ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-7-25 15:12:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Huyền thoại bên bờ Cái Nhúc

Báo Cà Mau Sông Cái Nhúc uốn lượn quanh vùng đất Tân Thành trù phú, một cửa ngõ quan trọng nối liền trung tâm đô thị Cà Mau. Lần theo dấu xưa, những thế hệ tiền hiền đã về đây khẩn hoang, lập ấp, lập làng, đấu tranh chống ngoại bang, cường quyền tạo dựng cơ nghiệp; và lớp lớp cháu con đã tiếp nối, cùng nhau gìn giữ, trao truyền hào khí cha ông để giữ ấp, giữ làng, chung sức xây dựng quê hương Tân Thành ngày càng giàu đẹp, hạnh phúc.

Hậu duệ họ Bùi

Tìm về Nhà Tưởng niệm Cái Nhúc - Tân Thành (toạ lạc tại Khóm 4, phường Tân Thành, TP Cà Mau), những câu chuyện xưa còn vang vọng. Ông Huỳnh Ðảm, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tự hào về dòng dõi tổ tiên: “Theo tiếng gọi của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, nhiều bậc tiền hiền yêu nước tại Bình Ðịnh đã tham gia Nghĩa quân Tây Sơn, trong đó có bà Bùi Thị Xuân, một trong những nữ tướng hào kiệt, có công lao lớn. Khi triều Tây Sơn suy yếu, thất thủ, dòng dõi họ Bùi bị triều Nguyễn truy bức, một số phải cải họ để lánh nạn, trong đó có ông Bùi Văn Tùng phải đổi thành họ Huỳnh về vùng Cái Nhúc - Tân Thành này mở đất, lập làng sinh sống”.

“Sống mang danh họ Huỳnh đi mở cõi - Thác về đất mẹ giữ lại họ Bùi”, ông Huỳnh Văn Việt, Trưởng ban Ðiều hành Nhà Tưởng niệm Cái Nhúc - Tân Thành, chia sẻ về truyền thống của gia tộc. Những thế hệ tiền hiền dù phải đương đầu với muôn vàn hiểm nguy, gian khổ nhưng đã chung sức khẩn hoang, mở đất, lập ấp, lập làng, tạo dựng nên vùng đất mới trù phú với nhiều lúa, nhiều cá tôm, sum suê cây trái bên dòng sông Cái Nhúc hiền hoà.

​Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh; đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng chụp ảnh lưu niệm với bà con Nhân dân Tân Thành tại Nhà Tưởng niệm Cái Nhúc - Tân Thành dịp tết Giáp Thìn 2024.

Chí khí ông cha được tiếp nối với tinh thần yêu nước bất khuất, kiên trung. Trước sự hà khắc của bọn cường hào phong kiến, dòng dõi họ Bùi mang danh họ Huỳnh đã dũng cảm, mưu trí giữ đất, giữ làng, giữ lại thành quả của cha ông.

Ông Huỳnh Út, con cháu đời sau còn nhắc nhớ: “Tinh thần yêu nước là truyền thống, là tài sản quý giá mà gia tộc chúng tôi luôn gìn giữ, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Noi gương Nữ tướng Bùi Thị Xuân can trường, mưu lược, dũng khí ngút trời, một lòng vì nước, vì dân, dù trước kẻ thù nào cũng không khuất phục, con cháu tiếp nối một lòng gìn giữ từng tấc đất của tổ tiên gầy dựng”.

Là một trong những thành viên sáng lập Nhà Tưởng niệm Cái Nhúc - Tân Thành, ông Huỳnh Ðảm chia sẻ: “Nhà Tưởng niệm Cái Nhúc - Tân Thành không chỉ là niềm tự hào riêng của gia tộc, mà còn là điểm tựa tinh thần, địa chỉ đỏ để những thế hệ hôm nay hiểu thêm về cội nguồn lịch sử, tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của đất và người vùng Cái Nhúc - Tân Thành, trọn lòng tin vào sự lãnh đạo của Ðảng và sự nghiệp cách mạng của đất nước, chung sức dựng xây quê hương ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.

Những người con ưu tú của quê hương

Trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới ánh sáng chân lý của Ðảng, đất và người Cái Nhúc - Tân Thành đã viết nên bao chiến công, làm rạng rỡ thêm những trang sử vàng của Cà Mau. Chính tại nơi đây, Chi bộ Tân Thành - một trong những chi bộ đảng đầu tiên của Bạc Liêu - Cà Mau đã được thành lập vào tháng 10/1930, với 5 đảng viên, do đồng chí Tăng Hồng Phúc làm Bí thư và các đảng viên: Huỳnh Ðề Thám, Hồng Lạc Bông, Phan Khắc Nhượng và Tô Phương Hà.

Ngay trên phần đất dựng cất Nhà Tưởng niệm Cái Nhúc - Tân Thành, trước đây là nơi gia đình của các vị tiền bối là ông Huỳnh Văn Mới, ông Huỳnh Văn Ðiện đã bí mật nuôi chứa, tham gia hoạt động và bảo vệ các tổ chức Chi hội Thanh niên Cách mạng Ðồng chí Hội xã Tân Thành (1928-1929); Chi bộ Ðảng xã Tân Thành (1930-1931); Chi bộ Ðảng và Mặt trận Việt Minh xã Tân Thành (1944-2/9/1945). Mối quan hệ máu thịt, son sắt giữa ý Ðảng - lòng dân được tô thắm, vun bồi xuyên suốt qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân, đế quốc xâm lược cho đến ngày toàn thắng trên quê hương Tân Thành.

