chữa âu thuyền Tắc Thủ và các cống trên Quốc lộ 1 với mục tiêu chặn mặn, bổ sung nước ngọt về Cà Mau, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống cháy rừng vào mùa khô. Ðầu tư xây dựng dự án thuỷ lợi của các tiểu vùng... trong phương án phát triển mạng lưới thuỷ lợi đã tích hợp tại quy hoạch tỉnh Cà Mau. Về nước sinh hoạt nông thôn, tỉnh kêu gọi và huy động nguồn lực xã hội hoá trong hỗ trợ, cung cấp thiết bị thu, trữ nước hộ gia đình, thực hiện đầu tư, nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước tập trung theo quy hoạch.

“Ðể tăng cường phòng, chống, khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, xâm nhập mặn thời gian tới, tỉnh Cà Mau kiến nghị các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ khắc phục sạt lở bờ biển tại các điểm đặc biệt nguy hiểm khu vực bờ biển Ðông với chiều dài 20,94 km, kinh phí khoảng 1.300 tỷ đồng và một số tuyến bờ sông bị sạt lở đặc biệt nguy hiểm với chiều dài 5,7 km, tổng kinh phí 684 tỷ đồng”, ông Tùng thông tin.

Hạn hán gây thiệt hại nặng nề hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Trần Văn Thời từ mùa khô 2023-2024 và để lại hậu quả lâu dài, chưa thể khắc phục được. (Ảnh chụp ngày 11/3/2025 tại tuyến kênh Quảng Hảo, xã Trần Hợi).

Hạn hán gây thiệt hại nặng nề hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Trần Văn Thời từ mùa khô 2023-2024 và để lại hậu quả lâu dài, chưa thể khắc phục được. (Ảnh chụp ngày 11/3/2025 tại tuyến kênh Quảng Hảo, xã Trần Hợi).

Ngoài ra, theo ông Tùng, cùng với đó là hỗ trợ kinh phí khắc phục sạt lở từ đoạn vàm Kênh Tư, thuộc huyện Trần Văn Thời đến Kênh Năm - Rạch Chèo, huyện Phú Tân, kinh phí 770 tỷ đồng. Hỗ trợ kinh phí 200 tỷ đồng để xử lý khắc phục khẩn cấp sạt lở 3 tuyến kênh bằng công trình cơ bản, chiều dài 2.106 m và công trình chỉnh trị dòng sông để giảm thiểu xói lở đối với 3 tuyến sông, kênh, rạch.

Cà Mau kiến nghị bộ, ngành Trung ương quan tâm, hỗ trợ kinh phí cho tỉnh thực hiện đầu tư một số danh mục công trình bức xúc, gọi chung là “Dự án cấp nước sạch sinh hoạt bức xúc khu vực nông thôn tỉnh Cà Mau”, dự kiến khoảng 13.900 hộ dân được hưởng lợi, kinh phí đầu tư 241 tỷ đồng, với mục tiêu nâng số hộ được cấp nước lên 30%, bằng chỉ tiêu tối thiểu trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Kiến nghị xây dựng hoàn thiện hệ thống đập thép, trạm bơm dã chiến nhằm chia nhỏ các vùng có diện tích từ 500 ha đến 1.000 ha nhằm chủ động điều tiết trong nội vùng, từ vùng trũng sang vùng gò và ngược lại theo yêu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất, hạn chế bơm bỏ ra Sông Ðốc và biển Tây trong mùa mưa. Dự kiến đầu tư 4 hệ thống thuỷ lợi, kinh phí thực hiện khoảng 186 tỷ đồng./.

 

Trần Nguyên

 

Ðầu tư hạ tầng bảo vệ bờ biển, ngăn triều

Mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao từng gây ra nhiều thiệt hại trong sản xuất, hạ tầng các công trình, nhất là đường giao thông bị hư hỏng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông... Do đó, đây là loại hình thiên tai cần chủ động phòng từ sớm, từ xa.

Vùng đệm tăng cường bảo vệ rừng

Hằng năm, cứ bước vào cao điểm mùa khô, các lực lượng làm nhiệm vụ giữ rừng lại căng mình canh lửa. Ngoài lực lượng trực tiếp túc trực, người dân vùng ven lâm phần được xem là nhân tố quan trọng canh lửa trong phòng tuyến canh lửa từ sớm, từ xa.

Quỹ Phòng, chống thiên tai - Nguồn trợ lực quan trọng

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) - nguồn kinh phí có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đây là nguồn ngoài ngân sách để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc thu quỹ này không đạt theo kế hoạch đề ra, do đang gặp không ít khó khăn.

Bảo vệ rừng - Giám sát, phòng ngừa từ sớm, từ xa

“Mùa khô năm nay tuy không khắc nghiệt như các năm trước, nhưng diễn biến thời tiết khó lường. Thời điểm này, nhiều nơi trong tỉnh đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Nước mưa làm trôi lớp phèn mặn bám trên cành, lá cây khô, dây leo ở thân tràm, nên khả năng bén lửa nhanh, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao", ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, lo lắng.

Ðầu tư hạ tầng phòng, chống thiên tai

Di dời, sơ tán dân là một trong những phương án ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là đối với loại hình bão và áp thấp nhiệt đới (ATNÐ). Tuy nhiên, hiện nay số lượng công trình kết hợp tránh trú thiên tai cộng đồng tại một số khu vực chưa đảm bảo, xuống cấp, nhất là tại các khu vực dân cư sống rải rác.

Phòng, chống thiên tai - Phòng vẫn là chính

Là tỉnh ven biển, thường xuyên phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ bão, dông lốc, hạn hán, cho đến sạt lở bờ biển và sạt lở đất... Cà Mau xác định, chủ động phòng ngừa là yếu tố cốt lõi để giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn trong khắc phục sạt lở, sụt lún

Như quy luật bất thành văn, ngay khi mùa mưa chưa kết thúc, các địa phương vùng ngọt hoá đã tất bật với những phương án, kế hoạch, kịch bản cho mùa khô hạn. Tính riêng mùa khô 2023-2024, dù địa phương chủ động chuẩn bị, song thiệt hại do thiên tai là khó tránh khỏi, đến nay, nhiều nơi vẫn chưa thể khắc phục được hậu quả.

Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, xâm nhập mặn ở Cà Mau nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3, tháng 4 tới, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020.

Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 vào sáng 19/3.

Ðồng bộ giải pháp thích ứng

Hạn, mặn không phải là loại hình thiên tai mới trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên diễn biến rất khó lường. Ðể giải quyết bài toán hạn, mặn vào mùa khô, cần có sự kết hợp từ giải pháp công trình cho đến phi công trình. Ðây cũng là hướng đi mà tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt.