ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-12-24 09:48:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Huỳnh Thị Vis Phương đam mê ca hát và giúp đỡ phụ nữ nghèo

Báo Cà Mau (CMO) “Ca hay, diễn giỏi vậy mà không chịu đi hát chuyên nghiệp, thiệt uổng hết biết”. Đó là lời nhận xét của khán giả dành cho Huỳnh Thị Vis Phương khi chị đoạt giải Nhì trong đêm chung kết xếp hạng Tiếng hát Phát thanh - Truyền hình giọng ca cải lương Giải Bông Tràm năm 2016. Trước đó, Vis Phương từng trúng tuyển vào Đoàn Cải lương Hương Tràm và nhận được nhiều giải thưởng ca hát khác, nhưng Vis Phương đành gác lại niềm đam mê của mình trong sự tiếc nuối của nhiều người.

Vis Phương cho biết, ngoài đam mê ca hát chị còn một đam mê mãnh liệt hơn nữa, đó là được giúp đỡ những chị em phụ nữ khó khăn vượt qua cái nghèo. Hiện Vis Phương là Chủ tịch Hội LHPN phường Tân Thành, TP Cà Mau.

Chị Huỳnh Thị Vis Phương luôn say mê luyện tập.Ảnh: MINH TẤN.

Đúng hẹn, Vis Phương từ cơ sở chạy về, trên khuôn mặt còn lấm tấm mồ hôi, chị cười thật tươi rồi nói như phân bua: "Anh thông cảm, mấy ngày nữa là tới 8/3 rồi, nên hổm rày phải đi cơ sở suốt. Mấy năm trước tổ chức trên phường không hà, đơn giản, gọn nhẹ lắm. Nhưng thấy tổ chức như vậy thì chỉ có mấy chị trong ban chấp hành dự thôi. Mỗi năm có một lần, làm như vậy thì thiệt thòi cho chị em còn lại quá nên năm nay tôi quyết định xuống từng khóm tổ chức. Cực thì cực thiệt, nhưng nhìn thấy chị em phấn khởi là mình cũng vui lây".

Với gương mặt đẹp và nụ cười phúc hậu, ít ai nghĩ chị là một người lãnh đạo hội đầy bản lĩnh, quyết tâm cao trong công việc. Sẵn sàng gác lại niềm đam mê của mình để làm việc có ích cho cộng đồng.

"Con nhà tông"

Sinh ra trong một gia đình có ba là nhạc công, nên hồi còn nhỏ, Vis Phương đã bộc lộ khả năng ca hát. Năm 10 tuổi, Vis Phương được ba cho theo mỗi khi ông đi đàn đám tiệc, nhờ vậy mà chỉ hơn một năm sau chị đã thuộc và ca vanh vách nhiều bài bản.

Vis Phương cho biết, lúc đó bữa nào hát được khen là mừng lắm vì chắc chắn lần sau ba sẽ cho đi nữa. Có lần trong xóm có đám cưới, thấy ba đi đàn mà không có chị đi theo, mấy người trong xóm chạy tới nhà kêu. Lúc đó đã khuya, đang ngủ say, nhưng nghe nói đi hát là chị lồm cồm ngồi dậy chạy một mạch tới đám, hát ngon lành làm ai cũng ngạc nhiên. Ai đó còn nói: "Con nhỏ này “máu” dữ thiệt, lớn lên thế nào cũng làm nghệ sĩ".

Chị bồi hồi nhớ lại: Hồi mới đi theo ba có biết nhịp nhàng gì đâu, nên mỗi lần trước khi hát là ba chị dặn: Con cứ hát thoải mái, nhưng khi dứt câu thì chờ khi nào ba nháy nháy mắt thì hả vô nghen. Vậy là chị cứ vô tư hát kiểu đó mà chưa bị ai phát hiện.
Đam mê ca hát từ nhỏ là vậy nhưng chị tự nhận mình không có duyên với sân khấu chuyên nghiệp. Năm chị đang học lớp 10, Đoàn Cải lương Hương Tràm thông báo tuyển diễn viên, được bạn bè trong lớp khuyến khích nên chị làm liều lén cha mẹ đi thi. Thi cho vui vậy mà ai dè trúng thiệt.

Hay tin chị thi đậu, ba chị nói thẳng thừng: "Con chọn nghề nào cũng được, ba mẹ không cấm cản, nhưng phải học hết phổ thông mới được (vì theo quy định khi vào đoàn phải nghỉ học phổ thông chuyển qua học bổ túc ban đêm)".

Nghe cha mẹ phân tích thấy đúng nên chị đành gác lại niềm đam mê ca hát, dành thời gian tập trung cho chuyện học hành và ấp ủ ước mơ tốt nghiệp phổ thông sẽ thi vào trường sân khấu cải lương.

Lối rẽ và cái duyên

Nhưng một lần nữa cái duyên với sân khấu cải lương vẫn chưa chịu mỉm cười với chị. Tốt nghiệp cấp ba, gia đình quá khó khăn không có tiền cho chị đi thi đại học. Vậy là đành gác lại ước mơ một lần nữa.

Chị nói, trong cái rủi cũng có cái may. Trong lúc chưa biết phải làm gì thì thành phố có chủ trương tách phường nên chị xin vào làm ở văn phòng uỷ ban phường, dự định chỉ làm một vài năm đợi gia đình ổn định rồi sẽ thi vào trường sân khấu.

Một năm sau, chị chuyển qua công tác Đoàn, rồi chuyển qua hội phụ nữ. Về đây, chị thấy công việc rất phù hợp, mỗi khi giúp ai thoát được nghèo là chị rất vui. Từ đó, chị không còn ý định thi vào trường sân khấu mà ra sức phấn đấu, học hỏi thêm kinh nghiệm của người đi trước để làm tốt công việc hiện tại. Từ khả năng và sự nhiệt tình không mệt mỏi, ít lâu sau đó chị được bầu làm Phó chủ tịch Hội. Công việc ngày càng quấn lấy chị. Một năm sau chị tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN phường Tân Thành.

Công việc nhiều như vậy, nhưng hơn 15 năm qua, niềm đam mê ca hát vẫn còn nguyên vẹn trong lòng chị như ngày nào. Với chị, công tác phụ nữ và ca hát vẫn song hành và hỗ trợ nhau.

Nhờ sắp xếp thời gian hợp lý nên nhiều năm qua chị vẫn là cộng tác viên đắc lực của Trung tâm Văn hoá TP Cà Mau, Trung tâm Văn hoá tỉnh, thành viên câu lạc bộ đờn ca tài tử, thường xuyên được Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau mời tham gia các chương trình đờn ca tài tử. Chị cũng nhận được rất nhiều giải thưởng ca hát của tỉnh nhà. Đặc biệt, năm vừa rồi chị nhận giải Nhì cuộc thi Tiếng hát Phát thanh - Truyền hình giọng ca cải lương Giải Bông Tràm và giải Diễn viên xuất sắc.

Khi được hỏi công việc hiện nay đã ổn rồi, chị có còn ý định đi thi vào trường sân khấu cải lương nữa không? Chị nở nụ cười hiền: "Hội phụ nữ bây giờ là máu thịt, là cuộc sống, là tình yêu thật sự của tôi rồi, làm sao mà bỏ được. Hiện tại tôi cũng đang theo học lớp Đại học Luật, trước tiên là bổ sung kiến thức, sau là để hỗ trợ công việc hiện tại. Tôi vẫn còn một ước mơ, là trong vài năm tới phường tôi không còn phụ nữ nghèo, lúc đó niềm vui của tôi mới được trọn vẹn...".

Khởi Huỳnh

Không gian nuôi dưỡng đam mê

Trong hành trình trưởng thành của mỗi học sinh, trường học không chỉ là nơi cung cấp tri thức, mà còn là môi trường nuôi dưỡng đam mê và khám phá khả năng sáng tạo. Tại Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), Câu lạc bộ (CLB) Truyền thông trở thành động lực mạnh mẽ, tiếp sức cho khát vọng tuổi trẻ vươn xa.