Trung tướng Lê Tấn Tới, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, ân cần thăm hỏi, chúc mừng năm mới bà con quê hương Tân Thành.

Vùng đất anh hùng Tân Thành đã sản sinh ra biết bao thế hệ người con ưu tú, trọn lòng phụng sự lý tưởng cách mạng của Ðảng, của Bác Hồ. Ông Huỳnh Ðảm chia sẻ: “Truyền thống cách mạng của Tân Thành được tô thắm từ biết bao thương binh, liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân qua các thời kỳ; là nhiều lớp con cháu trưởng thành, được Ðảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó các trọng trách. Hiện nay, những người con Tân Thành như ông Lê Tấn Tới, ông Nguyễn Tiến Hải, ông Huỳnh Quốc Việt tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá XIII” (riêng ông Huỳnh Ðảm, tham gia Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá IX, khoá X và là Chủ tịch Trung ương MTTQ Việt Nam khoá VI, khoá VII-PV).

Trong dịp về dâng hương Nhà Tưởng niệm Cái Nhúc - Tân Thành dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Trung tướng Lê Tấn Tới, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, đã bồi hồi xúc động: “Tôi tự hào là người con của quê hương Tân Thành, tiếp nối truyền thống của cha ông, nguyện lòng cống hiến, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, vì Ðảng, vì Nhân dân, vì sự phồn vinh, hạnh phúc của quê hương, đất nước”.

Trung tướng Lê Tấn Tới, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, người con Tân Thành xúc động ghi sổ lưu niệm tại Nhà Tưởng niệm Cái Nhúc - Tân Thành.

Hồn đất, tình người Tân Thành còn được lưu giữ qua những nét đẹp rất riêng của nghề chiếu vang danh, nghề cốm, nghề nuôi cá... Tân Thành bây giờ đã trở thành vùng đất cửa ngõ trọng yếu, thanh bình, trù phú, làm rạng rỡ thêm diện mạo của TP Cà Mau đang trên đà phát triển. Dòng Cái Nhúc vẫn đang viết tiếp những câu chuyện đẹp, những huyền thoại mới cho Tân Thành - với niềm tự hào quá khứ, niềm tin ở hôm nay và khát vọng ngời sáng phía tương lai./.

 

Phạm Hải Nguyên

 

Đại lễ 30/4 - Đất nước trọn niềm vui

​Chúng ta đang cùng nhau sống lại những giờ phút lịch sử trọng đại, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Mốc son chói lọi này đang được khắc sâu trong tim mỗi người con đất Việt, và niềm xúc động ấy lan tỏa diệu kỳ trên mọi miền Tổ quốc, đặc biệt rực cháy tại TP. Hồ Chí Minh - thành phố vinh dự và tự hào được mang tên vị lãnh tụ kính yêu.

Huyện Vĩnh Lợi: Sôi nổi chuỗi hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), huyện Vĩnh Lợi đã tổ chức Giải đua xuồng ba lá năm 2025 trong không khí phấn khởi, sôi nổi và đậm đà bản sắc văn hóa Nam Bộ.

Viết tiếp truyền thống vùng đất anh hùng - vững bước hội nhập và phát triển cùng đất nước

Cách đây 50 năm, ngày 30/4/975, Bạc Liêu giành lại chính quyền, góp phần cùng quân và dân cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đem lại hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất đất nước và hạnh phúc cho Nhân dân.

Bạc Liêu 50 năm: Từ chiến trường đến những công trình thế kỷ

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối - hành trình 50 năm là một bản hùng ca về ý chí kiên cường, sức sáng tạo và khát vọng vươn lên của Bạc Liêu khi đã biến những vùng đất từng nhuốm màu khói lửa thành những công trình, dự án mang tầm vóc thế kỷ, làm thay đổi diện mạo quê hương một cách ngoạn mục.

Sức sống mới ở những vùng căn cứ cách mạng

​Bạc Liêu có nhiều vùng đất từng là chiến trường ác liệt, oằn mình dưới mưa bom bão đạn, nhưng sau 50 năm thống nhất đất nước đã trở thành những địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Cuộc sống người dân nơi đây ngày càng ấm no, hạnh phúc, giữ vững truyền thống cách mạng và hướng tới phát triển bền vững.

Thế hệ sinh năm 1975: Trưởng thành cùng quê hương Bạc Liêu

Những ngày này, cả nước đang hân hoan hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trong dòng chảy lịch sử đặc biệt ấy, có một thế hệ được sinh ra đúng vào thời khắc thiêng liêng của dân tộc.

Đại thắng mùa Xuân 1975: Minh chứng thuyết phục về sức mạnh đoàn kết dân tộc

​Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta.

50 năm - Bạc Liêu chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

​(Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều tại họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh giải phóng tỉnh Bạc Liêu (30/4/1975) không đổ máu

​Đại thắng mùa Xuân năm 1975 ở tỉnh Bạc Liêu là kết quả của quá trình lãnh đạo của Đảng bộ trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác đại đoàn kết dân tộc một cách tài tình và xuất sắc, phối hợp chặt chẽ lực lượng tôn giáo, dân tộc và cách mạng trong các ngày của tháng Tư lịch sử để Đảng bộ và nhân dân Bạc Liêu giành lại chính quyền từ tay chính quyền Sài Gòn sớm hơn các tỉnh trong đồng bằng sông Cửu Long và không đổ thêm máu.

Những thắng lợi tạo đà cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975 góp phần kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta; đánh dấu bước phát triển tới đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, trong đó, nghệ thuật tạo sức mạnh về lực lượng và thế trận là những nét đặc sắc tiêu biểu.