ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:35:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Học đi đôi với hành

Báo Cà Mau Ngành Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những ngành học “hot” tại Trường Cao đẳng Cộng đồng khi chỉ tiêu tuyển sinh luôn đạt.

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Nuôi trồng thuỷ sản sau tốt nghiệp đạt cao, với tỷ lệ 100%, theo đó, các em có thể làm nhân viên thị trường thuốc, thức ăn và tôm giống; nhân viên kỹ thuật các trại nuôi tôm, trại giống. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên còn làm việc tại các công ty thuỷ sản, chế biến lớn tại Cà Mau hoặc sinh viên có thể khởi nghiệp tại nhà bằng việc mở các trang trại nuôi cua, tôm, cá chình, mở đại lý phân phối giống... Các kiến thức đã học có thể áp dụng tại nhiều vùng nuôi, từ nước mặn đến nước ngọt, do đó sinh viên sau tốt nghiệp có thể làm việc, nuôi trồng thuỷ sản tại Cà Mau và các vùng lân cận.

Ðặc thù ngành học này là tần suất thực hành tương đối nhiều, nhất là từ năm học thứ 2 trở đi.

Với chuyên đề thực hành môn Sản xuất giống và nuôi giáp xác, sinh viên năm cuối sẽ bước vào thời gian kiểm tra tổng hợp kiến thức trong các năm học. Với 210 tiết thì lý thuyết chỉ 30 tiết, còn lại 180 tiết thực hành.

Theo đó, trong suốt 30 ngày, sinh viên vừa quan sát, đồng thời ghi chép các giai đoạn, có thêm kinh nghiệm cũng như khả năng nhận biết những đặc tính, các giai đoạn phát triển, các loại bệnh và nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản, nhất là với tôm và cua.

Sinh viên thực hành trói cua.

Cụ thể, sẽ quan sát các yếu tố xung quanh vật nuôi như: thức ăn tự nhiên, nước và bệnh, kết hợp ương và dèo tôm sú (thuần độ mặn); ương cua biển, nuôi cua lột, cua cốm không cắt càng, nuôi cua lột cắt càng, dèo con megalop (trước khi phát triển thành cua con). Các kiến thức sau khi học, sinh viên có thể ứng dụng vào nuôi cua, mở trại giống, tự sản xuất giống hoặc tự nuôi cua trong hộ gia đình.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc, giảng viên Khoa Kinh tế - Nông nghiệp, cho biết: “Vì là bộ môn tổng hợp, nên muốn có thể quan sát thực hành dễ dàng, sinh viên cần nắm vững các kiến thức đã học trước đó như: môn quản lý chất lượng nước, thức ăn tự nhiên, dinh dưỡng và thức ăn thuỷ sản, bệnh học thuỷ sản, thuốc và hoá chất, công trình nuôi thuỷ sản...

Các công việc trong suốt 30 ngày sinh viên đảm nhiệm là cho vật nuôi ăn, loại bỏ cặn thức ăn trong môi trường nuôi, vệ sinh giá thể bông lọc... Việc tuần tự từng bước giúp các em vừa dễ dàng quan sát, nếu có phát sinh các vấn đề, giảng viên sẽ điều chỉnh phù hợp. Vì trong thực tế khi bắt tay vào nuôi, ương dèo thuỷ sản, rất dễ phát sinh các rủi ro, đây là bước đầu các em tiếp cận”.

Sinh viên Hữu Kiều My, năm cuối ngành Nuôi trồng thuỷ sản, chia sẻ: “Ðối với sinh viên năm cuối, các tiết thực hành sẽ được học nhiều hơn, bám sát chuyên môn ngành học. Với tôi, khi được thực hành khá là vui, giúp tôi cải thiện được nhiều vấn đề của bản thân. Trước đó, tôi khá nhát, không dám chạm vào con cua, nhưng nay thì có thể mạnh dạn thực hiện các thao tác, phân biệt được các loại cua, giai đoạn phát triển. Vì là nữ, nên sau khi tốt nghiệp, tôi sẽ chọn phòng lab về bệnh thuỷ sản để tìm kiếm cơ hội việc làm”.

Với ngành học Nuôi trồng thủy sản, tần suất thực hành tương đối nhiều, đây là cơ hội để các em nâng cao tay nghề, kinh nghiệm với công việc.

Bạn Nguyễn Chánh Tính, sinh viên năm cuối ngành Nuôi trồng thuỷ sản, cho biết: “Môn học có cả kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tôi thấy vô cùng thú vị. Không chỉ giúp người học có cái nhìn cụ thể, trực quan hơn với những kiến thức đã tiếp thu, mà còn có thể theo dõi tập tính của từng vật nuôi ở cự ly gần, kịp thời phát hiện những vấn đề lạ trên vật nuôi để xử lý nhanh chóng”.

Hiện tại, thầy Bắc đang hỗ trợ nhóm sinh viên tham gia cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp - Startup Kite năm 2023 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp với dự án “Nuôi tập trung cua lột trên bể với hình thức cắt càng bằng hệ thống tuần hoàn nước và các sản phẩm chế biến từ cua”. Cùng với dự án này, sinh viên ngành Nuôi trồng thuỷ sản còn có dự án “Phát triển nghề nuôi cá cảnh và các dịch vụ hậu cần” tranh tài tại cuộc thi này.

