ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 02:35:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kết nối giao thông đường bộ: Cơ hội cho Ngọc Hiển vươn mình

Báo Cà Mau Là huyện vùng xa của tỉnh Cà Mau, Ngọc Hiển có 3 mặt giáp biển, là điều kiện thuận lợi cho đánh bắt cũng như nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, Ngọc Hiển còn có những điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Song, giao thông cách trở chính là rào cản Ngọc Hiển phát huy tiềm năng kinh tế đa dạng ở địa phương.

Là huyện vùng xa của tỉnh Cà Mau, Ngọc Hiển có 3 mặt giáp biển, là điều kiện thuận lợi cho đánh bắt cũng như nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, Ngọc Hiển còn có những điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Song, giao thông cách trở chính là rào cản Ngọc Hiển phát huy tiềm năng kinh tế đa dạng ở địa phương.

Từ yêu cầu bức bách về giao thông đường bộ, nên công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Ngọc Hiển. Và sau 10 năm tái lập (chia tách từ huyện Năm Căn vào năm 2004), cuối năm 2013, tuyến đường có chiều dài 17 km nối từ trung tâm huyện Ngọc Hiển đến thị trấn Năm Căn đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Ðây là tuyến đường bộ đầu tiên của huyện được kết nối với Quốc lộ 1, thể hiện sự quyết tâm của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, cùng chung sức làm thay đổi diện mạo của vùng đất cực Nam Tổ quốc.

Xây dựng giao thông nông thôn

Đường ô-tô về thị trấn Rạch Gốc.

Do 3 mặt giáp biển và bị chia cắt bởi con sông Cửa Lớn nên Ngọc Hiển biệt lập như một hòn đảo. Lâu nay, việc đi lại, giao thương hàng hoá ở địa phương chủ yếu bằng đường thuỷ. Thời điểm mới tái lập, toàn huyện chỉ có 42 km đường bê-tông và khoảng 227 km đường đất đen.

Sau 10 năm nỗ lực của các cấp chính quyền và sự đồng thuận của Nhân dân, đến thời điểm này, trên địa bàn toàn huyện có hơn 92 km đường ô-tô về các xã: Tam Giang Tây, Tân Ân Tây, Viên An Ðông, Viên An và thị trấn Rạch Gốc. Bên cạnh đó, huyện cũng đã vận dụng mọi nguồn và huy động Nhân dân xây dựng trên 149 km lộ bê-tông, gần 180 km lộ đất đen, 175 cây cầu cơ bản. Tổng kinh phí đầu tư cho các công trình này trên 420 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc cho biết: “Phát triển giao thông nông thôn (GTNT) ở Ngọc Hiển gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất là nền đất yếu, thường bị sụp lún theo thời gian thuỷ triều lên, xuống. Kế đến là công tác giải phóng mặt bằng vì các tuyến lộ xây dựng phải đi ngang qua vuông tôm, chi phí đầu tư rất tốn kém, mà vận động người dân di dời cống xổ nước cũng như xây dựng cống mới đạt yêu cầu theo cấp lộ cũng không dễ vì điều kiện kinh tế mỗi hộ khác nhau. Hơn hết là nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình GTNT ở huyện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương”.

Hiện tại, một mặt huyện tập trung công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia xây dựng GTNT; mặt khác, tăng cường công tác xã hội hoá để xây dựng các công trình dân sinh ở địa phương. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư những tuyến đường trọng điểm đấu nối với các trục đường chính, vì hiện nay không chỉ có tuyến đường ô-tô từ trung tâm huyện về thị trấn Năm Căn, mà tuyến đường Hồ Chí Minh cũng đang trong giai đoạn hoàn thành.

Gắn với phát triển kinh tế - xã hội

Theo ông Trần Hoàng Lạc, đi lại bằng đường thuỷ không chỉ mất nhiều thời gian, mà việc kêu gọi đầu tư cũng không dễ do vận chuyển tốn kém chi phí. Vì vậy, kết nối giao thông đường bộ đã mở ra cơ hội cho Ngọc Hiển phát huy thế mạnh về tiềm năng kinh tế biển, kéo theo đó là các dịch vụ hậu cần nghề cá và giải quyết lao động tại chỗ.

Ông Từ Văn Toàn, chủ Doanh nghiệp tư nhân Chí Toàn, chuyên kinh doanh gỗ xây dựng (thị trấn Rạch Gốc), cho hay, mỗi năm doanh nghiệp Chí Toàn vận chuyển bình quân 40 chuyến hàng. Hơn 1 năm có đường bộ, thời gian vận chuyển nhanh hơn, chi phí vận chuyển giảm khoảng 50%/chuyến.

Thế nên, huyện đang triển khai thực hiện các dự án cụm, khu tiểu thủ công nghiệp để sớm hình thành các khu sản xuất, chế biến, du lịch tại chỗ. Trong điều kiện còn thiếu vốn, để xây dựng các công trình GTNT, huyện sẽ tập trung đấu nối các tuyến giao thông liên hoàn trên các trục đường chính đã có để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi lại, giao lưu hàng hoá trên tuyến và trong vùng.

Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc Lưu Văn Thọ cho biết: “Tuy hạ tầng giao thông trên địa bàn thị trấn vẫn còn rất bề bộn, nhưng từ khi huyện đấu nối đường bộ với thị trấn Năm Căn, chợ Rạch Gốc xôm tụ hơn hẳn. Nhiều chủng loại hàng hoá hơn, những xe bán thực phẩm tươi sống cơ động đến thị trấn nhiều hơn nên giá cả cũng có sự cạnh tranh theo hướng có lợi cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuỷ sản, dịch vụ nông nghiệp cũng phấn khởi vì rút ngắn được thời gian vận chuyển, giảm chi phí đầu tư”.

Kết nối giao thông đường bộ sẽ mở ra nhiều cơ hội để Ngọc Hiển khơi dậy tiềm năng kinh tế và phát triển văn hoá, xã hội. Niềm tin về một thành phố biển trong tương lai đang dần hiện thực./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Liên kết hữu ích

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.