ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 5-5-25 10:24:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kẻng trường

Báo Cà Mau Tôi vào lớp 1. Ngôi trường tiểu học dành cho dân tạm cư, khá khang trang nếu đem so theo thời chiến nhưng không có trống. Giờ giấc sinh hoạt vào ra được “hiệu lệnh” bằng một chiếc kẻng. Kẻng là thanh tà vẹt đường ray xe lửa, đầu khoét lỗ, cột treo tòng teng lên cành phượng cổ thụ. Dùi kẻng bằng thanh sắt vuông nặng trịch tháo từ đầu tấm ri sắt Mỹ, gõ kêu rất khiếp.

Tôi vào lớp 1. Ngôi trường tiểu học dành cho dân tạm cư, khá khang trang nếu đem so theo thời chiến nhưng không có trống. Giờ giấc sinh hoạt vào ra được “hiệu lệnh” bằng một chiếc kẻng. Kẻng là thanh tà vẹt đường ray xe lửa, đầu khoét lỗ, cột treo tòng teng lên cành phượng cổ thụ. Dùi kẻng bằng thanh sắt vuông nặng trịch tháo từ đầu tấm ri sắt Mỹ, gõ kêu rất khiếp.

Keng keng, keng keng, tiếng kẻng trường vang vang mỗi sáng mỗi chiều, vọng từ đầu làng trên chí xóm dưới. Kẻng rao gọi đến trường. Kẻng báo vào học, ra chơi. Và “hay ho” nhứt luôn là hồi kẻng dài báo tan buổi học, nghe nhẹ nhõm cứ như… tiếng thở phào!

Tiếng kẻng đã trở thành âm thanh đầu tiên “mặc định” cho tôi không khí lớp trường. Vậy nhưng, trong những bài tập đọc vỡ lòng của tuổi thơ, nội dung trong sách lại toàn nói về… tiếng trống! Tùng tùng tùng, trống nhắc chúng em vào lớp. Tùng tùng, đã đến giờ ra chơi và vân vân. Ðem chuyện này thắc mắc cùng cô giáo, cô cũng “bó tay” không biết giải thích sao. Cố gắng lắm cũng chỉ đến nước (miễn cưỡng) động viên lũ trò: tại trường mình… nghèo, không có trống nên phải dùng kẻng thay. Thôi, các em cố chịu khó hình dung: tiếng trống tùng tùng thì cũng hệt như tiếng kẻng keng keng…

Quả là một ý tưởng “thử thách”.

Tôi đã cố hết sức “đồng bộ” 2 cái âm thanh “tùng tùng, keng keng” sao cho nghe tiếng này hình dung ra được tiếng kia, nhưng thất bại. Cái thất bại đầu tiên tôi vấp phải trên cuộc hành trình chữ nghĩa. Thất bại tuyệt đối, bởi gần như suốt những năm thơ ấu, cho dù không ít lần làm tập làm văn tả cái trống (“copy” từ văn mẫu) âm thanh ký ức thực sự trong tôi vẫn chỉ độc nhất tiếng keng keng của chiếc kẻng trường...

Lên trung học, đất nước thời bao cấp, thắt lưng buộc bụng từ A tới Z. Cái trống vẫn là thứ “xa xỉ phẩm” mà không phải trường nào cũng có gan mua. Vào học, ra chơi lại là tiếng kẻng muôn năm. Lần này, kẻng là cái bình chữa lửa (hay bình đựng oxy phế thải gì đó). Nặng trịch, cao nghễu, phải dăm người khiêng mới treo nổi lên đà ngang của hiện trường. Bình chữa lửa kín bụng, rỗng lòng, đánh nghe vang, hay hơn thanh tà vẹt đường ray. Không phải “keng keng” mà là “koong koong”, nghe gần giống tiếng chuông.

 Lũ học trò mê cái kẻng, đứa nào cũng theo “lo lót” bác bảo vệ hòng mong được… đánh kẻng thay! Nắm thóp lũ nhỏ, bác bảo vệ tốt bụng có sáng kiến đem biến luôn món đánh kẻng trường thành… quà tặng cho gương “người tốt việc tốt”. Không ít “con ngựa chứng” do mê đánh kẻng mà giảm hẳn “chứng”; chấp nhận tu dưỡng để được phần thưởng mỗi sáng, mỗi chiều cầm dùi kẻng khoái trá mà nện koong koong vô cái bình chữa lửa đu đưa - trong khi bác bảo vệ đứng “giám sát” gật gù vuốt râu, nheo mắt cười khà…

Ký ức kẻng cứ ngân nga, duyên nợ cùng đời học sinh tôi - như tiếng nhạc nền quen thuộc hoá thân thương suốt những tháng năm dài trên hành trình đi tìm con chữ.

Năm cuối cùng của cấp 3, kẻng trường tôi, rốt cuộc, cũng được thay bằng cái trống. Ðã muộn. Hành trang lớp trường tôi mang theo không còn chỗ cho tiếng trống. Duy nhất là những thanh âm “keng keng koong koong” của kẻng gắn với từng kỷ niệm tựu trường hoặc tan trường.

Mà lạ, thi thoảng giờ đây trong những giấc mơ lội ngược dòng ký ức, tôi lại nghe tiếng trống trường của năm cuối cấp cũng thành ra… tiếng kẻng: keng keng, keng keng…

Y Nguyên

Bản hùng ca thống nhất

Hoà chung không khí cả nước mừng dấu mốc lịch sử trọng đại: Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hoá tỉnh phối hợp Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin các huyện, TP Cà Mau và xã, thị trấn tổ chức biểu diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca thống nhất”.

Chương trình nghệ thuật "Vang mãi bản hùng ca thống nhất"

Với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca thống nhất”, tối 25/4, tại Khu dân cư Minh Thắng (Phường 9, TP Cà Mau), tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Giao thoa văn hoá 3 dân tộc

Trong quá trình gần 300 năm, đồng bào 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer đã cùng nhau cộng cư trên mảnh đất Cà Mau với tinh thần đoàn kết, tương trợ cùng nhau phát triển. Mặc dù mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, nhưng trải qua cuộc sống xen cư với nhau từ bao đời nay đã tạo nên sự giao thoa, gắn kết hài hoà, tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo, đa sắc của xứ sở Cà Mau.

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên năm 2025: Huyện Trần Văn Thời đoạt giải Nhất toàn đoàn

Trong 2 ngày (19 và 20/4/2024), Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên với chủ đề “Bài ca thống nhất” năm 2025.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.