ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 17:14:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hoạt động vận tải ở Cà Mau: Chuyển biến tích cực khi được giám sát hành trình

Báo Cà Mau Theo tổng hợp từ máy chủ tích hợp và xử lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình (GSHT) của Tổng cục Ðường bộ, trong tháng 3/2016, các phương tiện vận tải Cà Mau vi phạm 323 lỗi tốc độ, giảm hơn 15.500 lỗi so với cùng kỳ năm 2014 và giảm hơn 27.500 lỗi so với cùng kỳ năm 2015.

Theo tổng hợp từ máy chủ tích hợp và xử lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình (GSHT) của Tổng cục Ðường bộ, trong tháng 3/2016, các phương tiện vận tải Cà Mau vi phạm 323 lỗi tốc độ, giảm hơn 15.500 lỗi so với cùng kỳ năm 2014 và giảm hơn 27.500 lỗi so với cùng kỳ năm 2015.

Thực hiện Nghị định số 91/2009/NÐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô-tô, năm 2013, Cà Mau đã triển khai thực hiện quy định gắn thiết bị GSHT đối với tất cả phương tiện vận tải đúng theo lộ trình. Theo đó, hoạt động của phương tiện vận tải đã được ghi nhận tốc độ, hành trình, thời gian làm việc của lái xe, số lần đóng mở cửa, số lần dừng đỗ phương tiện… Dữ liệu của thiết bị này được truyền tải về máy chủ đặt tại Tổng cục Ðường bộ, qua hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và Tổng cục Ðường bộ phân tích, thông báo cho ngành chức năng địa phương xử lý các phương tiện vi phạm.

Phương tiện hoạt động tuyến cố định nếu bị thu hồi phù hiệu thì không được phép xuất bến.

Thiết bị GSHT lưu hành thị trường phải có chứng nhận hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phải được cài đặt định vị toàn cầu. Vì vậy, cơ sở sản xuất thiết bị GSHT phải liên kết với một nhà mạng nhất định để thuê đường truyền, nhưng phối hợp giữa 2 đơn vị này lại thiếu chặt chẽ, đường truyền thường bị nghẽn, cản trở việc giám sát của ngành chức năng trong thời điểm phương tiện hoạt động.

Bện cạnh đó, việc lắp đặt thiệt bị GSHT đối với doanh nghiệp chỉ là hình thức đối phó. Có đơn vị vận tải lắp đặt nhiều thiết bị GSHT của nhiều nhà cung cấp khác nhau, nhưng tại trụ sở kinh doanh lại không trang bị máy vi tính để theo dõi, hoặc có theo dõi và trích xuất các dữ liệu phát hiện có vi phạm, nhưng lại không nhắc nhở và xử lý đối với lái xe.

Phát huy hiệu quả của thiết bị GSHT, năm 2013, Tổng cục Ðường bộ đã xây dựng hệ thống máy chủ để tích hợp dữ liệu, xử lý dữ liệu quá tốc độ và các lỗi vi phạm khác của lái xe. Bên cạnh đó, ngành chức năng tỉnh tăng cường kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt vi phạm, ý thức của các chủ doanh nghiệp từng bước được nâng lên.

Lộ trình lắp đặt thiết bị GSHT đối với taxi và phương tiện vận tải hàng hoá, theo Nghị định số 86/2014/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ tháng 12/2014:

- Trước ngày 1/7/2015 thực hiện đối với taxi, xe đầu kéo rơ moóc.

- Trước ngày 1/1/2016 thực hiện đối với ô-tô có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên.

- Trước ngày 1/7/2016 thực hiện đối với ô-tô có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn.

- Trước ngày 1/1/2017 thực hiện đối với ô-tô có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 7 tấn.

- Trước ngày 1/7/2018 thực hiện đối với ô-tô có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Tuy có những trở ngại ban đầu, nhưng qua 4 năm được GSHT, hoạt động vận tải ở Cà Mau chuyển biến tích cực hơn. Ngoài việc giảm lỗi vi phạm về tốc độ thì trường hợp vi phạm đón, trả khách không đúng nơi quy định, phương tiện dừng đỗ tuỳ tiện, đón khách dọc đường, cửa xe mở trong lúc xe đang lưu thông… cũng giảm đáng kể.

Theo ông Nguyễn Quang Hải, Trưởng Phòng Quản lý vận tải, Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau, hoạt động vận tải ở Cà Mau chuyển biến là do hệ thống máy thường xuyên được nâng cấp trang thiết bị để xử lý chính xác dữ liệu ghi nhận từ các thiết bị GSHT, từ đó có kết quả xử phạt vi phạm đúng với diễn biến thực tế. Kế đến là ý thức tự giác của các đơn vị kinh doanh vận tải, bởi nếu như vi phạm tốc độ theo quy định Thông tư số 10/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải thì bị thu hồi phù hiệu, đồng nghĩa phương tiện đó phải ngưng hoạt động ít nhất 1 tháng. Mặt khác, việc điều chỉnh quy định tốc độ trên các tuyến quốc lộ cũng tác động tích cực làm giảm vi phạm trong thời gian gần đây. 

Bà Nguyễn Thị Mỹ Diệp, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Giáp Diệp, cho biết: "Hiện tại, không chỉ được GSHT qua máy chủ của Tổng cục Ðưởng bộ, công ty cũng có đặt máy theo dõi hoạt động của phương tiện mình quản lý để kịp thời phát hiện xử lý, nhắc nhở lái xe. Thế nên, những vi phạm như chạy quá tốc độ, vượt ẩu, dừng xe quá lâu để kéo khách… được hạn chế tối đa. Bởi, phương tiện hoạt động an toàn cũng là phương thức quảng bá thương hiệu đối với hành khách"./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Cần quản lý chặt chợ tự phát

Hiện nay, tại khu vực giao lộ Ðầm Dơi - Cà Mau thuộc tuyến tránh Quốc lộ 1, đoạn qua xã Hoà Thành, TP Cà Mau, xuất hiện nhiều hộ dân buôn bán tự phát ven tuyến đường DT988 hướng về trung tâm huyện Ðầm Dơi, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ðiều đáng quan tâm là, nếu thiếu sự quản lý kịp thời, một khi đã hình thành chợ lớn hơn thì việc dẹp bỏ hoặc sắp xếp lại sẽ trở nên khó khăn và phức tạp.

Hiệu ứng từ tuyến đường “Nhà tôi an toàn”

Mô hình tuyến đường "Nhà tôi an toàn" là sáng kiến được triển khai từ tháng 5/2024, với sự phối hợp giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh và Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Thuý, Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh, mô hình này không chỉ đơn thuần là hoạt động tuyên truyền về ATGT, mà còn góp phần xây dựng cộng đồng văn minh, có ý thức và trách nhiệm cao trong việc bảo vệ an toàn cho chính mình và người khác khi tham gia giao thông.

Hệ luỵ từ “vui quá chừng, dừng không đúng lúc”

Uống rượu, bia là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, lạm dụng rượu, bia lại vô cùng nguy hiểm.

Cộng đồng trách nhiệm vì mùa xuân an toàn

Nhằm tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) thời điểm cuối năm, cũng như cao điểm tết Dương lịch, tết Nguyên đán 2025, Ban ATGT tỉnh chủ động tham mưu triển khai kế hoạch mở cao điểm đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn toàn tỉnh.

Cái nghèo bủa vây vì tai nạn giao thông

Khi chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, khốn cùng vì tai nạn giao thông (TNGT), chúng ta càng cảm nhận sâu sắc hậu quả nghiêm trọng mà TNGT để lại. Không chỉ hứng chịu nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, mà ở những số phận không may đó, cái nghèo mãi bủa vây và cuộc sống vốn khó khăn nay càng khốn khó hơn.

Ra quân cao điểm bảo đảm trật tự, giao thông dịp Tết

Sáng 15/12/2024, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội (TTATGT, TTXH) dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ  và các lễ hội đầu xuân 2025.

Trao tặng 105 mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1

Với thông điệp "Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và đúng cách cho trẻ em khi tham gia giao thông chính là thể hiện tình yêu thương của các bậc cha mẹ đối với con em mình. Chúng ta hãy cùng giữ trọn ước mơ, để những chiếc mũ bảo hiểm bảo vệ con em mình trên đường đến trường", năm học 2024-2025 là năm thứ 6 tỉnh Cà Mau cùng với các địa phương trên cả nước tiếp tục được Công ty Honda Việt Nam trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh bước vào lớp 1, trong đó chỉ riêng tỉnh Cà Mau có 19.874 học sinh được trao tặng mũ bảo hiểm.

Chung tay hỗ trợ nạn nhân giao thông

Trong những ngày qua, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau cùng các ban, ngành có liên quan tổ chức đoàn đến thăm, tặng quà, động viên các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh. Ghi nhận tại TP Cà Mau, có nhiều hoàn cảnh gia đình nạn nhân rất cần được hỗ trợ, để họ vượt qua nỗi đau, khó khăn trước mắt.

Ðảm bảo an toàn giao thông thời điểm cuối năm

Cuối năm và dịp tết Nguyên đán là thời điểm các phương tiện lưu thông nhiều, do đó, huyện Thới Bình tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

Dai dẳng nỗi đau tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông (TNGT) từ lâu đã để lại nhiều hậu quả nặng nề, không chỉ chính bản thân những nạn nhân phải gánh chịu mà còn là gánh nặng lớn đối với những người thân, gia đình nạn nhân và xã hội.