Gắn lý thuyết với các kỹ năng thực hành, không chỉ giúp người học tiếp cận được chuyên môn, nâng cao tay nghề thực tế, mà xa hơn còn là tích luỹ kinh nghiệm phục vụ cho công việc, nghề nghiệp về sau, nâng cao chất lượng của đơn vị đào tạo. Với diện tích nuôi thuỷ sản tương đối lớn tại tỉnh nhà, đây cũng là những bước đệm góp phần giúp nghề nuôi thuỷ sản của Cà Mau phát triển mạnh trong thời gian tới./.

 

Yến Nhi

 

Vững tâm thế để cống hiến

Hoà theo xu hướng chung của cả nước, Ðoàn, Hội cũng sẽ từng bước tinh gọn để kiện toàn, nhiều nhiệm vụ được đề ra. Với sức trẻ của mình và sự mạnh dạn trong nếp nghĩ, cách làm, đây là cơ hội để các cán bộ Ðoàn, đoàn viên, thanh niên vươn mình mạnh mẽ hơn.

Góp sức trẻ bảo vệ môi trường

Nhằm giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường sống, hạn chế tình trạng vứt rác tuỳ tiện, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) huyện Ngọc Hiển tích cực tham gia bảo vệ môi trường, thu gom, dọn dẹp vệ sinh các khu vực tồn đọng nhiều rác thải, góp phần làm cho môi trường sống ngày càng sạch đẹp hơn.

Thiết thực, ý nghĩa Hành trình giáo dục truyền thống

Chuyến Hành trình giáo dục truyền thống được Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức trong 2 ngày (29-30/3), tại TP Hồ Chí Minh - Củ Chi.

Trách nhiệm với đất nước và khát vọng cống hiến

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của bao thế hệ thanh niên Việt Nam, ngày nay, trong bối cảnh đất nước không ngừng đổi mới, thanh niên Cà Mau tiếp tục học tập, rèn luyện và noi theo lý tưởng cách mạng của Ðảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Ðảng chính là kim chỉ nam giúp thế hệ trẻ vững vàng hơn trước những thách thức. Họ tích cực học tập, nâng cao tri thức, trau dồi phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong lao động, sản xuất và sẵn sàng cống hiến cho Tổ quốc.

Ðảng viên trẻ phải luôn xung kích, đi đầu

Luôn tâm niệm sâu sắc về vai trò và trách nhiệm của người đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam, đảng viên trẻ Lê Nguyễn Lê (26 tuổi, nhân viên Phòng Nghiệp vụ, Nhà Thiếu nhi tỉnh) nỗ lực trong công tác, dốc hết sức cho các hoạt động Ðoàn, Hội, Ðội. Bạn vừa được Tỉnh đoàn tuyên dương Ðảng viên trẻ tiêu biểu tỉnh Cà Mau năm 2025.

Gửi tình yêu quê hương vào từng thước phim

Bằng những dự án phim ảnh phi lợi nhuận, anh Lê Nhật Nam (sinh năm 1989, ngụ Phường 1, TP Cà Mau) đã dành trọn tình yêu cho văn hoá truyền thống Việt Nam. Các dự án của anh nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các bạn trẻ, qua đó góp phần gìn giữ, phát triển nét đẹp văn hoá địa phương, dân tộc.

Sôi nổi hội trại truyền thống

Trong 2 ngày (19-20/3), tại Nhà thiếu nhi huyện Năm Căn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, hội trại truyền thống chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025).

Góp sức trẻ xây dựng quê hương

Tỉnh đoàn Cà Mau đã hướng tới những hoạt động thiết thực, ý nghĩa và phát huy sức trẻ của thanh niên trong đóng góp công tác địa phương lẫn cộng đồng.

Cô giáo trẻ giỏi nghề, nhiệt huyết

Hơn 10 năm gắn bó với nghề, cô Lê Diễm Ni, 33 tuổi, giáo viên tiếng Anh, Trường THPT U Minh, huyện U Minh, không chỉ dạy tốt mà còn tích cực tham gia các phong trào do trường, ngành giáo dục và địa phương tổ chức. Từ đó, cô sớm được đứng vào hàng ngũ của Ðảng và là một trong những đảng viên trẻ tiêu biểu của tỉnh.

Xu hướng "sức khoẻ số"

Trong những năm gần đây, thuật ngữ “sức khoẻ số” (digital health) đã không còn xa lạ với nhiều người. Ðặc biệt, giới trẻ hiện nay đang ngày càng ưa chuộng các thiết bị đeo thông minh theo dõi sức khoẻ, như đồng hồ thông minh (smartwatch), vòng đeo tay thể thao (fitness tracker), hay thiết bị theo dõi giấc ngủ. Những sản phẩm này giúp người dùng kiểm soát sức khoẻ tốt hơn, từ việc đếm bước chân, đo nhịp tim đến phân tích giấc ngủ và mức độ căng thẳng.