ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 10:14:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kẻ “biết tuốt”

Báo Cà Mau Trong thời đại công nghệ mới, khi cần biết một thông tin gì thì cứ như là thói quen, khá nhiều người sẽ tìm đến "Ngài biết tuốt", nghĩa là tìm đến các phương tiện tra cứu thông tin trên mạng như Google, Yahoo, Wikipedia... từ cách muối cà, muối dưa sao cho ngon đến cách dưỡng da, tập yoga, cách chữa bệnh, kể cả "bí quyết" gia truyền cũng xuất hiện nhan nhản (dù chưa biết có thực sự hiệu nghiệm hay không), chỉ cần chiếc điện thoại thông minh hoặc một máy tính có nối mạng là người ta có thể nhờ vào "Ngài biết tuốt" để trở thành "biết tuốt".

Trong thời đại công nghệ mới, khi cần biết một thông tin gì thì cứ như là thói quen, khá nhiều người sẽ tìm đến "Ngài biết tuốt", nghĩa là tìm đến các phương tiện tra cứu thông tin trên mạng như Google, Yahoo, Wikipedia... từ cách muối cà, muối dưa sao cho ngon đến cách dưỡng da, tập yoga, cách chữa bệnh, kể cả "bí quyết" gia truyền cũng xuất hiện nhan nhản (dù chưa biết có thực sự hiệu nghiệm hay không), chỉ cần chiếc điện thoại thông minh hoặc một máy tính có nối mạng là người ta có thể nhờ vào "Ngài biết tuốt" để trở thành "biết tuốt".

Một số người nhờ vậy mà trở thành giỏi giang hơn với bếp núc, thêu thùa, viết thư pháp... và có khi chữa được một số bệnh thông thường nhờ "mẹo" của những công dân toàn cầu trên internet hướng dẫn. Thậm chí, có nhiều đứa trẻ mới 8-9 tuổi đầu thông thạo với việc lướt net, tự tìm mọi thông tin mình cần mà không nhờ đến sự trợ giúp của cha mẹ, từ bài vở, trường lớp, địa điểm ăn uống, game online... Và trên thực tế, có những đứa trẻ không còn cần đến cha mẹ, thậm chí khi cha mẹ cần đến thông tin từ internet thì phải nhờ cậy đến con tìm giúp.

Tuổi teen và lứa tuổi lớn hơn càng không "hỏi han" cha mẹ về bất cứ điều gì mà chỉ lên mạng tự tìm hiểu về mọi thứ, một số được cha mẹ định hướng, một số thì "được" tự do tung hoành trên thế giới thông tin muôn hình, vạn trạng... và không phải điều gì cũng phù hợp với lứa tuổi, kể cả với người lớn.

Và dường như một phần do "Ngài biết tuốt" đã khiến cho sự giao tiếp trong đời thực, ít ra là những câu hỏi về bí quyết này nọ, giản đơn như hỏi chị, hỏi mẹ sao nấu được món chè ngon với vị béo, vị ngọt thấm vào từng hạt đậu, lát khoai, cách pha nước chấm sao cho tròn vị, đậm đà... Mà nói chi đâu cho xa, chỉ cần dạo một vòng các quán nước, quán ăn... sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh một nhóm người (là bạn bè, người thân cùng gia đình...) tuy ngồi cùng bàn nhưng ai cũng cúi mặt chăm chú nhìn vào điện thoại "riêng một góc trời" với thế giới mạng đâu đó tít ngoài kia.

Hoặc không hiếm các bậc cha mẹ giờ biết con mình đang ở đâu, ăn gì, đi với ai... toàn nhờ vào facebook. Các bậc phụ huynh ấy dù sao vẫn còn may mắn khi vẫn còn "được" con cái chịu "kết bạn" trên mạng xã hội, chứ một số đứa con đã "chặn" ba mẹ trên các mạng xã hội hoặc nếu "bị" cha mẹ gây áp lực về điều đó, chúng "sẵn sàng" chịu kết bạn nhưng lại đưa cha mẹ vào nhóm "bị hạn chế" - nghĩa là bị giới hạn hoặc không xem được những thông tin mà chúng chia sẻ, trao đổi với bạn bè cùng trang lứa.