Cô giáo “tài tử”

Tiết Ngữ văn của Lớp 12X1, Trường THPT Võ Thị Hồng (huyện Trần Văn Thời) do cô giáo Huỳnh Sơn Ca (sinh năm 1989) đứng lớp, bất ngờ đón đoàn khách từ Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau. Ðiểm dừng chân đặc biệt trong chuyến thực tế sáng tác tại huyện Trần Văn Thời đã gieo vào lòng nhiều văn nghệ sĩ xúc cảm đẹp, khi trên bục giảng, cô giáo trẻ say sưa ca bài “Vầng trăng tri kỷ” theo điệu Liên Nam của tác giả Minh Ðăng để khởi động, dẫn dắt học sinh vào bài giảng “Những thế giới của thơ”.

Giữ khoảnh khắc đẹp quê lúa

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Phục Anh sinh năm 1977, quê tỉnh Thanh Hoá. Tốt nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội, hiện NSNA Nguyễn Phục Anh sinh sống và kinh doanh tại phố Diêm Ðiền, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình.

Nàng Kiều "Dưới bóng giai nhân" có gì mới?

“Dưới bóng giai nhân" là một trong những vở diễn lớn của Sân khấu Idecaf từ sau dịch Covid-19. Vở diễn có sự góp mặt của hơn 50 nghệ sĩ, hơn 200 bộ trang phục cổ trang cùng nhiều cảnh trí hoành tráng. Những tên tuổi nổi tiếng từng gắn bó với Sân khấu Idecaf như: Thanh Thuỷ, Mỹ Duyên, Ðại Nghĩa, Ðình Toàn, Bạch Long... gần như từ chối hết các lịch chạy show để góp mặt trong vở diễn, dù là vai nhỏ nhất.

Lung linh Giáng sinh sớm

Dù chưa đến Giáng sinh nhưng không khí mùa lễ hội cuối năm dường như đã len lỏi nhiều nơi. Thời điểm cuối năm nay, nhiệt độ ở Cà Mau giảm, không khí lành lạnh, dễ chịu hơn. Ðây cũng là lúc những quán cà phê, trung tâm thương mại tận dụng “sự chiều lòng” của thời khắc chuyển mùa, đầu tư cảnh trí, tạo không gian Giáng sinh sớm cho người dân tham quan và vui chơi.

Bế mạc Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Cà Mau lần VIII, năm 2024

Có 50 giải được trao cho các tập thể và cá nhân tại Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ lần thứ VIII, năm 2024. Trong đó, 2 giải A tập thể thuộc về Đội Đờn ca tài tử Đầm Dơi 2 và Đội Đờn ca tài tử huyện U Minh.

Cùng Hải Phòng bừng sáng miền di sản

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Ðỗ Trọng Luân từ nhỏ thường được theo cha đi chụp ảnh, hơn ai hết, anh cảm nhận rõ niềm đam mê của thân phụ. Nối bước theo cha, anh đi nhiều nơi, chụp nhiều, đặc biệt về đất và người Hải Phòng quê hương.

"Tha" đồn giặc

Trăng mờ, bấc liu riu, một già một trẻ, chú Năm (Trung đoàn trưởng) cao gầy, cảm giác già nua, tôi thoăn thoắt như chú sóc non chuyền cành.

Lần đầu tôi đi coi hát

Xóm tôi cách thị trấn Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, chừng hơn 5 cây số. Hồi đó, Rau Dừa là thị trấn sung túc, sầm uất chẳng kém gì thị trấn Cái Nước. Hằng năm, mỗi khi mùa khô đến, gánh hát các nơi thường hay về đây lưu diễn, nhiều lần nhất là gánh hát Hương Tràm.

Khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Cà Mau lần thứ VIII năm 2024

Tối nay (5/12), trên quê hương Đầm Dơi anh hùng, giàu truyền thống cách mạng đã diễn khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ tỉnh Cà Mau lần thứ VIII năm 2024. Đây là một trong chuỗi hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của tỉnh, đặc biệt là kỷ niệm 40 năm ngày tái lập huyện Đầm Dơi (17/12/1984-17/12/2024).