ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 08:38:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Huyền bí con số 3

Báo Cà Mau (CMO) Mỗi lần gặp nhau trà dư tửu hậu, anh Tư Dân (Đoàn Quốc Dân, cán bộ hưu trí ở thị trấn Trần Văn Thời) thường nhắc đến con số 3, nào là “cơm 3 chén, thuốc 3 thang”, “nhậu lai rai 3 xị”, “lương 3 cọc 3 đồng”…, rồi lại thắc mắc tại sao không dùng những con số khác mà phải là số 3?

Thật ra không chỉ có số 3 mà từ xa xưa con người đã phát hiện những điều ẩn dụ xung quanh những con số và nó sử dụng để nói lên một hiện tượng, sự việc khi có thật, khi cũng rất trừu tượng. Trong đó số 3 là con số đặc biệt, có tần số xuất hiện nhiều nhất, xâm nhập vào thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích, chứa đựng trong đó rất nhiều lớp nghĩa mà hiểu được nó không phải đơn giản. Cứ thế, số 3 đã trở thành mật mã trong văn chương, trong sinh hoạt giao tiếp của đời sống văn hoá, tinh thần, ăn sâu vào tiềm thức mọi người và mọi ngóc ngách đời sống xã hội.

Cúng kiếng ông bà phải thắp 3 nén nhang, có chung nước.

Vì sao? Có tài liệu nghiên cứu cho rằng, số 3 tượng trưng cho tình cảm, tài năng, gắn với mô hình tam tài (thiên thời - địa lợi - nhân hoà), hoặc tam đa (phúc - lộc - thọ). Bên cạnh đó, số 3 cũng được xem là con số vững chắc “Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân”. Mặt khác, số 3 là con số hữu dụng, sự hài hoà của môi trường ở lĩnh vực số học trong việc bài trí các đồ vật theo phong thuỷ…

Tuy nhiên, quan niệm của người theo đạo Phật thì số 3 là số thiêng, ân đức Tam bảo (Phật - Pháp - Tăng). Từ đó lan toả trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, cúng kiếng ông bà thì thắp 3 nén hương, rót 3 chung trà (hoặc 3 chung rượu) và khấn vái xong thì lạy 3 lạy, xá 3 xá…

Lại có quan niệm cho rằng, theo giáo lý Thiên Chúa, đạo công giáo hiện hữu trong 3 ngôi vị (Chúa cha, Chúa con, Chúa thánh thần). Song, có tài liệu dẫn chứng theo khoa học thì số 3 được sinh ra từ 3 dòng ánh sáng (mặt trời, trăng và sao)… Có lẽ do có sự ngẫu nhiên với các hiện tượng xảy ra trong đời sống và sự lan truyền về tâm linh, tín ngưỡng, văn hoá cộng đồng…, con số 3 cứ thế ăn sâu vào tiềm thức con người từ xa xưa và trở thành con số huyền bí trong đời sống xã hội hiện tại.

Ca dao có câu “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay “Ba đồng một mớ đàn ông…”. Thể hiện tình cảm có câu: “Duyên nợ ba sinh”. An ủi hoàn cảnh “Ai giàu ba họ/Ai khó ba đời”. Nhắc nhở ai đó cẩn thận trong giao tiếp “Uốn ba tấc lưỡi trước khi nói”. Nói về ai đó tính khí thất thường “Đồ ba trợn/ba lơn”. Ám chỉ người không lập trường vững vàng “Đồ ba phải”. Khinh khi ai đó “Đồ ba hoa, ba lăng nhăng”. Đối chất vấn đề gì đó gây tranh cãi thì cần “ba mặt một lời”. Khuyên ai đó về công việc “Quá tam ba bận”…

Trước đây, xây cất nhà cửa thường là nhà 3 gian, cột 3 hàng, lối đi từ sân lên nhà phải xây tam cấp… Kiến trúc xây dựng nhà ở hiện đại lại có “quy luật số 3 bí ẩn”, chẳng hạn như chọn 3 màu trong 1 phòng, 3 kiểu đèn trong 1 phòng, sắp xếp nội thất 1 đồ chính, 2 đồ phụ, lựa chọn đồ trang trí theo bộ 3… được đánh giá rất hiệu quả trong việc bố trí nhà cửa.

Nói sao cho hết sự xuất hiện của con số 3 trong lối dùng chữ dân gian, cách ăn nói thường nhật của đời sống xã hội. Khuyên bảo, trách cứ “Khôn 3 năm dại 1 giờ”… Ngoài ra, số 3 cũng thường xuyên xuất hiện trong cách nói về những điều kiêng kỵ “Tam nam bất phú”, gặp “tam tai” phải cẩn thận, “chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba”, không chụp ảnh 3 người vì  “tam nhân bất đồng hành”…

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, xét góc độ nào đó cũng chỉ là ngẫu nhiên. Bởi số trong tiếng Việt chỉ là giới hạn biểu thị số nhiều, nên nếu dùng số 2 thì gần với số 1 mà số 4 (hoặc số khác) thì quá mức và số 3 được chọn như con số chuẩn “Gái giống cha giàu 3 họ, trai giống mẹ khó 3 đời”, “3 bò 9 trâu”…

Suy cho cùng, số 3 hay số nào khác cũng chỉ là những con số đơn điệu, nhưng khi đã được gắn vào mật mã truyền tải thông điệp, thông tin nào đó với nhiều hàm ý (có tốt, có xấu), nó trở nên sinh động, phong phú ăn sâu trong tư duy văn hoá, tâm linh của con người, cùng tồn tại phát triển đời sống xã hội, ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu mà hiện nay con người vẫn đang tìm hiểu để giải mã ẩn số này./.

Mỹ Pha

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).