Thế là ông bà, cha mẹ không còn là "người biết tuốt" trong mắt con trẻ, đáng buồn là điều ấy diễn ra khi những đứa con còn chưa kịp lớn, chưa kịp nghe hết những lời mẹ thủ thỉ nói về những điều mẹ được ngoại dạy năm xưa, ba còn chưa kịp "truyền bí quyết" các trò chơi thuở ấu thơ cho con, ông bà mất dần cơ hội được tỉ tê trò chuyện cùng đàn cháu về chuyện xưa, chuyện nay. Kết quả, cảnh cả nhà ngồi bên nhau nhưng mạnh ai nấy lướt web, chúi đầu vào màn hình điện thoại không còn là cảnh tượng xa lạ nữa. Hoặc như khi nấu ăn, đứa con gái trong nhà vừa chăm chú xem hướng dẫn trên internet, vừa thực hành ngay tại bếp, đứa con trai sửa xe đạp, xe gắn máy nhờ các clip hướng dẫn trực tuyến... chứ không cần mở miệng hỏi "mẹ ơi, cha à..." như trước kia.

Cảm giác thật lạ lùng khi con người ta có thể kết nối với cả thế giới rộng lớn bên ngoài kia nhưng lại không dành thời gian nhiều hơn cho nhau để có thể chạm tay, nhìn vào mắt nhau, cùng thủ thỉ chia sẻ những vui, buồn với người đang ở rất gần, rất gần ngay bên cạnh...

Ðoàn Ngọc

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Nghệ sĩ Kim Hiền và hành trình trở lại trường thi: "Bám chữ để vượt qua chính mình"

Sáng 27/6, trong không khí nghiêm túc của ngày thi thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (Phường 9, TP Cà Mau), một “thí sinh đặc biệt” lặng lẽ đến trường thi từ rất sớm. Đó là Trần Kim Hiền (Nghệ sĩ Kim Hiền, Đoàn Cải lương Hương Tràm, sinh năm 1984), học viên lớp 12B2, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau.

Làm mới dân ca, đồng dao bằng lời rap

Mùa hè năm nay, phim hoạt hình “Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu” ra rạp không chỉ mang đến bất ngờ về nội dung mà còn ấn tượng với phần nhạc. Bài hát chủ đề trong phim là bản mash-up đầy cảm xúc. Ca khúc sử dụng ba làn điệu dân gian quen thuộc: Lý cây đa, Ði cấy và đồng dao Dung dăng dung dẻ.

Buổi đầu làm báo ảnh

Báo ảnh Ðất Mũi trải qua nhiều thời kỳ, nhờ công lao của rất nhiều người. Nhắc chuyện làm báo ảnh thời gian khó không chỉ để thế hệ làm báo trẻ sau này hiểu, mà còn nhằm trân trọng ghi ơn lớp cha chú đi trước đã từng dốc sức đóng góp cho Báo ảnh Ðất Mũi hình thành, phát triển, trở thành dấu ấn đẹp của báo chí địa phương.

Cơn gió thổi mát hồn người

Chương trình Nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 -21/06/2025) do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức, diễn ra vào tối 19/6 tại Công viên Văn hóa Hùng Vương đã trở thành một dấu ấn đẹp đối với người làm báo tỉnh nhà lẫn công chúng.

Những người làm báo “đặc biệt”

Phóng viên mảng văn hoá nghệ thuật (VHNT), MC dẫn các chương trình truyền hình, phát thanh... được xem là những người làm báo “đặc biệt”, vì nội dung và lĩnh vực phụ trách khá đặc thù, cũng như có cách tác nghiệp riêng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Sẽ viết tiếp những câu chuyện hoà bình

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã đạt tổng 3,1 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube Short, Facebook, Instagram; lan toả đến cộng đồng, xã hội nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước.